Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Dấu hiệu ít người biết ở chân khi ngủ dậy có thể cảnh báo bệnh tim; Vì sao người bệnh tiểu đường cần chú ý hơn việc uống nước?; Nước tiểu sẫm màu sau tập gym, khi nào là dấu hiệu nguy hiểm?…
Bác sĩ: Dấu hiệu khi đi bộ cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm
Trong bài viết này, chuyên gia sẽ tiết lộ một dấu hiệu ở chân trong khi đi bộ cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm.
Cholesterol cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi cao đến mức nguy hiểm.
Tiến sĩ Kunal Patel, bác sĩ chuyên gia tim mạch tại Viện Tim mạch NJ (Mỹ), cảnh báo về một biến chứng của cholesterol cao nguy hiểm xảy ra ở chân.
Bác sĩ Patel lưu ý, đôi chân cách khá xa tim nhưng chúng cũng có nguy cơ bị biến chứng do cholesterol cao.
Đó là bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này xảy ra khi quá nhiều cholesterol tích tụ trong mạch máu làm hẹp các động mạch ở chân.
Các triệu chứng có thể là tê và ngứa ran ở chân hoặc bàn chân. Mất cảm giác có thể làm tăng nguy cơ bị loét và vết thương chậm lành.
Một triệu chứng thường gặp khác khi có quá nhiều cholesterol là đau nhức chân, đặc biệt là khi đi bộ, và thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi vài phút. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.10.
Dấu hiệu ít người biết ở chân khi ngủ dậy có thể cảnh báo bệnh tim
Khi thức dậy vào buổi sáng, có một dấu hiệu cảnh báo mà bạn không nên bỏ qua: Đó là mắt cá chân bị sưng phù.
Bệnh tim thường phát triển theo thời gian và có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu của bệnh tim là sưng phù mắt cá chân.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), khi tim bị suy, nó không thể bơm máu đi khắp cơ thể một cách bình thường, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở những nơi khác trong cơ thể, đặc biệt là ở chân và mắt cá chân, gây sưng phù.
NHS cho biết sưng phù chân có thể xuất hiện vào buổi sáng, nhưng thường dần sẽ trở nên trầm trọng hơn vào cuối ngày.
Một số bệnh về tim dần dần khiến tim trở nên yếu hoặc cứng để có thể bơm máu và bơm máu đúng cách. Những tình trạng này bao gồm các động mạch bị thu hẹp ở tim và huyết áp cao. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 1.10.
Vì sao người bệnh tiểu đường cần chú ý hơn việc uống nước?
Khi nói đến những yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết, ít ai nghĩ đến việc uống nước. Nhưng uống đủ nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chuyên gia dinh dưỡng Esther Tambe, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Esther Tambe Nutrition (Mỹ), cho biết mất nước ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết.
Mất nước xảy ra khi một người uống không đủ lượng nước mà cơ thể cần. Vì vậy, uống ít nước hoặc uống không đủ nước là điều không tốt đối với người bệnh tiểu đường.
Có một số lý do: Mất nước khiến máu cô đặc hơn và có thể làm thay đổi các hoóc môn liên quan đến kiểm soát lượng đường trong máu.
Chuyên gia Esther Tambe lưu ý rằng, ngoài insulin, một loại hoóc môn có vai trò điều hòa huyết áp và cân bằng thẩm thấu là vasopressin. Tình trạng cấp nước của cơ thể ảnh hưởng đến việc tiết ra hoóc môn này. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Diabetes Care cho thấy vasopressin cũng đóng vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!