UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định số 1430/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận 1 tỷ đồng từ dự án Nâng cao năng lực và phát triển tổ chức cho Hội Người khuyết tật thành phố Đà Nẵng do Tổ chức Dansk Handicap Forbund (DHF-Đan Mạch) tài trợ.
Được triển khai thực hiện từ tháng 7/2024 đến tháng 12/2026, dự án do Tổ chức Dansk Handicap Forbund (DHF-Đan Mạch) tài trợ cho Hội Người khuyết tật thành phố Đà Nẵng với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực trong lãnh đạo và quản lý tổ chức được tăng cường và duy trì bền vững bên cạnh sự phát triển tổ chức một cách toàn diện với những điểm nhấn vào truyền thông, minh bạch, kế hoạch chiến lược và tính bền vững.
Dự án do Tổ chức Dansk Handicap Forbund tài trợ với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực trong lãnh đạo và quản lý tổ chức Hội – (Ảnh: Fanpage dpodanang). |
Cũng thông qua dự án này, năng lực vận động chính sách của các tổ chức được nâng cao, hiểu biết của hội viên về luật pháp chính sách và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật được tăng cường hướng tới nâng cao điều kiện sống của người khuyết tật. Các hoạt động đáp ứng nhu cầu và các dịch vụ xã hội cho hội viên được thực hiện tạo sự liên kết giữa tổ chức và hội viên.
Dự án cũng hướng đến nâng cao năng lực cho lãnh đạo và nhân viên cấp thành phố và cấp huyện trong việc lập kế hoạch, quản lý tổ chức, và quản lý dự án dựa trên vai trò và nhiệm vụ được phân công.
Công tác truyền thông được đẩy mạnh và đưa vào trong kế hoạch tổng thể của tổ chức nhằm thúc đẩy sự minh bạch và dân chủ của tổ chức, cơ hội bình đẳng, truyền thông 2 chiều giữa tổ chức và các thành viên, thực hiện hiệu quả kế hoạch.
Hội viên được cập nhật về các chính sách và luật pháp dành liên quan, đến người khuyết tật làm nền tảng cho đối thoại chính sách và tư vấn pháp lý. Tiếng nói chung của người khuyết tật góp phần vào việc xây dựng, sửa đổi luật pháp, chính sách về người khuyết tật và các sự kiện chính trị khác.
Cũng như các kế hoạch vận động chính sách được xây dựng và thực hiện, bao gồm các lĩnh vực như tiếp cận chính sách xã hội, Giấy xác nhận mức độ khuyết tật và các dịch vụ xã hội khác. Tăng cường sự tham gia của hội viên thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, các sáng kiến tiếp cận, và các dịch vụ xã hội khác, có chú trọng thích đáng đến các nhóm người khuyết tật nặng, thanh niên, phụ nữ và người điếc.
Qua đó, xây dựng chiến lược, kế hoạch hằng năm, hệ thống quản lý và giám sát đánh giá được xây dựng và thực hiện cho DPOs (Disabled Person Organization – Các Tổ chức của người khuyết tật) cấp thành phố và cấp huyện để đảm bảo tính minh bạch và sự phát triển chung của tổ chức.
Nguồn: https://thoidai.com.vn/dhf-dan-mach-ho-tro-da-nang-nang-cao-nang-luc-va-phat-trien-to-chuc-cho-hoi-nguoi-khuyet-tat-201900.html