Trợ giúp


Powered by Techcity

Tượng Di Lặc trên núi Bà Đen mang hồn cốt của An Nam tứ đại khí

“Thiêng hoá” thêm ngọn núi thiêng

Núi Bà Đen được biết đến là một trong số ít các huyệt đạo thiêng nhất của nước Việt Nam, đặc biệt nơi đây gắn liền huyền tích về Linh Sơn Thánh Mẫu – một tượng đài trong đời sống tín ngưỡng của người dân Nam bộ.

Trong Gia Định thành thông chí – một sử liệu quan trọng về Nam bộ thời nhà Nguyễn của Trịnh Hoài Đức viết vào đầu thế kỷ XIX, núi Bà Đen được mô tả như sau: “Giữa đất đồng bằng nổi lên ngọn núi Bà Đinh (Bà Đen), ngày đẹp trời, từ Sài Gòn có thể thấy ngọn núi này mờ mờ hiện ra trong mây mù. Tương truyền đây là ngọn núi thiêng, có chuông vàng ẩn hiện trong hồ, đêm trăng, có thuyền rồng bơi lượn múa hát du dương…”. Theo đó, núi Bà Đen được coi là ngọn núi thiêng, ngọn núi chính trấn thành Gia Định (tức Sài Gòn), giống như núi Tản Viên ở Thăng Long hay núi Ngự Bình ở cố đô Huế.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Lâm Biền, vốn dĩ giữa cánh đồng mênh mông nổi lên ngọn núi đơn côi một mình, thì bao giờ núi ấy cũng thiêng: “Đây chính là ngọn núi hút sinh lực của trời cha xuống cho lòng đất để cho muôn loài sinh sôi. Đó cũng chính là một trục vũ trụ nối trời với đất để thúc đẩy cho hạnh phúc được tràn đầy trong tất cả mọi nhà, mọi nơi”.

tuong di lac tren nui ba den mang hon cot cua an nam tu dai khi hinh 1

Vậy, giữa ngọn núi thiêng ngàn năm này, sự an vị của tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lưng tựa vào núi, mắt hướng ra vùng đồng bằng trù phú cùng nụ cười hoan hỉ có ý nghĩa như thế nào?

Nhiều chuyên gia văn hoá tin rằng, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát đã góp phần thêm “thiêng hóa” thêm cho ngọn núi vốn linh thiêng, và nói lên ước vọng của con người hướng đến niềm vui và an lạc.

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền, đá bao giờ cũng truyền tải sự linh thiêng, vì vậy sự tồn tại của tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch đặc biệt phù hợp với vùng biên giới này, tự thân nó đã toát lên ý nghĩa thiêng liêng. “Tôn tượng chính là hiện thực hoá cho ước mơ về vùng đất yên hòa, bình an, và để lòng người hướng đến tâm trong sáng, đẹp đẽ” – Giáo sư nói.

tuong di lac tren nui ba den mang hon cot cua an nam tu dai khi hinh 2

An vị trên độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được tạo tác ở tư thế ngồi tựa lưng vào núi, cổ đeo Phật châu, bàn tay thủ ấn, khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ và ánh mắt từ ái. Giáo sư Trần Lâm Biền cũng cho biết, tượng Di Lặc trên núi Bà Đen đã phục dựng được hình tượng Phật Di Lặc tại Chùa Quỳnh Lâm từ thời Lý Trần – một trong “An Nam tứ đại khí” đã bị thất truyền từ thời Minh (gồm Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm).

“Rõ ràng tôn tạo tượng Di Lặc Bồ Tát là mong muốn giữ lại hồn cốt của tượng Di Lặc từ thời Lý Trần. Việc phục dựng này đã phản ánh tinh thần yêu nước của những người Việt” – ông Trần Lâm Biền nhận xét.

GS Biền cũng đặc biệt đề cao và ghi nhận ý nghĩa, giá trị của công trình này khi đặt trong quần thể văn hóa tâm linh Núi Bà Đen được đầu tư công phu, tinh tế, như tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, triển lãm mô hình các ngôi chùa cổ Việt Nam…

tuong di lac tren nui ba den mang hon cot cua an nam tu dai khi hinh 3

Bồ Tát Di Lặc.

Một công trình kỳ vĩ và khác biệt

Trên thế giới và ngay tại Việt Nam, hiện có khá nhiều công trình Phật giáo khổng lồ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như bê tông, đá nguyên khối, thậm chí là vàng nguyên khối. Nhưng, tượng Di Lặc Bồ Tát trên núi Bà Đen là công trình Phật giáo hiếm hoi trên thế giới được tạo tác từ hàng ngàn viên đá sa thạch, được các chuyên gia đánh giá là một công trình kỳ vĩ và khác biệt.

Nhiều chuyên gia cho rằng, giá trị độc bản của tượng Di Lặc Bồ Tát nằm ở sự kỳ công lắp ghép 6.688 viên đá sa thạch có tổng trọng lượng nặng hơn 5.000 tấn. Mỗi viên đá nặng từ 1,2 – 1,5 tấn được điêu khắc với một kích thước riêng và được ghép lại với độ chính xác tính từng centimet. Có những viên đá ở vị trí khó như mũi, miệng, bàn tay tượng Di Lặc, đơn vị thi công có khi phải mất đến 3 – 4 ngày chỉ để ghép một viên với biện pháp treo ngược đá chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam.

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch, đây là một công trình hết sức kỳ vĩ ở ngay góc độ vật lý chứ chưa nói đến góc độ tâm linh. “Đó là sự hấp dẫn từ sự khác biệt, sự kỳ vĩ. Không phải nơi đâu ở tại Việt Nam mà ngay cả trong khu vực cũng khó tìm được một công trình lớn như vậy” – ông Phạm Trung Lương nói.

tuong di lac tren nui ba den mang hon cot cua an nam tu dai khi hinh 4

Ngự tọa trên đỉnh núi Bà Đen cùng một quần thể các công trình tâm linh kỳ vĩ, tượng Di Lặc Bồ Tát còn mang đến nhiều trải nghiệm văn hoá tâm linh mới mẻ cho du khách khi đến với nóc nhà của Nam bộ. Dưới chân tượng Di Lặc là Cầu Ước, cây cầu hình vòng cung độc đáo để du khách chiêm bái vị Bồ Tát đại diện cho lòng Hỷ Xả, và ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Dầu Tiếng mênh mông. Từ đây, du khách cũng có thể xem show nhạc nước với các hiệu ứng âm thanh ánh sáng đậm sắc màu thiền định bên tôn tượng.

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thuý Hằng – Viện trưởng Viện Khoa học Văn hoá Tâm linh phi vật thể, với chiều cao 36m, đây là pho tượng hết sức đồ sộ, là niềm tự hào của người dân Tây Ninh và người dân Việt Nam nói chung. Tượng Di Lặc được đặt cùng rất nhiều trải nghiệm khám phá văn hoá Phật giáo mới mẻ trên đỉnh núi Bà Đen, bà Hằng tin rằng: “Tây Ninh sẽ là nơi khởi nguồn đầu tiên tại Việt Nam đưa ra thế giới những hiểu biết và những điểm tham quan về du lịch tâm linh Việt Nam một cách bài bản, chuyên sâu và chuyên nghiệp”.

tuong di lac tren nui ba den mang hon cot cua an nam tu dai khi hinh 5

Chiêm bái Tôn tượng Di Lặc.

Được an vị trên đỉnh núi Bà Đen từ cuối năm 2023, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát hút hàng triệu người dân và du khách đến chiêm bái. Theo thông tin từ KDL Sun World Ba Den Mountain, đã có gần 3 triệu lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen trong quý I năm 2024, đưa Tây Ninh trở thành một trong những điểm đến hành hương hàng hàng đầu tại Việt Nam.

PV

Cùng chủ đề

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, thu hút đầu tư

Những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh đang không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, trở thành một địa phương phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bước vào nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển đồng bộ cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội, dựa trên tư duy phát triển hài hòa, bền...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Núi Bà Đen, Tây Ninh – miền đất nổi tiếng tại Nam bộ, đang bước vào mùa lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa trong tháng 9 Âm lịch. Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động ý nghĩa

Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát – một biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha và cứu độ chúng sinh trong văn hoá Phật giáo. Đối với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Tây Ninh nói riêng, hình tượng Quán Thế Âm...

Núi Bà Đen được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong Đại lễ Vesak 2025

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen (Tây Ninh) trong chuyến khảo sát các điểm tham quan dành cho phật tử trong Đại lễ Vesak 2025. Hàng nghìn phật tử quốc tế sẽ đến núi Bà Đen trong dịp Đại lễ Vesak 2025. Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hóa Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là biểu tượng linh thiêng, gắn liền...

Đại biểu Vesak nói gì về núi Bà Đen Tây Ninh?

Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hoá Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với các truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật. Những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới phải kể đến như núi Tu Di (Tây Tạng), hay Linh Thứu Sơn nằm cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 70km được biết đến từng là nơi Đức Phật thuyết giảng.  Quay trở lại Việt Nam, trải...

Cùng tác giả

Hỗ trợ nông dân Mường Khương nâng cao chất lượng cây quýt

Mật độ trồng quýt quá dày, việc cắt tỉa chưa đạt, vì thế dẫn đến một số vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.  Đồi quýt 15 năm tuổi của gia đình chị Lò Dìn Sủi, được chuyển đổi từ những thửa ruộng bậc thang trồng lúa sang trồng gần 4.000 gốc quýt, mỗi năm, gia đình chị có thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng. Thế nhưng, những năm gần đây, đồi quýt...

Ban hành nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đối với 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.   Theo đó, các tỉnh, thành phố có các đơn vị hành chính được sắp xếp gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải...

Trao giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

(ĐN)- Sáng 2-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa học và công nghệ đã tổ chức tổng kết 20 năm và trao giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20, năm 2024. Năm nay, Ban Tổ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez – Báo...

Sáng 2-11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 tới 3-11. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đã tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng nhiệt...

An Giang đạt thành tích cao tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc

Cuộc thi do Liên hiệp Hội Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Sự kiện đã thu hút hơn 900 đề tài, mô hình, sản phẩm sáng tạo từ học sinh trên toàn quốc, đánh dấu cột mốc đáng nhớ khi bước...

Cùng chuyên mục

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, thu hút đầu tư

Những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh đang không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, trở thành một địa phương phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bước vào nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển đồng bộ cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội, dựa trên tư duy phát triển hài hòa, bền...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Núi Bà Đen, Tây Ninh – miền đất nổi tiếng tại Nam bộ, đang bước vào mùa lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa trong tháng 9 Âm lịch. Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động ý nghĩa

Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát – một biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha và cứu độ chúng sinh trong văn hoá Phật giáo. Đối với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Tây Ninh nói riêng, hình tượng Quán Thế Âm...

Núi Bà Đen được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong Đại lễ Vesak 2025

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen (Tây Ninh) trong chuyến khảo sát các điểm tham quan dành cho phật tử trong Đại lễ Vesak 2025. Hàng nghìn phật tử quốc tế sẽ đến núi Bà Đen trong dịp Đại lễ Vesak 2025. Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hóa Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là biểu tượng linh thiêng, gắn liền...

Đại biểu Vesak nói gì về núi Bà Đen Tây Ninh?

Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hoá Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với các truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật. Những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới phải kể đến như núi Tu Di (Tây Tạng), hay Linh Thứu Sơn nằm cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 70km được biết đến từng là nơi Đức Phật thuyết giảng.  Quay trở lại Việt Nam, trải...

Đoàn đại biểu Vesak 2025 thăm núi Bà Đen

Chuyến công tác tại núi Bà Đen là một trong các hoạt động quan trọng của ICDV nhằm chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất của các tín đồ Phật giáo trên thế giới, Đại lễ Vesak, sẽ diễn ra từ 6-8/5/2025 tại TP.HCM.  Từ sáng sớm, gần 100 đại biểu đã có mặt tại núi Bà Đen, ngọn núi thiêng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân Nam bộ Việt Nam. Tại đây, đoàn công tác...

Những điều không phải ai cũng biết về núi Bà Đen

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ, Việt Nam, thu hút du khách khắp nơi đến chiêm bái và tham quan. Là điểm đến du lịch nổi tiếng, núi Bà Đen trở thành biểu tượng tâm linh của người dân Nam Bộ. Núi Bà Đen sở hữu 6 ngôi chùa có lịch sử 300 năm tuổi, cùng với đó là hệ thống công trình tâm linh độc đáo. Nơi đây còn có bức tượng Phật Bà Tây...

Tây Ninh – đất thiêng Nam Bộ

Nằm ở phía Tây Nam của vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Ninh được ví như hòn ngọc thuần khiết và đầy thú vị. Nơi đây, mỗi điểm đến đều là một trải nghiệm riêng dành với câu chuyện đặc biệt ẩn sau dưới vẻ ngoài bình dị. Những di tịch lịch sử lâu đời trên mảnh đất này gắn liền với các sự tích kỳ bí như: huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen, dấu...

Thiêng liêng lễ Dâng đăng trên đỉnh núi Bà Đen

Nếu như ở miền Bắc có tục thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; miền Trung thờ Mẹ Xứ Sở; vùng đồng bằng sông Cửu Long thờ Bà Chúa Xứ, thì vùng Đông Nam Bộ thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, hay còn được gọi bằng cái tên dân dã là Bà Đen. Trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Nam bộ, Linh Sơn Thánh Mẫu được xem là vị thần bảo hộ cho cả một vùng đất, và...

Lịch trình chi tiết cho người lần đầu khám phá núi Bà Đen, Tây Ninh

5 – 6 giờ sáng: Săn mũ mây Đây là trải nghiệm được rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích, bởi núi Bà Đen thường xuất hiện các hiện tượng mây rất hiếm gặp trên thế giới như mây thấu kính (mũ mây, mây đĩa bay), mây xà cừ, biển mây… “Đặc sản” mũ mây trên đỉnh thiêng Bà Đen Đặc biệt, hiện núi Bà Đen đang trong mùa săn mây đẹp nhất trong năm khi Tây Ninh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất