Trợ giúp


Powered by Techcity

Sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái

Là quốc gia nông nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thống, cảnh quan tươi đẹp…, Việt Nam có những lợi thế để phát triển du lịch nông thôn. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, du khách trong và ngoài nước đang có xu hướng chọn các vùng nông thôn là điểm đến để trải nghiệm.


Mô hình trồng tre lấy măng theo quy trình sản xuất sạch ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh Ðỗ Tuấn)

Mô hình trồng tre lấy măng theo quy trình sản xuất sạch ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh Ðỗ Tuấn)

Hơn nữa, việc xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trên cả nước cũng tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp ở các vùng nông thôn.

Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ðồng thời, xây dựng nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chánh Văn phòng Văn phòng Ðiều phối nông thôn mới trung ương Ngô Trường Sơn cho biết: “Theo thống kê, đến nay trên địa bàn cả nước có 584 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động và nằm trong kế hoạch hỗ trợ của các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phê duyệt danh mục 20 mô hình thí điểm về du lịch nông nghiệp, nông thôn để triển khai đến năm 2025”.

Hiện nay, các địa phương và nhân dân đang đẩy mạnh khai thác đa dạng tài nguyên du lịch gắn với giá trị đặc sắc của khu vực nông nghiệp, nông thôn; hệ thống sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương khai thác các thế mạnh về giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp, đặc sản địa phương, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực… tạo nên các sản phẩm du lịch có tính đặc thù, chuyên biệt cao. Cùng với đó, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm OCOP cũng được các địa phương quan tâm.

Nhiều sản phẩm OCOP được lựa chọn trong cung ứng sản phẩm du lịch. Sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách, nâng cao chi tiêu của khách du lịch; nhiều địa phương, người dân tham gia hoạt động du lịch đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, mạng xã hội cho việc khai thác, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Việt Nam với nhiều cảnh quan đẹp, các làng nghề truyền thống đang là động lực thu hút và thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái hiện nay không những góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra cho các sản phẩm mà còn giúp bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa ở vùng nông thôn cũng như tăng giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc sản vùng miền.

Trên thực tế, thời gian qua các địa phương đã có những chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giúp người dân tăng thu nhập, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Trong đó, một số mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đã thu hút lượng lớn khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, trải nghiệm như: Mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim (Trà Vinh) tận dụng cảnh quan và không gian sông nước miệt vườn nguyên sơ để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

Tại đây, khách du lịch được tham gia trải nghiệm một số sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp. Ngoài ra, có những điểm du lịch khác như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), dịch vụ Homestay Bản Lác (Hòa Bình)… hay những tour du lịch chiêm ngưỡng mùa lúa chín ruộng bậc thang ở khu vực Tây Bắc; du lịch trang trại ở vườn cà-phê Ðắk Lắk; tham quan trang trại trồng thanh long ở Bình Thuận; khám phá miệt vườn sông nước ở các địa phương vùng Ðồng bằng sông Cửu Long…

Mặc dù, diện tích canh tác nông nghiệp hạn chế nhưng Bắc Ninh lại có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng tại nông thôn nói riêng. Bên cạnh du lịch văn hóa tâm linh, các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bắc Ninh có hàng trăm lễ hội truyền thống và nhiều làng nghề thủ công truyền thống.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 72 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, hơn 30 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP, hơn 50 cơ sở sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà lưới. Toàn tỉnh hiện có 167 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Do đó, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề đã và đang là nguồn tài nguyên, động lực mới cho phát triển kinh tế ở địa phương.

Thời gian gần đây, tại Bắc Ninh đã xuất hiện một số cơ sở, trang trại mạnh dạn đầu tư hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình của Hợp tác xã sản xuất dịch vụ thương mại nông nghiệp sạch Bình Dương, xã Bình Dương, huyện Gia Bình với diện tích khoảng 7 ha trồng các loại cây ăn quả như: nho hạ đen, ổi, mít, đu đủ… theo quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao và bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP.

Hợp tác xã lựa chọn hướng phát triển du lịch tại vườn để du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sản phẩm; đồng thời chủ động liên kết với các trường học đưa học sinh tới tham quan, thực hành về sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Hay như Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Liêm Anh, xã Việt Ðoàn, huyện Tiên Du đã chuyển đổi sản xuất rau sạch sang trồng các loại nho và chủ động quảng bá, tổ chức cho khách hàng, học sinh đến tham quan, trải nghiệm mua sản phẩm. Do đó, sản phẩm nho của hợp tác xã luôn duy trì được giá bán ổn định, giảm chi phí vận chuyển…

Tuy nhiên, hiện nay du lịch nông thôn cũng gặp những khó khăn do thiếu công tác quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn; mô hình du lịch nông thôn còn tự phát, manh mún dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và quảng bá du lịch; chất lượng dịch vụ hạn chế; nhiều địa phương chỉ cung cấp dịch vụ trải nghiệm và tham quan trong ngày với tính chất đơn giản.

Hơn nữa, mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông thôn chưa nhiều; năng lực khai thác, quản lý, điều hành các mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, cộng đồng của các chủ thể còn hạn chế; việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông thôn hạn chế nên chưa thu hút được nhiều du khách…

Ðể phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian tới các địa phương cần rà soát, đánh giá các giá trị tài nguyên, thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn đặc trưng; có chính sách sử dụng quỹ đất, đầu tư hạ tầng, quản lý du lịch nông thôn trên cơ sở phù hợp quy hoạch vùng, địa phương, bảo đảm liên kết, kết nối các điểm đến theo hướng liên tỉnh, liên vùng; tại các khu vực nông thôn có tiềm năng phát triển du lịch, cần bố trí, tổ chức không gian các khu, điểm du lịch nông thôn phù hợp cảnh quan, đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất nông nghiệp; quy hoạch, xây dựng các điểm bán, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đạt chất lượng, thân thiện để phục vụ du khách; hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển một số hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, làng nghề cho du khách trải nghiệm.

Nhandan.vn

Nguồn: https://nhandan.vn/san-xuat-nong-nghiep-gan-voi-du-lich-sinh-thai-post825702.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng thăm, chúc Tết các công trình trọng điểm

(ĐN) – Sáng 22-1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng làm trưởng đoàn thăm, chúc Tết Nguyên đán 2025 người lao động đang làm việc tại các công trình trọng điểm ở thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành. Đoàn đã đến chúc Tết tại Dự án Xây dựng đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa, đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn (cầu Thống Nhất và đường kết nối 2 đầu...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm trên Vịnh Hạ Long. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế,...

Vui xuân mới không quên nhiệm vụ – Thừa Thiên

 Chiến sĩ Đại đội Trinh sát huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu Chủ động trong mọi tình huống Tết cổ truyền dân tộc là dịp để mọi nhà, mọi người đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình, bạn bè, người thân. Thế nhưng, với những cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng vũ trang (LLVT) trên địa bàn TP. Huế, đó cũng chính là giai đoạn “Vui xuân mới không quên nhiệm vụ”, cần phải cảnh...

Chương trình văn nghệ “Mừng Đảng, mừng Xuân” tại huyện Sơn Hà

(Baoquangngai.vn)- Một mùa xuân nữa lại về, nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Sơn Hà lại được cùng nhau thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc vùng cao Quảng Ngãi trong chương trình “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do UBND huyện Sơn Hà tổ chức. Tối 21/1, tại Trung tâm văn hoá huyện Sơn Hà đã diễn ra Chương trình văn nghệ...

Đà Nẵng đoạt giải kiến trúc “Công trình của Năm” và “Kiến trúc sư của Năm”

ĐNO- Tạp chí Kiến trúc- đơn vị tổ chức giải  Ashui Awards 2024 (lần thứ 13) đã chính thức công bố kết quả bình chọn 10 danh hiệu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Theo đó, danh hiệu “Kiến trúc sư của Năm” thuộc về kiến trúc sư (KTS) Hồ Khuê (Đà Nẵng); danh hiệu “Công trình của Năm” thuộc về Trung tâm Trưng bày nghệ thuật quận Sơn Trà (Đà Nẵng) … Ashui Awards 2024 bình...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Festival Khèn H’Mông, lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

NDO - Tối 27/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Festival Khèn H’Mông và lễ hội hoa Tớ dày năm 2024. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng đất Mù Cang Chải. Tiết mục văn nghệ múa Khèn H’Mông tại lễ khai mạc. (Ảnh: THANH...

Nhiều hoạt động đặc sắc chào đón du khách tại Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày

Đến với Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), du khách sẽ được trải nghiệm “Hành trình săn mây – Khám phá hoa Tớ dày” và bay dù lượn. Hoa Tớ Dày gắn liền với đời sống của nhiều thế hệ người Mông vùng cao Mù Cang Chải, là loài hoa có sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông lạnh giá Theo đó, từ ngày 27/12/2024 đến 2/1/2025,...

‘Phiêu’ với khèn Mông và hoa Tớ dày Mù Cang Chải

  Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày 2024 sẽ được khai mạc tối 27/12, thông tin từ UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Sự kiện văn hóa đặc sắc riêng có này diễn ra tại Mù Cang Chải, điểm đến “Bản sắc – An toàn – Thân thiện” của Tây Bắc, kèm chuỗi hoạt động như Hội thảo du lịch Mù Cang Chải, trình diễn đường phố, bay dù lượn Khau Phạ, trải nghiệm săn mây,...

Lùng Cúng vào mùa đẹp nhất trong năm

  Lùng Cúng là tên gọi của ngọn núi cao 2.913m, được mệnh danh là nóc nhà của huyện Mù Cang Chải – Yên Bái. Do được các phượt thủ bình chọn trong top những ngọn núi đẹp nhất Việt Nam nên vài năm trở lại đây, Lùng Cúng thu hút đông đảo những tâm hồn ưa “xê dịch”. Mùa đẹp nhất để trekking Lùng Cúng là từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12. Tôi chọn ngày trời khô và...

Lên Mù Cang Chải nhớ ghé bản Thái

  Đây là điểm đến ưa thích của nhiều du khách khi đến với Mù Cang Chải. Đầu những năm 2010, ở bản Thái bắt đầu có người hợp tác với công ty lữ hành mở dịch vụ lưu trú. Từ đó, nghề du lịch – dịch vụ hình thành và phát triển ở bản Thái. Một cộng đồng nhỏ người Thái sống trong khu vực đa số là người Mông tạo nên sức hấp dẫn, sự độc đáo về văn...

Ký kết hợp tác phát triển du lịch tại Mù Cang Chải

  Với sự hợp tác này, Radisson Hotel Group sẽ một lần nữa phát triển thương hiệu Radisson Collection, là thương hiệu sang trọng bậc nhất của tập đoàn Radisson Hotel Group, thông qua dự án Omani Mu Cang Chai, A Radisson Collection Resort. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng, nâng tầm ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam lên một tầm cao mới. Radisson Collection với tiêu chuẩn sang trọng, chỉ hiện diện tại những điểm...

Mùa vàng Mù Cang Chải – bức tranh tuyệt đẹp giữa cảnh sắc thiên nhiên

Từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là thời điểm mùa lúa chín rộ, Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/mua-vang-mu-cang-chai-buc-tranh-tuyet-dep-giua-canh-sac-thien-nhien-post989838.vnp

Về Mù Cang Chải “hít hà” hương lúa, ngắm mùa vàng

  Từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 là thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức “mùa vàng” tại Mù Cang Chải. Check-in mùa lúa vàng đẹp khó cưỡng Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách Thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía Tây Bắc. Vùng đất này nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 2.000m so...

Mùa lúa chín họa bức tranh vàng rực rỡ ở Mù Cang Chải

  Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/mua-lua-chin-hoa-buc-tranh-vang-ruc-ro-o-mu-cang-chai-1411188.html

Di sản của rừng ở Yên Bái

  Theo ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Mù Cang Chải, khu bảo tồn có tổng diện tích 20.108,2 ha, nằm trên địa giới hành chính của 5 xã: Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Dế Xu Phình và Lao Chải. Hiện khu hệ thực vật rừng ở khu bảo tồn có tổng số 764 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 462 chi, 149 họ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất