Quần thể danh thắng Tràng An thuộc di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO ghi danh với diện tích khoảng 12.252 ha. Vùng mở rộng phạm vi nghiên cứu có diện tích khoảng 5.271 ha, toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động thuộc phạm vi của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha.
Với tính chất của khu vực lập quy hoạch là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; khu du lịch có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia.
Về phát triển không gian phân vùng du lịch, tổ chức chương trình và kết nối tuyến tham quan nội vùng và các địa phương lân cận; nghiên cứu, đề xuất xây dựng không gian trưng bày Quần thể Danh thắng Tràng An. Với định hướng phát triển sản phẩm và loại hình du lịch; nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm các sản phẩm du lịch địa chất, du lịch sinh thái; xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa mang thương hiệu Ninh Bình, các mô hình du lịch gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, du lịch xanh gắn với không gian văn hóa truyền thống.
Cùng đầu tư phát triển du lịch theo tiêu chuẩn phù hợp với phân khúc thị trường; hợp tác công tư; định hướng xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu; định hướng quản lý, kiểm soát các hoạt động du lịch mô hình, cơ chế, chính sách, quy chế, quy địnhqua đó phát triển thị trường du lịch trong và ngoài nước khách quốc tế, khách trong nước quy hoạch về số lượng khách du lịch đến năm 2025 và năm 2030; đề xuất các ứng phó tình huống trước những diễn biến của dịch bệnh, tác động kinh tế – xã hội, thiên tai… trong hoạt động du lịch.
Với các giải pháp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục quản lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học; quy hoạch cải tạo, xây dựng hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch hạ tầng giao thông; quy hoạch cấp nước sinh hoạt; cấp điện và chiếu sáng; mạng lưới thoát nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; phát triển hệ thống thông tin liên lạc. Thúc đẩy các nhóm dự án quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; Nhóm dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể; Nhóm dự án phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch (giải pháp gia tăng giá trị của di sản; thiết lập sản phẩm cho dịch vụ du lịch văn hóa; sản phẩm du lịch gắn với sản phẩm OCOP); nhóm truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu, xã hội hóa quản lý đầu tư, liên kết quản lý; Nhóm dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm; nhóm nghiên cứu – đào tạo và phát triển năng lực.
Xây dựng các dự án thành phần, dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, phục vụ lợi ích cộng đồng và các nhu cầu do xã hội đề ra và những định hướng đã được xây dựng trong quy hoạch; đề xuất những chính sách, cơ chế thích hợp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
Đầu tư xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Danh thắng Tràng An và quy chế riêng hướng dẫn việc bảo tồn di tích, xây dựng mới, tháo dỡ trong từng khu vực tương ứng với các khu chức năng quy hoạch.
Một thập niên được ghi danh là Di sản Thế giới, Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa tỉnh phát triển bền vững, trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh, sạch về môi trường, hội tụ đủ tiêu chí cho sự phát triển bền vững.
Danh hiệu Di sản Thế giới của Quần thể Danh thắng Tràng An là vinh dự của người dân Việt Nam và tỉnh Ninh Bình. Để khẳng định những cam kết, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị và chuyển giao di sản cho các thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản Thế giới, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, chính quyền các địa phương trong khu di sản làm tốt công tác quản lý, bảo tồn gắn với phát huy giá trị di sản.
Cùng với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bảo đảm phù hợp với địa hình tự nhiên, gắn kết với không gian cảnh quan của toàn khu vực; xác định danh mục và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục công trình trong khu vực; đề xuất các hạng mục công trình xây dựng bổ sung để phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di tích.
Thanh Tùng