Nằm ở trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, nơi giao lưu thuận lợi với các tỉnh, thành phố trong nước, khu vực và thế giới; với hệ thống giao thông đa dạng gồm đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không đã và đang được tập trung xây dựng như: cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện, đây là cảng cửa ngõ chính của miền Bắc, nơi Hải Phòng hội nhập với khu vực và thế giới; cầu, đường Tân Vũ – Lạch Huyện; đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nối dài đến Hạ Long, tuyến cao tốc ven biển từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa, mở rộng quốc lộ 10; nâng cấp mở rộng sân bay Cát Bi… đã giúp nối liền Hải Phòng với các địa phương trọng điểm du lịch trong nước và quốc tế, tạo thêm lợi thế phát triển du lịch.
Hải Phòng. Ảnh: Sưu tầm
Tuy nhiên hải Phòng vẫn còn những tồn tại vướng mắc như đối với các chi hội, quận, huyện, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng đến tiến trình phát triển du lịch.
Bên cạnh đó về quy hoạch bố trí các điểm du lịch thể thao mạo hiểm như leo núi, chèo thuyền kayak tại Cát Bà hay triển khai xe bus 2 tầng chở khách du lịch tham quan các điểm trong nội thành và kết nối với khu du lịch Đồ Sơn cũng cần sớm được triển khai cùng với chương trình du lịch chuyến tàu thăm cảng Hải Phòng. Đặc biệt là việc bố trí các bến du thuyền bến tàu khách du lịch trên các tuyến sông nội thành Hải Phòng cần được quan tâm giải quyết về liên thông tuyến điểm giữa Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vịnh Lan Hạ (Hải Phòng). Đồng thời, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc tại bến phà dẫn ra đảo Cát Bà.
Để gải quyết vướng mắc để phát triển du lịch bền vững hải Phòng cần đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển du lịch theo hướng hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có cơ chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và du khách trong việc thực hiện ứng xử văn minh du lịch, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Kết hợp các biện pháp phục hồi du lịch với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; không ngừng nâng cao uy tín, sức hút thương hiệu du lịch Hải Phòng, xây dựng hình ảnh điểm đến Hải Phòng an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Hải Phòng. Ảnh: Sưu tầm
Nhất là tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư; tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư để thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào các dự án phát triển du lịch, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín để tạo đột phá trong việc xây dựng các khu du lịch trọng điểm. Kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính. Đồng thời có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng nhằm thu hút đầu tư từ người dân địa phương, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch, huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch, đẩy mạnh đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch.
Phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch, lữ hành, lưu trú, dịch vụ du lịch, các ứng dụng tiện ích… kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin chung của thành phố; tăng cường đầu tư các nguồn lực, cải thiện hạ tầng công nghệ để phát triển du lịch thông minh và các loại hình du lịch khác đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội của thành phố , phát triển sản phẩm đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch, xây dựng và quảng bá hình ảnh Hải Phòng với thương hiệu điểm đến an toàn, tin cậy, chất lượng, đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao, coi đây là khâu đột phá để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Phát huy trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân được giao quản lý tài nguyên du lịch, đảm bảo tuân thủ và khai thác hợp lý; tránh việc khai thác quá mức gây suy giảm hoặc xuống cấp tài nguyên.
Thu Hằng