Trợ giúp


Powered by Techcity

Định hướng phát triển sản phẩm và không gian du lịch theo hướng chuyên nghiệp

 

Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Theo đó phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa. Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ. Trong đó phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.

Cát bà vào thu sưu tầm

Đặc biệt phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp, cùng với phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng

Về phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm 06 vùng, 03 cực tăng trưởng, 08 khu vực động lực, 05 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các cộng đồng các dân tộc. Ưu tiên phát t

riển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch về nguồn; du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; du lịch khám phá thiên nhiên, thể thao mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái núi, sinh thái hồ.  Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Sơn La – Yên Bái; Lai Châu – Lào Cai – Hà Giang; Lào Cai – Phú Thọ – Yên Bái; Cao Bằng – Lạng Sơn; Thái Nguyên – Tuyên Quang. Liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, với Trung Quốc và CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội.

Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di sản thế giới, các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, hệ sinh thái đa dạng, các đô thị. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: tham quan và trải nghiệm di sản thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); du lịch tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng dân gian; du lịch làng nghề, lễ hội; du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Quảng Ninh – Hải Phòng; Thái Bình – Nam Định. Liên kết với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với Trung Quốc theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình); với vùng Trung du và Miền núi phía Bắc theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc (hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội).

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ tài nguyên du lịch biển đảo, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, hệ thống di sản thế giới, các di tích văn hóa lịch sử. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch “Con đường di sản miền Trung”; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng; du lịch sinh thái hang động; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh; Quảng Bình – Quảng Trị; Thừa thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Quảng Ngãi – Phú Yên – Bình Định; Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận. Liên kết với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông; với vùng Tây Nguyên theo hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung).

Vùng Tây Nguyên phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và bản sắc văn hóa đặc trưng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên vùng đất cao nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”; du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch sinh thái. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Gia Lai – Kon Tum; Lâm Đồng; Đắk Lắk – Đắk Nông. Liên kết với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Tây; với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung).

Vùng Đông Nam Bộ phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, các đô thị, tài nguyên du lịch biển đảo. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng vùng: du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Đồng Nai – Bình Dương; Bình Phước – Tây Ninh; Bà Rịa – Vũng Tàu. Liên kết với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông và phía Tây; với Campuchia theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Nam.

Đừng bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại chợ nổi nhé Ảnh sưu tầm

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ sinh thái sông nước, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch biển, đảo, di tích lịch sử văn hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch sông nước miệt vườn; tìm hiểu di sản văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí.

Hương Giang

Cùng chủ đề

Đà Nẵng “đi trước mở đường” trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Hôm qua (21/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội khóa XV về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng. Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Trong...

Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,...

Giá cà phê trong nước giảm phiên thứ 4 liên tiếp

Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp trong những ngày qua. Cụ thể, sau khi điều chỉnh giảm 800 ngàn đồng/tấn, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng ở mức 121 triệu đồng/tấn. Với mức giảm 1 triệu đồng/tấn, cà phê tại tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng lần lượt có giá 121 triệu đồng/tấn và 120,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, với mức giảm 700 ngàn đồng/tấn, cà phê tại tỉnh Đắk Nông được thu...

Cảnh hoang tàn tại trung tâm giáo dục 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Ông Lê Văn Hợp – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (ở thị trấn Hương Khê) cho biết, sau khi trung tâm tại cơ sở Hương Bình bỏ hoang, đơn vị đã chuyển toàn bộ học sinh, gộp về học tại cơ sở ở thị trấn Hương Khê. Hiện trung tâm đang có 550 học sinh gồm 13 lớp. Còn cơ sở tại xã Hương Bình, đơn vị đang thuê người...

Tự hào truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

Sau khi thành lập, lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai đã tích cực xây dựng căn cứ, củng cố lực lượng và phối hợp với bộ đội chủ lực, chiến đấu dũng cảm và kiên cường, góp phần giải phóng quê hương vào ngày 01/11/1950. Đồng thời, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 1 vạn thanh...

Cùng tác giả

Đà Nẵng “đi trước mở đường” trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Hôm qua (21/12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội khóa XV về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng. Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Trong...

Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,...

Giá cà phê trong nước giảm phiên thứ 4 liên tiếp

Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp trong những ngày qua. Cụ thể, sau khi điều chỉnh giảm 800 ngàn đồng/tấn, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng ở mức 121 triệu đồng/tấn. Với mức giảm 1 triệu đồng/tấn, cà phê tại tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng lần lượt có giá 121 triệu đồng/tấn và 120,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, với mức giảm 700 ngàn đồng/tấn, cà phê tại tỉnh Đắk Nông được thu...

Cảnh hoang tàn tại trung tâm giáo dục 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Ông Lê Văn Hợp – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (ở thị trấn Hương Khê) cho biết, sau khi trung tâm tại cơ sở Hương Bình bỏ hoang, đơn vị đã chuyển toàn bộ học sinh, gộp về học tại cơ sở ở thị trấn Hương Khê. Hiện trung tâm đang có 550 học sinh gồm 13 lớp. Còn cơ sở tại xã Hương Bình, đơn vị đang thuê người...

Tự hào truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

Sau khi thành lập, lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai đã tích cực xây dựng căn cứ, củng cố lực lượng và phối hợp với bộ đội chủ lực, chiến đấu dũng cảm và kiên cường, góp phần giải phóng quê hương vào ngày 01/11/1950. Đồng thời, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 1 vạn thanh...

Cùng chuyên mục

Tất tần tật kinh nghiệm đi chợ hải sản Cát Bà

  Chợ hải sản Cát Bà được ví như trái tim của cả thị trấn Cát Bà bởi đây là thiên đường ẩm thực của người dân lẫn du khách. Song song với sự thú vị mà chợ hải sản Cát Bà mang lại chính là những mẹo bạn cần nên biết để không va phải bất kỳ khó khăn nào. Lối dẫn vào cổng chợ Cát Bà rộng rãi, có nhiều gian hàng xung quanh. Dưới đây là tất tần tật kinh...

Tìm về với mẹ thiên nhiên

  Tôi luôn tự nhận mình là “Đứa con của thiên nhiên”. Thử thách cuộc sống không ngừng cuốn tôi vào muôn thứ bộn bề nhưng chỉ khi được về với thiên nhiên, tôi mới là tôi và tôi mới tìm được nơi tôi thuộc về. Trên những hành trình kiếm tìm ấy, những địa danh ghi dấu ấn với tôi có Cát Bà, có vịnh Lan Hạ với Áng Thảm nguyên sơ và kì bí. Theo chân những ngư dân đi...

Thăm Pháo đài Thần Công – công trình quân sự nổi tiếng của Cát Bà

Pháo đài Thần Công, hay còn gọi là Cứ điểm 177, là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của đảo Cát Bà. Nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 177m so với mực nước biển, pháo đài không chỉ là một công trình quân sự lịch sử mà còn là một điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, tìm hiểu.  

Cảnh quan vịnh Hạ Long vừa xuất hiện trên kênh CNN của Mỹ

Với những nét độc đáo riêng về cảnh quan, địa chất và sự đa dạng về sinh học, vịnh Hạ Long ngày càng ấn tượng, cuốn hút du khách. Vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của vịnh Hạ Long – Ảnh: BQL VỊNH HẠ LONG Nét độc đáo của vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553km2 (bao gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 980 hòn đảo đã có tên), nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận...

Giải quyết vướng mắc để Hải Phòng phát triển du lịch bền vững

  Nằm ở trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, nơi giao lưu thuận lợi với các tỉnh, thành phố trong nước, khu vực và thế giới; với hệ thống giao thông đa dạng gồm đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không đã và đang được tập trung xây dựng như: cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện, đây là cảng cửa ngõ chính của miền Bắc, nơi Hải Phòng hội nhập với khu vực...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Cát Bà lọt top những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp trên thế giới

Vịnh Lan Hạ (Cát Bà, Hải Phòng) là điểm du lịch lý tưởng, đẹp đến nao lòng khi vào thu. Nơi đây là thiên đường dành cho du khách khi muốn đi biển. Cảnh đẹp hoàng hôn trên đảo Cát Bà, Hải Phòng là nơi không thể bỏ qua cho những ai khi đặt chân đến với TP Hải Phòng.   Khi mặt trời lặn, du khách sẽ thấy được cảnh sắc trời chiều rực rỡ và tuyệt đẹp nhất là khi...

5 con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ ví như “Nữ hoàng thằn lằn chân dài Việt Nam”

  Trải qua hang triệu năm đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống. Mỗi một loài khác nhau, sống ở một vùng lãnh thổ khác nhau sẽ sinh sống nhờ vào thức ăn sẵn có trong khu vực và phụ thuộc rất nhiều vùng khí hậu nơi trung đang định cư. Điều kiện tự nhiên nơi loài sinh vật đó đang tồn tại dù có thuận lợi hay khó khăn, đều bắt buộc chúng phải tự trang bị cho...

Bài toán khắc phục môi trường để du lịch Cát Bà phát triển du lịch bền vững

  Nằm ở phía Đông Nam TP.Hải Phòng, Cát Hải là huyện có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố và vùng Đông Bắc Tổ quốc với nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Đặc biệt năm 2004, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là dấu mốc cho sự phát triển đột phá. Tuy nhiên hiện nay Cát Bà vẫn còn những vấn đề...

Nông dân Việt Hải (Hải Phòng) ‘đổi đời’ nhờ du lịch

Sức hút từ “đảo của đảo” Cách thị trấn Cát Bà khoảng 45 phút đi tàu, xã Việt Hải nằm biệt lập và được dân du lịch gọi tên là “đảo của đảo”. Nằm sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà và Di sản thiên nhiên thế giới Quần đảo Cát Bà – Vịnh Hạ Long, Việt Hải là nơi lưu giữ những nguồn gen quý hiếm có trong sách đỏ thế giới mà đặc trưng là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất