Trợ giúp


Powered by Techcity

Đến nơi “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh”

Đến nơi “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” ảnh 1

“Tiên cảnh nơi chùa Tam Chúc”.

Trong lần đi học tập kinh nghiệm tại Báo Hà Nam, đoàn Báo Bắc Kạn háo hức vì trong lịch trình sẽ đi thực tế tại chùa Tam Chúc. Bằng chất giọng trầm ấm, ông Nguyễn Thế Vĩnh, Phó Tổng biên tập Báo Hà Nam cho rằng: “Đó còn là nơi được biết đến với tên gọi “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh””.

Nguồn gốc của cái tên này gắn với câu chuyện được lưu truyền từ lâu đời: Thuở xưa, trời đất còn gần nhau, các nàng tiên nữ xuống trần gian chơi. Đi qua Tam Chúc, thấy phong cảnh hữu tình nên mê mẩn đến quên đường về. Nhà trời mỗi lần gọi về sẽ ném xuống một quả chuông, ném đến sáu lần mà các nàng vẫn say sưa ngắm cảnh. Sáu quả chuông ném xuống đó chính là sáu ngọn núi nằm rải rác khắp hồ nước lớn trước cảnh chùa Tam Chúc hiện nay, hay còn gọi là “Tiền lục nhạc”.

Trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể rằng, khi ấy, cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn, dân làng gọi đó là núi Thất Tinh. Có người xấu muốn phá đi 7 ngôi sao để kìm hãm thế đất ấy. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi và cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, thị trấn của huyện Kim Bảng có tên gọi Ba Sao được lấy từ tích ấy”.

Đến nơi “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” ảnh 2

Đoàn cán bộ, phóng viên, CTV Báo Bắc Kạn và Báo Hà Nam chụp ảnh lưu niệm tại chùa Tam Chúc.

Câu chuyện ngày xưa, chẳng biết là hư hay thực, nhưng từ bước chân đầu tiên đến chùa Tam Chúc tôi đã ngỡ ngàng trước cảnh sắc nơi đây. Chùa Tam Chúc là một quần thể kiến trúc tâm linh được xây dựng trên diện tích hơn 40ha, bố trí dọc theo một trục thần đạo từ cao xuống thấp, gồm: Chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm và cổng Tam Quan.

Đoàn chúng tôi hướng đến chùa Ngọc đầu tiên. Men theo con đường rộng ban đầu, cả đoàn hăm hở leo dốc, cười nói rộn rã. Người đồng nghiệp báo bạn bảo: “Ngày trước để bê được pho tượng bằng ngọc lên đến chùa, phải mất rất nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ khiêng lên được một chút. Tất cả tượng tại chùa Tam Chúc đều được di chuyển đến vị trí cố định rồi mới tiến hành xây dựng chùa”. Leo dốc đến khi mồ hôi lấm tấm, chúng tôi mới thấy tấm biển chỉ đường lên chùa Ngọc, lúc này hành trình gian nan nhất mới bắt đầu.

Leo 299 bậc thang đá len lỏi giữa rừng, cả đoàn có mặt trên đỉnh núi Thất Tinh, có độ cao 200m so với mực nước biển, đây là nơi chùa Ngọc tọa lạc. Chùa có 3 tầng mái cong, được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá granit đỏ, do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam mà không cần bê tông kết dính. Đây là công trình tiêu biểu mang dấu ấn của những người thợ quê hương Đức Phật. Trong chùa thờ một pho tượng bằng ngọc trắng tinh tế vô cùng. Giữa làn nhang mỏng, du khách không ngớt trầm trồ khi đứng từ chùa Ngọc nhìn ra xung quanh. Mọi thứ tĩnh lặng, lòng người an nhiên, tiên cảnh phía trước bao lâu mới gặp một lần?

Đến nơi “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” ảnh 3

Cảnh sắc ấn tượng tại chùa Tam Chúc.

Bác Chu Văn Ân, bảo vệ chùa Ngọc nhiệt tình giới thiệu: Những ngày đầu năm du khách đến đông lắm, đường lên khó nên phải xếp hàng. Dịp hè nắng nóng thì khách vãn hơn. Hầu hết mọi người đến chùa Tam Chúc đều cố gắng leo lên đây. Có hai vợ chồng 70 tuổi vẫn cùng nhau lên, có em bé 5 tuổi cũng leo lên, vừa đi vừa nghỉ. Cùng với tấm lòng hướng phật, du khách muôn nơi đều ngỡ ngàng khi được ngắm toàn bộ phong cảnh phía dưới.

Đến nơi “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” ảnh 4

Phóng viên Báo Bắc Kạn tìm hiểu về chùa Tam Chúc.

Men theo những bậc thang đá, chúng tôi xuống điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm và cổng Tam Quan. Mỗi điểm dừng chân tôi đều thấy mình thật nhỏ bé, thanh thản lạ kỳ. Tại điện Tam Thế có bày 3 pho tượng Phật bằng đồng, mỗi pho nặng 125 tấn: Tượng Phật Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Điện Pháp Chủ đặt pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác. Điện Quan Âm là nơi thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Trong hành trình trải nghiệm, đoàn chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng những công trình công phu như: Hơn 10 nghìn bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo do những người thợ Indonesia tạc bằng đá núi lửa đưa sang, mỗi bức tranh đá có nội dung tái hiện cuộc đời Đức Phật; hay hệ thống vườn Cột Kinh với hình thể và quy mô đồ sộ, sử dụng đá xanh nguyên khối. Ngắm nhìn những công trình tỉ mỉ, tinh tế, mỗi người như cảm nhận như Đức Phật hiển linh, hoà quyện với cảnh sắc nơi đây gắn với hồn thiêng sông núi…

Đến nơi “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” ảnh 5

Ba pho tượng tại điện Tam Thế.

Ngoài các công trình đang dần được hoàn thiện và hiện hữu, khi đến với chùa Tam Chúc, đoàn chúng tôi còn được biết về sự đa dạng sinh học trong lòng hồ Tam Chúc với nhiều loài động vật quý hiếm. Sáu ngọn núi trên hồ Tam Chúc còn là nơi trú ngụ của hàng nghìn cá thể cò, vạc cùng nhiều loài chim quý. Đây cũng là điểm nhận diện khác biệt và độc đáo cho Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Tam Chúc, vừa đan xen văn hóa, tâm linh với tham quan khám phá cảnh quan thiên nhiên độc đáo nơi núi rừng Kim Bảng.

Chiều muộn, những chuyến xe và thuyền hai tầng mái cong chầm chậm đưa du khách quay về bằng đường bộ và đường thủy, đem theo những trải nghiệm khó phai về du lịch tâm linh tại chùa Tam Chúc trong tim mỗi du khách…/.

Cùng chủ đề

Mặc nắng nóng cao điểm, hàng nghìn người dự lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc

  Hơn 500 sinh viên đến từ các trường đại học và hàng nghìn tăng ni, Phật tử thập phương tham dự lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc. (Nguồn: Vietnamnet) Dù thời tiết nắng nóng cao điểm lên đến gần 40 độ C, hàng nghìn tăng ni, Phật tử vẫn tới tham dự Đại lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc để thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành. Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam,...

Chùa Tam Chúc chính thức khai hội Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra với các nghi thức dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mang lại đời sống an bình cho mọi nhà. Nghi lễ rước nước lên Chùa Ngọc, nằm trong quần thể Khu du lịch Quốc gia chùa Tam Chúc. (Nguồn: TTXVN) Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia chùa Tam Chúc (thị...

Chùa Tam Chúc bớt cảnh du khách chen chúc

Năm nay chùa Tam Chúc chuẩn bị khu đón khách rộng, phân luồng từ xa, tăng điểm bán vé và thuyền nên không còn cảnh chen lấn chờ đợi nhiều tiếng như năm trước. Anh Phú – Vnexpress.net

Cùng tác giả

Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến tiếp công dân định kỳ tháng 11-2024

Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến lắng nghe ý kiến trình bày của công dân. Tham dự tiếp công dân có Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Tân, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đặng Thị Phượng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Kim cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh,...

Đảng bộ huyện Phú Giáo: Thực hiện hiệu quả các chương trình hành động

(BDO) Sáng 21-11, Huyện ủy Phú Giáo đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình số 02-Ctr/HU và Chương trình số 03-CTr/HU ngày 13-8-2020 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.  Ông Nguyễn Khoa Hải phát biểu tại hội nghị Thực hiện Chương trình số 02-CTr/HU của Huyện ủy về Phát huy tối đa các nguồn...

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công Dự án đô thị, nhà ở xã hội, thương mại

(BTV) Sáng nay (21/11), đồng chí Vương Quốc Tuấn, Uỷ viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các Dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại – dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có đồng chí Đào Quang Khải, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ngành,...

Hội thảo khoa học trình diễn kết nối cung cầu công nghệ lần 6 năm 2024

Đến dự hội thảo có Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ – Hồ Thị Diệp Thúy cùng các đại biểu đến từ các cơ sở, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ – Hồ Thị Diệp Thúy phát biểu tại hội thảo Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ – Hồ Thị Diệp Thúy nhấn mạnh sự quan trọng của phát triển...

Giao ban đánh giá tiến độ triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương, đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1 trên địa phận tỉnh Cao Bằng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch phát...

Cùng chuyên mục

Khắc phục những sai phạm bất cập để Khu du lịch Tam Chúc xứng với ngôi chùa lớn nhất thế giới

  Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú cùng kho tàng di sản văn hóa giàu bản sắc và sự quyết tâm của các cấp, ngành, những năm gần đây, du lịch Hà Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt Quần thể danh thắng tâm linh rộng lớn với chùa Tam Chúc được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới bắt đầu mở cửa đón khách năm 2019, Hà Nam đã trở...

Mặc nắng nóng cao điểm, hàng nghìn người dự lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc

  Hơn 500 sinh viên đến từ các trường đại học và hàng nghìn tăng ni, Phật tử thập phương tham dự lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc. (Nguồn: Vietnamnet) Dù thời tiết nắng nóng cao điểm lên đến gần 40 độ C, hàng nghìn tăng ni, Phật tử vẫn tới tham dự Đại lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc để thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành. Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam,...

Chùa Tam Chúc chính thức khai hội Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra với các nghi thức dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mang lại đời sống an bình cho mọi nhà. Nghi lễ rước nước lên Chùa Ngọc, nằm trong quần thể Khu du lịch Quốc gia chùa Tam Chúc. (Nguồn: TTXVN) Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia chùa Tam Chúc (thị...

Chùa Tam Chúc bớt cảnh du khách chen chúc

Năm nay chùa Tam Chúc chuẩn bị khu đón khách rộng, phân luồng từ xa, tăng điểm bán vé và thuyền nên không còn cảnh chen lấn chờ đợi nhiều tiếng như năm trước. Anh Phú – Vnexpress.net

Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh....

Cẩm nang du lịch Hà Nam

Hà Nam nằm ở cửa ngõ phía nam Hà Nội, cách thủ đô khoảng 65km. Đây là mảnh đất phù hợp để du lịch tâm linh, văn hóa và ẩm thực khi có các di tích lịch sử, thắng cảnh và làng nghề nổi tiếng. Du lịch Hà Nam mùa nào Hà Nam có khí hậu giống các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh. Nơi đây phù hợp để ghé thăm vào cả...

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á

Truyền thuyết kể lại, Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”. Cụ thể, xưa kia trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi, 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất – được người dân trong vùng gọi là núi Thất Tinh.

Cảnh sắc chùa Tam Chúc

Du khách có thể tham quan các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế hay chùa Ngọc và hòa mình trong cảnh non nước bình yên. Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km. Để di chuyển từ bãi xe vào chùa, du khách có thể chọn đi bằng thuyền hoặc xe điện. Thuyền có giá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất