Trợ giúp


Powered by Techcity

Cảnh sắc chùa Tam Chúc

Du khách có thể tham quan các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế hay chùa Ngọc và hòa mình trong cảnh non nước bình yên.

Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km.

Để di chuyển từ bãi xe vào chùa, du khách có thể chọn đi bằng thuyền hoặc xe điện. Thuyền có giá vé 200.000 đồng/ người, xe điện có giá 90.000 đồng/ người.

Nếu đi bằng thuyền, du khách có thể ngắm cảnh non nước hùng vĩ và tham quan thêm đình Tam Chúc. Hành trình đi thuyền khoảng 50 phút. Nếu tham quan vào khung giờ từ 16h30 – 18h30, bạn được thưởng thức tiệc trà và ngắm hoàng hôn.

Đình Tam Chúc thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, hoàng hậu nhà Đinh: Dương Thị Nguyệt và thần Bạch Mã. Theo tương truyền, trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Đây cũng là điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Sau khi thuyền cập bến, du khách sẽ đi qua lần lượt các công trình như cổng Tam Quan, vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Chùa Ngọc. Thông thường, khách mất khoảng 1 giờ 30 phút đến 2 giờ để tham quan toàn bộ khuôn viên.

Vườn cột kinh là những cột kinh phục dựng giống bảo vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện có 32 cột kinh cao 13,5m, rộng khoảng 2m, nặng khoảng 200 tấn.

“Đây là lần đầu mình đến chùa Tam Chúc, công trình kiến trúc đồ sộ, rộng lớn khiến mình cảm thấy thật nhỏ bé. Mình chưa bao giờ được mặc áo dài trong khung cảnh đẹp như vậy, rất thích cảm giác mát mẻ và bình yên của nơi này”, Tuyết Lê, một du khách chia sẻ.

Ngôi điện đầu tiên du khách đến tham quan là Điện Quan Âm. Nơi đây có pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn.

Tường bên trong các điện tại Tam Chúc được xây dựng với các bức phù điêu đá miêu tả các sự tích của Phật.

Điện Tam Thế cao 39m, sàn rộng 5.400m2, đủ cho 5.000 phật tử hành lễ cùng một lúc. Trong điện đặt 3 bức tượng Phật bằng đồng tượng trưng cho “Quá khứ, hiện tại, tương lai”. Mỗi bức có trọng lượng hơn 200 tấn, phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng.

Vào ban đêm, khu du lịch lại khoác lên mình vẻ đẹp huyền ảo khi hệ thống đèn được bật sáng.

Ngân Dương

Ảnh: Ngân Dương, Vietravel

Nguồn: https://vnexpress.net/canh-sac-chua-tam-chuc-4180160.html

Cùng chủ đề

Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh....

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á

Truyền thuyết kể lại, Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”. Cụ thể, xưa kia trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi, 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất – được người dân trong vùng gọi là núi Thất Tinh.

Cùng tác giả

Sẽ tổ chức công chiếu, cổ động trận chung kết Giải bóng đá AFF Cup 2024 tại Trung tâm Văn hoá

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản đồng ý để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ken Group tổ chức công chiếu và cổ động trận chung kết Giải bóng đá Đông Nam Á – AFF Cup năm 2024 tại Tiền sảnh Trung tâm Văn hoá – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị. Thời gian từ 18h – 23h ngày 5/1. Đội tuyển bóng đá quốc...

Đổi thay trên quê hương Xuân Lãnh

Từ khi có Đảng soi đường, chỉ lối, trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong kháng chiến, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.   Là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh, Nhân dân Xuân Lãnh hết lòng bảo vệ cán bộ và tham gia chiến đấu chống kẻ thù xâm lược,...

Phân hiệu ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh tại Vĩnh Long kỷ niệm 5 năm thành lập

Ngày 3/1, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (ĐH UEH) kỷ niệm 5 năm thành lập Phân hiệu ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long (UEH Vĩnh Long) và chính thức công bố đổi tên thành UEH Mekong.  Tặng hoa tri ân lãnh đạo tham gia lễ kỷ niệm.   TS. Bùi Văn Nghiêm- Ủy viên BCH Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long; PGS.TS Nguyễn Văn Phúc- Thứ trưởng Bộ GD- ĐT, cùng lãnh...

Phú Thọ: Đón hơn 13.800 lượt khách du lịch trong ngày đầu năm mới 2025

baophutho.vnTrong ngày đầu tiên của năm mới 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã đón khoảng 13.800 lượt khách tham quan, trong đó số lượng khách lưu trú đạt ước tính 4.200 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng tại các cơ sở lưu trú trung bình đạt khoảng 53%. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh ước đạt 13,9 tỷ đồng.Lượng khách du lịch tập trung chủ yếu tại các...

Nắm bắt cơ hội mới, tạo đà phát triển nhanh, bền vững – Thừa Thiên

 Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu phát biểu chỉ đạo tại hội nghị UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Đức Tiến. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt trên hai con số Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND...

Cùng chuyên mục

Khắc phục những sai phạm bất cập để Khu du lịch Tam Chúc xứng với ngôi chùa lớn nhất thế giới

  Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú cùng kho tàng di sản văn hóa giàu bản sắc và sự quyết tâm của các cấp, ngành, những năm gần đây, du lịch Hà Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt Quần thể danh thắng tâm linh rộng lớn với chùa Tam Chúc được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới bắt đầu mở cửa đón khách năm 2019, Hà Nam đã trở...

Mặc nắng nóng cao điểm, hàng nghìn người dự lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc

  Hơn 500 sinh viên đến từ các trường đại học và hàng nghìn tăng ni, Phật tử thập phương tham dự lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc. (Nguồn: Vietnamnet) Dù thời tiết nắng nóng cao điểm lên đến gần 40 độ C, hàng nghìn tăng ni, Phật tử vẫn tới tham dự Đại lễ Vu Lan tại chùa Tam Chúc để thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành. Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam,...

Chùa Tam Chúc chính thức khai hội Xuân Giáp Thìn 2024

Lễ khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra với các nghi thức dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mang lại đời sống an bình cho mọi nhà. Nghi lễ rước nước lên Chùa Ngọc, nằm trong quần thể Khu du lịch Quốc gia chùa Tam Chúc. (Nguồn: TTXVN) Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia chùa Tam Chúc (thị...

Chùa Tam Chúc bớt cảnh du khách chen chúc

Năm nay chùa Tam Chúc chuẩn bị khu đón khách rộng, phân luồng từ xa, tăng điểm bán vé và thuyền nên không còn cảnh chen lấn chờ đợi nhiều tiếng như năm trước. Anh Phú – Vnexpress.net

Đến nơi “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh”

“Tiên cảnh nơi chùa Tam Chúc”. Trong lần đi học tập kinh nghiệm tại Báo Hà Nam, đoàn Báo Bắc Kạn háo hức vì trong lịch trình sẽ đi thực tế tại chùa Tam Chúc. Bằng chất giọng trầm ấm, ông Nguyễn Thế Vĩnh, Phó Tổng biên tập Báo Hà Nam cho rằng: “Đó còn là nơi được biết đến với tên gọi “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh””. Nguồn gốc của cái tên này gắn với câu chuyện được...

Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh....

Cẩm nang du lịch Hà Nam

Hà Nam nằm ở cửa ngõ phía nam Hà Nội, cách thủ đô khoảng 65km. Đây là mảnh đất phù hợp để du lịch tâm linh, văn hóa và ẩm thực khi có các di tích lịch sử, thắng cảnh và làng nghề nổi tiếng. Du lịch Hà Nam mùa nào Hà Nam có khí hậu giống các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh. Nơi đây phù hợp để ghé thăm vào cả...

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á

Truyền thuyết kể lại, Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”. Cụ thể, xưa kia trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi, 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất – được người dân trong vùng gọi là núi Thất Tinh.

Tin nổi bật

Tin mới nhất