Trợ giúp


Powered by Techcity

Cảm nhận trọn vẹn hơn Cao Bằng…

Đến Cao Bằng không thể quên thác Bản Giốc hay hang Pắc Bó, nhưng để cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của non nước Cao Bằng, bạn cần có thêm những khám phá mới ở mảnh đất vùng biên xinh đẹp này.

Cảnh bình yên ở làng đá cổ Khuổi Ky. (Ảnh: Hà Anh)
Cảnh bình yên ở làng đá cổ Khuổi Ky. (Ảnh: Hà Anh)

Về Cao Bằng đúng mùa du lịch Thác Bản Giốc, chúng tôi lựa chọn ở lại làng đá Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người” từ năm 2008.

Ngôi làng yên bình, xinh xắn của bà con dân tộc Tày nằm trong khuôn viên chỉ chừng 1ha, dựa lưng vào núi đá, mặt nhìn ra dòng suối nhỏ, đã mở đầu cho một hành trình với nhiều khám phá thú vị…

Ngôi làng cổ đặc biệt

Làng đá Khuổi Ky có 14 ngôi nhà với những bức tường đá kiên cố, được thiết kế hai mái, lợp bằng ngói âm dương thể hiện rõ sự riêng biệt của đồng bào dân tộc nơi đây. Đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, bậc thang, cối xay, bếp lò… khiến mỗi ngôi nhà chắc chắn tựa pháo đài.

Không chỉ bị thu hút bởi kiến trúc nhà sàn đá độc đáo, bất kỳ ai tới thăm ngôi làng hơn 400 năm tuổi này còn cảm nhận được bản sắc văn hóa của người Tày miền Đông Cao Bằng với phong tục tập quán và trang phục thuần chất bản địa.

Bên cạnh duy trì nếp sống hằng ngày với công việc trồng lúa ngô, người dân Khuổi Ky đang đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là dịch vụ lưu trú homestay và mô hình trải nghiệm sinh hoạt văn hóa Tày.

Các dịch vụ du lịch đều thu hút được lượng khách đáng kể, cả trong nước và quốc tế, mang lại thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con.

Giống như Tày Homestay mà chúng tôi lưu trú, mỗi ngôi nhà ở đây đều có điều hòa, bình nước nóng lạnh, chỗ nấu ăn với bếp ga, tủ lạnh và một số đồ dùng cần thiết để khách có thể tự nấu ăn.

Nếu lưu trú dài ngày, khách có thể theo chân người dân tham gia các hoạt động trải nghiệm sản xuất và lao động của người dân tộc Tày như đi hái măng, đào củ hay đi làm đồng, bắt cá hoặc cùng chế biến những món ăn đặc trưng như món thịt heo hun khói, lạp xưởng gác bếp và các loại rau sạch trồng ở bìa rừng.

Khám phá động Ngườm Ngao. (Ảnh: Hà Anh)
Khám phá động Ngườm Ngao. (Ảnh: Hà Anh)

Chinh phục “Động Hổ”

Nghỉ tại làng Khuổi Ky cũng là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đến với Ngườm Ngao – hang động có vẻ đẹp kỳ thú, ẩn mình trong một ngọn núi hùng vĩ ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.

Theo nghĩa của tiếng Tày thì “ngườm” có nghĩa là động, “ngao” có nghĩa là hổ, nên Ngườm Ngao tức là “Động Hổ”. Những lời truyền miệng như trong động có nhiều hổ sinh sống, hay nghe tiếng nước chảy trong động hòa vào nhau như tiếng hổ gầm.. kết hợp với vẻ đẹp hoang sơ do thiên nhiên tạo tác, càng cuốn hút trí tò mò của chúng tôi.

Trước đây, Ngườm Ngao mới khai thác ở tuyến tham quan trong phạm vi chừng 1km, nhưng hiện nay Ban quản lý đã mở rộng thêm các tuyến tham quan mới giúp du khách có thể khám phá hết hang động kỳ bí này.

Dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của hướng dẫn viên là một cô gái Tày, người bản địa, chúng tôi đã lựa chọn tuyến tham quan mới với cung đường dài tới 3km. Càng đi sâu vào trong động càng thấy choáng ngợp trước một không gian rộng lớn với nhiều hành lang, hệ thống nhũ đá đủ hình dạng, kích thước do bàn tay thần kỳ của thiên nhiên chế tạo.

Ngờm Ngao được chia thành nhiều khu như khu “tứ trụ thiên đình” với những cột đá trông như cột chống trời, khu trung tâm với không gian thạch nhũ kỳ vĩ, khu châu báu là những núi nhũ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc…

Du hành trong không gian động, du khách bắt gặp rất nhiều hình ảnh kỳ thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con đại bàng, cây san hô, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược…

Có lẽ, điều đặc biệt nhất khi bước vào mê cung kỳ diệu này là mỗi người được phát huy trí tưởng tượng phong phú của chính mình. Không nhất thiết phải tuân theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên, bất kỳ ai đều có thể tự do và thích thú với những liên tưởng riêng mình.

Ở Ngườm Ngao sau một cơn mưa rừng, chúng tôi bắt gặp dòng suối chảy xiết trong động và những vũng lớn có thể soi bóng các thạch nhũ trên mặt nước. Sau nhiều cung đường leo trèo, lội suối là trải nghiệm chèo bè trong động, chiêm ngưỡng miệng núi lửa, cửa hang tựa như hang Én ở Sơn Đoòng… rất xứng đáng để dân yêu thích khám phá trải nghiệm.

Cảm nhận trọn vẹn hơn Cao Bằng…
Cảnh quan Cao Bằng. (Ảnh: Hà Anh)

Hương sắc Thu vùng biên

Đến Cao Bằng vào tháng 10, chúng tôi không bỏ qua cơ hội được nhìn ngắm cảnh sắc Thu đặc biệt của miền sơn cước phong thuỷ hữu tình này.

Đó là núi Mắt Thần – cái tên được đặt cho một ngọn núi nằm trong thung lũng Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, đang là một điểm check-in được nhiều người yêu thích.

Ngọn núi này còn được gọi bằng cái tên khác là “núi Thủng” (tiếng Tày là“Phja Piót”) do ở phía trên đỉnh có một hang thủng hình tròn tựa như “con mắt” của núi với đường kính hơn 50m.

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng giữa quần thể hồ Thang Hen của Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Dù chỉ ghé thăm địa điểm này trong chốc lát, nhưng ai cũng kịp thu vào tầm mắt cả khung cảnh hùng vĩ của ngọn núi cùng với một vùng thảo nguyên thơ mộng bên hồ nước xanh trong.

Ngoài núi Mắt Thần, thì cảnh đẹp Phong Nậm – địa danh ở huyện Trùng Khánh cũng là trong những điểm săn ảnh của các nhiếp ảnh gia mỗi độ Thu về.

Đón chúng tôi trước lúc hoàng hôn, thung lũng Phong Nậm khoác lớp áo vàng rộm nổi bật bên núi đồi trùng điệp và dòng sông Quây Sơn uốn lượn như một dải lụa vắt ngang giữa các cánh đồng, rặng tre và nếp nhà của người dân.

Vào đúng mùa gặt, nơi đây hiện lên một khung cảnh đồng quê no ấm, yên bình với những bó nếp thơm treo trước hiên nhà, những cây rơm rạ được xếp hàng ngay ngắn trên những thửa ruộng mới gặt…

Dù là địa danh nổi tiếng, ở Phong Nậm vẫn chưa phát triển dịch vụ du dịch. Anh Phó Chủ tịch xã cho biết, cả xã mới chỉ có một ngôi nhà homestay chủ yếu phục vụ du khách nước ngoài hay lui tới. Thu nhập chính của người dân nơi đây vẫn là những ruộng lúa, nương ngô và hoạt động đánh bắt cá.

Tuy nhiên, khi khách có nhu cầu trải nghiệm công việc sản xuất, người dân Phong Nậm rất niềm nở và nhiệt tình hướng dẫn. Bà con tiết lộ bí quyết khi thu hoạch lúa nếp, họ phải hái từng bông, rồi phơi trong nhà để gạo nếp giữ nguyên được hương vị, không bị vỡ như tuốt lúa bằng máy.

Một trải nghiệm thú vị khác trong chuyến đi là chúng tôi tới tận vườn để thu hoạch hạt dẻ cùng người bản địa.

Tại những vườn dẻ bạt ngàn của Trùng Khánh, người dân thường dùng sào tre móc cành và rung cho quả chín rụng, hoặc chờ khi hạt đủ độ chín sẽ tự rụng xuống gốc, chỉ việc thu lượm về.

Quả dẻ chín có đường nứt ở vỏ ngoài, bên trong có từ một đến ba hạt. Do bề ngoài vỏ có gai nên người dân mang cây gắp vào vườn nhặt trái và tách hạt tại chỗ. Khi tách lớp vỏ gai bên ngoài ra, hạt dẻ có màu nâu sẫm, lớp lông tơ màu trắng nhạt, nhân có màu vàng, ăn sống có vị thơm ngon và bùi ngậy.

Cùng người dân thu hoạch và thưởng thức hạt dẻ, chúng tôi còn được giới thiệu nhiều đặc sản khác của địa phương, trong đó các các món ăn chế biến từ hạt dẻ như bánh hạt dẻ, xôi, cốm hạt dẻ, rượu nấu từ hạt dẻ…

Chia tay Cao Bằng rồi, những hương vị nồng ấm ấy càng gây thương nhớ trong ngày Thu se lạnh.

Cùng chủ đề

Lan’s Homestay – “Viên ngọc xanh” ở Cao Bằng

Lan’s Homestay ở xóm Háng Thoang, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích trên 4.000 m2­ với những ngôi nhà sàn, nhà đá truyền thống tọa lạc bên dòng sông Quây Sơn xanh biếc, hiền hòa với những cọn nước hai bên bờ sông.  Lan’s Homestay được bao bọc bởi ruộng, vườn, mây, núi với phong cảnh nên thơ, yên ả và thanh bình giúp du khách ngay khi bước chân lên những bậc thang...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm phượt thác Bản Giốc hùng vĩ

Tháng 8, tháng 9 là khoảng thời gian thác Bản Giốc ở Cao Bằng ào ạt đổ nước nên rất lý tưởng để khám phá. Thác Bản Giốc là địa điểm thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Đây là con thác xuyên biên giới lớn thứ 2 trên thế giới với độ dài hàng trăm mét. Tháng 9, tháng 10 là khoảng thời gian thác Bản Giốc ở Cao Bằng ào ạt đổ...

Cao Bằng: Xu hướng đầu tư khách sạn nhà hàng đón sóng du lịch mới

Lượng khách khổng lồ từ Trung Quốc mang tới các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, ẩm thực tại Cao Bằng. Lý do Cao Bằng hút khách du lịch Trung Quốc Được ví như “viên ngọc xanh” của khu vực Đông Bắc, Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình, thiên nhiên hùng vỹ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc....

Bâng khuâng sắc thu Trùng Khánh ở Cao Bằng

Đâu đó, ở những góc vườn, người dân vừa thu hoạch dẻ, vừa bắc nồi gang, chảo gang để luộc để rang, thưởng thức đặc sản tại chỗ. Có những du khách phương xa nhớ hẹn đã kịp lên đây, đón mùa quả trong tình cảm ấm nồng của bà con hòa niềm ưu tư phảng phất. Trong vườn dẻ của gia đình tại xóm Bó Đa, thị trấn Trùng Khánh, cựu chiến binh Hoàng Văn Du vừa đập hạt...

Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu châu Á

Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; đại diện lãnh một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các...

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội nghị năm nay có chủ đề “Lục quân ASEAN 2024: Tăng cường quan hệ đối tác và tình hữu nghị hướng tới ổn định khu vực”. Tại hội nghị, các ý kiến nhấn mạnh vai trò trung...

Tập đoàn ĐS quốc gia Trung Quốc mong muốn hợp tác với Việt Nam phát triển ngành đường sắt

Sáng nay 21/11 tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có buổi làm việc với tập đoàn đường sắt quốc gia Trung Quốc (CR). Cuộc họp nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Đường sắt quốc gia 2 nước nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tham dự cuộc họp, Đoàn Trung Quốc có ông Cúc Quốc Giang, Phó Tổng Công trình sư...

Chung tay “tô cam”cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới

Chú thích ảnh: Poster Tô cam 2024 Đây là năm thứ ba liên tiếp Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Tập đoàn TH phối hợp triển khai chiến dịch Tô cam. Chiến dịch được thực hiện nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12, một hoạt động thường niên của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy nhận...

Bình Gia: Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 77 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Báo Lạng Sơn

-Ngày 21/11, Huyện uỷ Bình Gia tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 77-NQ/TU, ngày 25/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân công cấp ủy viên, lãnh đạo, quản lý các cấp phụ trách, theo dõi, hỗ trợ xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, hộ gia đình. Dự hội nghị có đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực...

Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư...

Cùng chuyên mục

Lan’s Homestay – “Viên ngọc xanh” ở Cao Bằng

Lan’s Homestay ở xóm Háng Thoang, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích trên 4.000 m2­ với những ngôi nhà sàn, nhà đá truyền thống tọa lạc bên dòng sông Quây Sơn xanh biếc, hiền hòa với những cọn nước hai bên bờ sông.  Lan’s Homestay được bao bọc bởi ruộng, vườn, mây, núi với phong cảnh nên thơ, yên ả và thanh bình giúp du khách ngay khi bước chân lên những bậc thang...

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm phượt thác Bản Giốc hùng vĩ

Tháng 8, tháng 9 là khoảng thời gian thác Bản Giốc ở Cao Bằng ào ạt đổ nước nên rất lý tưởng để khám phá. Thác Bản Giốc là địa điểm thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Đây là con thác xuyên biên giới lớn thứ 2 trên thế giới với độ dài hàng trăm mét. Tháng 9, tháng 10 là khoảng thời gian thác Bản Giốc ở Cao Bằng ào ạt đổ...

Cao Bằng: Xu hướng đầu tư khách sạn nhà hàng đón sóng du lịch mới

Lượng khách khổng lồ từ Trung Quốc mang tới các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, ẩm thực tại Cao Bằng. Lý do Cao Bằng hút khách du lịch Trung Quốc Được ví như “viên ngọc xanh” của khu vực Đông Bắc, Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình, thiên nhiên hùng vỹ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc....

Bâng khuâng sắc thu Trùng Khánh ở Cao Bằng

Đâu đó, ở những góc vườn, người dân vừa thu hoạch dẻ, vừa bắc nồi gang, chảo gang để luộc để rang, thưởng thức đặc sản tại chỗ. Có những du khách phương xa nhớ hẹn đã kịp lên đây, đón mùa quả trong tình cảm ấm nồng của bà con hòa niềm ưu tư phảng phất. Trong vườn dẻ của gia đình tại xóm Bó Đa, thị trấn Trùng Khánh, cựu chiến binh Hoàng Văn Du vừa đập hạt...

Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu châu Á

Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; đại diện lãnh một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các...

Doanh thu du lịch Quốc khánh 2/9 đạt 53 tỷ đồng

Trong đó, có 2.500 du khách nước ngoài. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 53 tỷ đồng. Tại các điểm đến trong tỉnh Cao Bằng, khu du lịch thác Bản Giốc dẫn đầu về thu hút du khách, với 9.760 lượt khách. Các Khu di tích quốc gia đặc biệt: Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950 đón hơn 9 nghìn lượt du khách. Nhân dịp này, các địa phương, khu điểm du lịch...

Cao Bằng sẵn sàng đón du khách dịp Quốc khánh 2/9 sau lũ

Cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường, giúp cho công tác chuẩn bị đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 tại Cao Bằng được triển khai thuận lợi. Dạo qua những con đường bên bờ kè dọc sông Bằng, sông Hiến quanh thành phố Cao Bằng, giao thông, cuộc sống đã trở lại bình thường. Quán cà-phê ven sông Hiến, thành phố Cao Bằng hoạt động trở lại. Sau lũ, các gia đình, hộ kinh doanh đã...

Tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc

Ban quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) có văn bản về việc tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc). Thác Bản Giốc được xem là thác nước lớn nhất Việt Nam, phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. (Nguồn: VNE) Căn cứ tình hình sự cố xảy ra tại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung...

Tạm dừng đưa đón khách qua lại khu thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc)

Theo thông báo của Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc, du khách tạm thời chưa đăng ký tuyến tham quan qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) từ ngày 11/8 cho đến khi có thông báo mới. Trường hợp du khách đã đăng ký và nộp tiền cho tuyến tham quan qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) thì...

Thác Bản Giốc đông khách trở lại trong ngày nắng đẹp

VOV.VN - Sau ít ngày chịu mưa lũ, hôm nay (5/8), thời tiết thuận lợi giúp nhiều du khách thoải mái tham quan, trải nghiệm tại khu du lịch thác Bản Giốc (Trùng Khánh, Cao Bằng). Hải Nam/VOV.VN

Tin nổi bật

Tin mới nhất