Trợ giúp


Powered by Techcity

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa

Ngay từ đầu hè, Sầm Sơn đã nhộn nhịp du khách từ khắp mọi nơi đến vui chơi tắm biển. Với chiều dài hơn 9km, rộng hàng nghìn mét, biển bằng phẳng, cát mịn, không có chỗ quá sâu, lầy thụt hoặc đá ngầm, san hô… Sầm Sơn có rất nhiều những bãi tắm lý tưởng, người tắm có thể ra khá xa bờ mà mực nước vẫn chỉ tới ngang người, khá an toàn. Nước biển Sầm Sơn có độ mặn và nhiệt độ thích hợp, có lợi cho sức khỏe và có khả năng chữa được một số bệnh, rất thích hợp cho con người nghỉ ngơi, an dưỡng. Nhà học giả người Pháp Le Breton đã từng đánh giá: “Sầm Sơn là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe”.

Sóng biển Sầm Sơn nhẹ nhàng, khí hậu an hòa nên mùa hè luôn lộng gió và dịu mát, còn mùa đông thì bớt phần giá buốt. Biển Sầm Sơn có gần 1.000 loại tôm, cua, cá và nhiều hải sản quí hiếm – ẩm thực Sầm Sơn đặc biệt có món gỏi cá và lẩu rắn biển được nhiều người ưa thích.

Đặc biệt hơn nữa, Sầm Sơn không chỉ có bãi biển đẹp, bãi tắm tuyệt vời, mà còn có cả núi đá, đủ các hòn lớn – nhỏ, nằm – ngồi – chồng lên nhau thành muôn hình muôn vẻ, ngay cạnh mép nước biển rất đẹp mắt. Những vạt rừng cây bóng mát, những đền chùa, di tích với nhiều truyền thuyết cổ tích, dân gian như đền thờ thần Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô thờ Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái… sẽ khiến trải nghiệm chuyến du lịch biển đến Sầm Sơn của bạn vô cùng phong phú và thú vị.

Thắng tích Hàm Rồng và những chứng tích hào hùng 

Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 4km trải dài trên dọc trục đường Quốc lộ 1A, Hàm Rồng là một điểm đến du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn bậc nhất của Thanh Hóa. Đây là một quần thể núi, sông kỳ thú; sơn thủy hữu tình với Núi Rồng trải dài theo dòng sông Mã anh hùng; Núi Voi – Từ Hán là Tượng Sơn, sở hữu nhiều hang động, thạch nhũ tạo nên nhiều hình dáng như: cảnh địa ngục, cảnh thủy cung, hội hè rước xách, trai gái tự tình… vô cùng sống động. Bạn cũng đừng bỏ qua điểm đến Núi Nít – còn có tên là núi Ngọc hay Hỏa Châu Phong, vì trông như cột lửa phụt lên từ lòng đất. Núi nằm ở bờ Bắc sông Mã, đối diện với núi Rồng (bờ Nam). Đi qua vùng này, không mấy ai không biết đến các câu ca dao cổ: 

“Chín mươi chín ngọn bên Đông/ Còn một ngọn Nít sang sông chưa về”.

Hay:

“Thanh Hóa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt Ngọc, Hạc bơi chân Thành”. 

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng – là cầu đường sắt duy nhất bắc ngang qua dòng sông Mã anh hùng. Cây cầu đã oằn mình trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trở thành biểu tượng của ý chí và sự kiên cường, bất khuất của mảnh đất và con người xứ Thanh. Giờ đây tuy Thanh Hóa đã xây thêm cây cầu mới to rộng và tiện lợi hơn, nhưng cầu Hàm Rồng vẫn là điểm đến yêu thích của người dân địa phương và khách phương xa. Ngay gần dưới chân cầu là Động Long Quang, còn gọi là hang Mắt Rồng, có thể nhìn xuyên từ bên này sang bên kia như hình đôi mắt. Từ thủa xa xưa, rất nhiều danh nhân lớn của dân tộc như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, vua Lê Thánh Tông đã từng đến đây, đề thơ ca ngợi vẻ đẹp như tiên cảnh của chốn này. 

Trống Đồng làng cổ Đông Sơn

Đông Sơn là một làng cổ nhỏ nằm bên bờ Nam sông Mã, cạnh cầu Hàm Rồng, hội tụ những yếu tố đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống. Đây được coi là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất và có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. 

Vào năm 1924, sau khi người nông dân có tên Nguyễn Văn Lắm tìm thấy một số món đồ đồng ở bờ sông Mã, người Pháp đã ngay lập tức cho khai quật khu vực này và tìm ra nhiều cổ vật có giá trị. Sau đó các nhà nghiên cứu phương Tây còn phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ của văn hóa Đông Sơn, với niên đại hơn 2.500 cùng với những chiếc trống đồng có từ thời Vua Hùng đầu tiên cũng được tìm thấy ở đây. 

Năm 1934, một nhà nghiên cứu người Áo đã đề nghị công nhận nền “Văn minh Đông Sơn” là nền văn minh tiêu biểu của tổ tiên ta thời kỳ đầu dựng nước. Và những chiếc trống đồng Đông Sơn cũng đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo của những người Việt cổ.

Đông Sơn được xây dựng theo kiểu thuần nông với trục đường chính liên thôn kết nối với các ngõ xóm theo kiểu xương cá nên đi lại vô cùng thuận tiện. Những mái nhà ngói âm dương ba gian, những ao cá, thửa ruộng cùng những ngọn đồi nằm xen kẽ với hệ thống di tích: đình, chùa, miếu, giếng nước quây quần, tạo nên khung cảnh bình dị, thân thuộc, gần gũi mà vẫn rất nên thơ. Không chỉ vậy, ngôi làng còn đặc biệt chú trọng công tác phòng thủ trong tổ chức xây dựng, nên mọi sự xâm nhập của kẻ thù từ bên ngoài đều dễ dàng bị phát hiện. Đặc biệt các con ngõ nhỏ ở Đông Sơn với những chiếc cổng cổ được đặt tên: Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng vẫn còn lưu giữ những dấu ấn của tinh thần Nho giáo và Đạo giáo trong văn hóa của một ngôi làng cổ cho đến tận ngày nay.

Theo dòng lịch sử có thể thấy lịch sử của làng gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất xứ Thanh, và di tích làng cổ Đông Sơn được xem như một niên biểu về sự phát triển liên tục từ buổi các vua Hùng dựng nước cho đến thời hiện đại. 

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130km về phía Tây Bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hóa: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 5 xã huyện Bá Thước: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao và xã Ban Công. 

Rừng nguyên sinh ở Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong đó có 51 loài quý hiếm; có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Khu hệ côn trùng tại Pù Luông có ít nhất là 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu cho khu vực. Khu bảo tồn này cũng là nơi cư trú của báo gấm, beo lửa, hươu sao, gấu ngựa, sơn dương, voọc quần đùi trắng. Hệ thống đá Karst của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp (hang Dơi, Kho Mường).

Đây là một điểm tham quan, khám phá nổi tiếng trên bản đồ du lịch bụi, phượt tự túc, nghỉ dưỡng núi giá rẻ. Với nhiều nét đẹp, cảnh quan hoang sơ, ẩn hiện trong sương tựa như vườn treo trên cao ở những vị trí khác nhau như: điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao), đỉnh Pù Luông, Kho Mường, Làng Đôn với khu nghỉ dưỡng Pu Luong Retreat, làng Ươi, làng Tiến Mới, khu thác Hiêu xã Cổ Lũng… hàng năm Pù Luông thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong nước và quốc tế yêu thích trekking, phượt đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

Vụ lúa mới ở Pù Luông bắt đầu từ cuối tháng 5 đầu tháng 6. Lúc này những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên. Tuy là mùa hè, nhưng vì thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh sống nên không khí và thời tiết ở đây khá mát mẻ, dễ chịu.

Đặc biệt, Pù Luông còn gần với các điểm du lịch nổi tiếng như: suối Cá Thần (Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa), Di sản văn hóa Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Làng Lác (Mai Châu), Rừng Cúc Phương (Ninh Bình)… tạo thành một cung đường du lịch trải nghiệm, khám phá cực kỳ hấp dẫn.

Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) tọa lạc xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa – chính trị – xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

Di tích lịch sử này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật xây dựng các khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói chung. Kiến trúc Thành Nhà Hồ được tạo dựng rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất. Toàn bộ mặt ngoài tường thành là sự kết hợp của bốn cổng chính làm từ những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, chồng khít lên nhau. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn. Lý giải về cách vận chuyển các khối đá khổng lồ này, các nhà khảo cổ cho rằng người ta đã dùng các hòn bi đá để lăn chuyển chúng. Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào, nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm, vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. 

Năm 2011, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. 

Suối cá thần Cẩm Lương 

Suối cá Cẩm Lương hay còn gọi là Vó cá Cẩm Lương, nằm trong địa phận làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa 80km về phía Tây. Đây là điểm đến tuy không hoành tráng, lộng lẫy nhưng lại vô cùng đặc biệt, bạn đừng nên bỏ qua.

Suối Ngọc chảy ra từ một hang lớn của núi Bồ Um. Cửa hang chỉ một người chui lọt, nhưng lòng hang rất rộng và nước sâu. Đàn cá sống trong hang, có tới hàng ngàn con. Những con cá Chúa nặng khoảng 20 đến 30kg, mang có vòng đỏ, ánh vàng tựa như đeo khuyên bằng vàng. Ngày thường cá Chúa không ra khỏi hang, mà chỉ vào mùa lũ, nước to, chúng mới ra khỏi hang, nhưng cũng rất ít người trông thấy. Suối Ngọc không dài lắm, từ cửa hang ra tới khu vực đền Ngọc khoảng 150m, chỗ rộng nhất khoảng 6m, chỗ nước sâu nhất độ 1m. Đàn cá hàng ngàn con nặng từ 2 đến 8kg quanh quẩn ở đoạn suối này rồi vào hang, không bao giờ ra khỏi dòng suối, mặc dù phía ngoài là một cánh đồng rộng mênh mông. Có nhiều truyền thuyết  nói về sự xuất hiện của đàn cá, nhưng hầu như đều chung một quan niệm đó là những thần linh của núi, sông đang ngày đêm bảo vệ cuộc sống yên vui của bản làng. Vì vậy, đàn cá được dân bản địa phong là Cá Thần, mọi người không dám đánh bắt ăn thịt. Và cứ thế, cùng với thời gian, đàn cá ngày càng sinh sôi, nảy nở. 

Nước suối Ngọc bao giờ cũng trong vắt, cả mùa mưa lẫn mùa khô. Dưới dòng suối là một lớp đá cuội óng ánh dưới ánh mặt trời như những viên ngọc càng tạo ra vẻ đẹp kỳ diệu khi đàn cá bơi lội qua. Phía trên suối Ngọc là dãy núi Trường Sinh, có một động lớn mà người ta còn gọi là động cây đăng (trước đây có một cây đăng cổ thụ trước cửa động, nhưng nay không còn nữa). Trong động có nhiều nhũ đá với những cảnh tượng như đôi trai gái đang đứng ôm nhau, người con gái có suối tóc dài tận gót, tượng mẫu tử, bầu sữa, kho lúa, kho vàng… trông rất đẹp mắt và nên thơ.

Nguồn: https://www.vietjetair.com/vi/news/diem-den-1621659595295/thanh-hoa-1621670408233

Cùng chủ đề

Du lịch Phú Quốc

  Trời xanh, mây trắng, nắng vàng ✈ Đi chơi Phú Quốc mùa này thích mê Phú Quốc vào mùa khô là sự hội tụ của thiên nhiên hoang sơ, biển trong cát vàng – đẹp đến ngỡ ngàng của hòn đảo ngọc. Đắm mình ngắm rạn san hô ở Hòn Móng Tay, lưu dấu những bức hình kỷ niệm ở Cổng Trời (The Gate Keeper), nhà gỗ hay chiều hoàng hôn buông doens’t fine ở Bãi Sao. Tối đến thì thả...

Vịt Cổ Lũng thơm ngon ‘hiếm có, khó tìm’, khách tới Pù Luông săn lùng thưởng thức

Vịt Cổ Lũng là đặc sản du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Pù Luông (Thanh Hóa). Giống vịt này khi chế biến nổi tiếng thơm ngon, thịt chắc, ngọt, ít mỡ, hương vị đặc trưng. Vịt Cổ lũng là giống vịt đặc sản ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Vịt Cổ Lũng có đặc điểm mình bầu, chân ngắn, cổ rụt và to, màu lông giống chim sẻ, đặc biệt quanh cổ có...

Chạm mây trên đỉnh Pù Luông

Được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”, Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ gây ấn tượng cho du khách bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng hay sắc vàng của lúa vào mùa vụ, mà còn gây ấn tượng bởi những thác nước tuyệt đẹp, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ quanh năm mây mù giăng kín. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa,...

Ciel De Puluong – Thiên đường ẩn mình nơi núi rừng xứ Thanh

Cách Hà Nội 180km, sân bay Thọ Xuân 80km, tọa lạc tại vị trí đắc địa, ngay trung tâm bản Đôn, Xã Thành Lâm, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa, Ciel De Puluong được du khách nhận định như bức tranh trong truyện cổ tích. Resort là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh trí thiên nhiên núi non hùng vĩ, thơ mộng và dịch vụ, tiện nghi đẳng cấp. Ciel De Puluong cung cấp phòng nghỉ sang trọng, từ King...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

  Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát triển

(Báo Quảng Ngãi)- Qua tìm hiểu, tôi được biết, những nhạc cụ trình diễn của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi hiện tại không chỉ được bảo tồn, mà còn được phát huy. Như sáo Tà Vố của người Hrê mà đại diện là Nghệ nhân nhân dân Đinh Ngọc Su, người đã từng mang sáo Tà Vố sang trình diễn tại Hàn Quốc, trước khi ông qua đời, ông đã kịp trao truyền cho...

Phát huy truyền thống đưa TP Tuy Hòa vững tin bước vào kỷ nguyên mới

93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của quân và dân Tuy Hòa đạt được những thắng lợi quan trọng, góp phần cùng với tỉnh Phú Yên và cả nước giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến cứu quốc và xây dựng TP Tuy Hòa ngày càng phát triển. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, TP Tuy Hòa đang nỗ lực bứt tốc để chung tay cùng...

Tổng Bí thư: Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ, tự tin vững bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia). Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, Đại học Malaya đã trở thành nôi đào tạo của nhiều thế hệ tài năng xuất sắc, trong đó có Thủ tướng Anwar Ibrahim cùng bốn thủ tướng khác của Malaysia. Giáo sư, Tiến sĩ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng Trường Đại học quốc gia Malaya bày tỏ vinh dự...

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng...

(Cổng TTĐT) Sáng nay 20/11/2024, nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã đến thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, giảng viên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng hoa chúc mừng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. Phân hiệu Đại...

Thường trực Tỉnh ủy dự sinh hoạt chi bộ ở cơ sở: Tạo luồng sinh khí mới

Vừa hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạt chi bộ theo quy định, vừa tiếp xúc, đối thoại và lắng nghe ý kiến cũng như giải đáp những khó khăn, vướng mắc của đảng viên tại cơ sở; tạo cầu nối thống nhất, thông suốt trong triển khai các chủ trương, chính sách từ tỉnh đến cơ sở và ngược lại… là chủ trương đúng đắn, tạo hiệu ứng, kết quả tích cực khi các đồng chí lãnh đạo Tỉnh...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tìm giải pháp thu hút khách du lịch từ các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Báo Thanh Hóa 3 loại hình du lịch mũi nhọn Được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thanh Hóa gắn liền với những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo, nét văn hóa làng xã mang đậm dấu ấn đặc trưng của người Việt, cùng cảnh quan thiên nhiên đẹp nên rất thuận lợi để khai thác du lịch. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa...

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế,...

Vịt Cổ Lũng thơm ngon ‘hiếm có, khó tìm’, khách tới Pù Luông săn lùng thưởng thức

Vịt Cổ Lũng là đặc sản du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Pù Luông (Thanh Hóa). Giống vịt này khi chế biến nổi tiếng thơm ngon, thịt chắc, ngọt, ít mỡ, hương vị đặc trưng. Vịt Cổ lũng là giống vịt đặc sản ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Vịt Cổ Lũng có đặc điểm mình bầu, chân ngắn, cổ rụt và to, màu lông giống chim sẻ, đặc biệt quanh cổ có...

Tìm say dưới nắng vàng

Cách đây chưa lâu, người ta chỉ biết tới Pù Luông như một khu bảo tồn thiên nhiên không được nổi danh như Cúc Phương hay Ba Bể . Vậy mà giờ đây điểm đến này đã được khách du lịch rộn bước tìm về. Giữa những cánh rừng nguyên sinh, nơi có dòng sông Mã khi lặng lẽ hiền hòa, khi gầm gào cuộn sóng, Pù Luông tách biệt khỏi đời sống hiện đại bên ngoài với cảnh sắc...

Cá suối – món ngon dân dã của núi rừng

Ngoài những món ngon đã làm nên thương hiệu, tại các bản làng vùng cao ở Thanh Hóa, du khách sẽ được thưởng thức món ngon dân dã, đậm chất núi rừng. Hiện nay, tại các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như Pù Luông (huyện Bá Thước), bản Bút (huyện Quan Hóa), Bến En (huyện Như Thanh), bản Mạ (huyện Thường Xuân), huyện Mường Lát… trong mâm cơm đều không thể thiếu cá suối. Cá suối là loại...

Chạm mây trên đỉnh Pù Luông

Được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”, Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ gây ấn tượng cho du khách bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng hay sắc vàng của lúa vào mùa vụ, mà còn gây ấn tượng bởi những thác nước tuyệt đẹp, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ quanh năm mây mù giăng kín. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa,...

Ciel De Puluong – Thiên đường ẩn mình nơi núi rừng xứ Thanh

Cách Hà Nội 180km, sân bay Thọ Xuân 80km, tọa lạc tại vị trí đắc địa, ngay trung tâm bản Đôn, Xã Thành Lâm, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa, Ciel De Puluong được du khách nhận định như bức tranh trong truyện cổ tích. Resort là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh trí thiên nhiên núi non hùng vĩ, thơ mộng và dịch vụ, tiện nghi đẳng cấp. Ciel De Puluong cung cấp phòng nghỉ sang trọng, từ King...

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

Đắm say một Pù Luông đẹp như tranh mùa lúa xanh

Bản Đôn – thủ phủ trên bản đồ du lịch Pù Luông (Thanh Hóa), đang khoác lên màu xanh ngát của những đồng lúa chín, nức lòng bao du khách ghé thăm. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/dam-say-mot-pu-luong-dep-nhu-tranh-mua-lua-xanh-1341547.htm

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

  Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất