Ngày 25/9/2024 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số toàn diện ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó Quảng Ninh đã đưa ra các giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng dữ liệu số; Xây dựng chính quyền số cụ thể như phối hợp cung cấp dữ liệu lên Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử, tích hợp hệ thống một cửa điện tử với các hệ thống giải quyết TTHC của các Bộ, ban, ngành Trung ương, của tỉnh bảo đảm 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động và tích hợp trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia; ứng dụng định danh điện tử quốc gia, tích hợp dữ liệu để người dân, doanh nghiệp chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, Hệ thống thông tin báo cáo chính phủ; xây dựng và triển khai hệ thống họp không giấy tờ trong cơ quan Sở. Triển khai công tác thanh, kiểm tra được thực hiện thông qua môi trường số, tham gia xây dựng và sử dụng có hiệu quả các nền tảng số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và triển khai.
Về xây dựng kinh tế số, xã hội số cụ thể như cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin phát triển; khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số, triển khai giải pháp kiểm soát ra,vào tại điểm du lịch, khu du lịch. Hướng dẫn, hỗ trợ các điểm du lịch đẩy mạnh triển khai các giải pháp chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hạ tầng số mạng internet, wifi, hạ tầng phục vụ checkin, checkout các điểm đến ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi và tăng sự hài lòng cho du khách và người dân tới thăm quan du lịch. Thực hiện các chương trình hợp tác, phối hợp với các cơ quan truyền thông trên môi trường số; trang web du lịch; trang web đặt phòng khách sạn, vé máy bay, đặt tàu; nhà sáng tạo nội dung số trong và ngoài nước… để đưa các thông tin, dịch vụ điểm đến của Quảng Ninh lên môi trường số; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận được đầy đủ các thông tin và tự tin lựa chọn du lịch Quảng Ninh, xây dựng phần mềm tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách du lịch thông qua các mã QR được công khai tại các điểm du lịch, nơi công cộng, các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch.
Tổ chức triển khai Nền tảng dữ liệu số du lịch dùng chung toàn tỉnh và quản trị kinh doanh du lịch, trong đó cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng doanh nghiệp du lịch đóng vai trò nòng cốt và khách du lịch tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ công tác hoạch định chính sách, lập kế hoạch kinh doanh, tối ưu hóa, cải thiện chất lượng dịch vụ và đưa ra các gói ưu đãi cho khách du lịch. Ứng dụng công nghệ số phục vụ hoạt động du lịch thông minh (bản đồ số du lịch, thẻ du lịch thông minh, đăng ký sử dụng dịch vụ du lịch qua thiết bị di động thông minh… hình thành sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường… triển khai nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch, ứng dụng công nghệ số để quản lý, điều hành lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó Quảng Ninh cũng đưa ra các giải pháp cụ thể như đào tạo nguồn nhân lực số; xây dựng thể chế số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng; xây dựng hạ tầng số
Hương Giang