Trợ giúp


Powered by Techcity

Định hướng phát triển sản phẩm và không gian du lịch theo hướng chuyên nghiệp

 

Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Theo đó phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa. Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ. Trong đó phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.

Cát bà vào thu sưu tầm

Đặc biệt phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp, cùng với phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng

Về phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm 06 vùng, 03 cực tăng trưởng, 08 khu vực động lực, 05 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các cộng đồng các dân tộc. Ưu tiên phát t

riển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch về nguồn; du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; du lịch khám phá thiên nhiên, thể thao mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái núi, sinh thái hồ.  Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Sơn La – Yên Bái; Lai Châu – Lào Cai – Hà Giang; Lào Cai – Phú Thọ – Yên Bái; Cao Bằng – Lạng Sơn; Thái Nguyên – Tuyên Quang. Liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, với Trung Quốc và CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội.

Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di sản thế giới, các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, hệ sinh thái đa dạng, các đô thị. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: tham quan và trải nghiệm di sản thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); du lịch tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng dân gian; du lịch làng nghề, lễ hội; du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Quảng Ninh – Hải Phòng; Thái Bình – Nam Định. Liên kết với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với Trung Quốc theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình); với vùng Trung du và Miền núi phía Bắc theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc (hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội).

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ tài nguyên du lịch biển đảo, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, hệ thống di sản thế giới, các di tích văn hóa lịch sử. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch “Con đường di sản miền Trung”; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng; du lịch sinh thái hang động; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh; Quảng Bình – Quảng Trị; Thừa thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Quảng Ngãi – Phú Yên – Bình Định; Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận. Liên kết với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông; với vùng Tây Nguyên theo hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung).

Vùng Tây Nguyên phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và bản sắc văn hóa đặc trưng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên vùng đất cao nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”; du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch sinh thái. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Gia Lai – Kon Tum; Lâm Đồng; Đắk Lắk – Đắk Nông. Liên kết với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Tây; với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung).

Vùng Đông Nam Bộ phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, các đô thị, tài nguyên du lịch biển đảo. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng vùng: du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo. Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Đồng Nai – Bình Dương; Bình Phước – Tây Ninh; Bà Rịa – Vũng Tàu. Liên kết với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông và phía Tây; với Campuchia theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Nam.

Đừng bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại chợ nổi nhé Ảnh sưu tầm

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ sinh thái sông nước, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch biển, đảo, di tích lịch sử văn hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch sông nước miệt vườn; tìm hiểu di sản văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí.

Hương Giang

Cùng chủ đề

Sửa sang lại khu ký túc xá sinh viên Nha Trang sau thời gian bị bỏ hoang

Ký túc xá sinh viên Nha Trang (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng trên diện tích hơn 11.000m², có bốn khối nhà năm tầng với tổng mức đầu tư 65 tỉ đồng – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG Ngày 21-11, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức cuộc họp liên quan công tác quản lý, sử dụng ký túc xá sinh viên Nha Trang (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Tại cuộc họp, ông...

Nhiều kỳ vọng vào dự thảo Luật Nhà giáo

Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm đó là vấn đề tiền lương, phụ cấp và chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo. Nhiều người tán thành lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp, bởi vai trò quyết định của đội ngũ giáo viên đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Giải pháp này cũng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều cơ sở giáo dục hiện...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long kiểm tra Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn...

Chiều 21/11, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh đã kiểm tra Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu). Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Thị...

Khắp nơi trong tỉnh chiều 21-11-2024

(ĐN)- Bé gái 4 tuổi té cầu trượt dẫn đến gãy vỡ xương hàm nguy hiểm; Tập huấn công tác tài chính công đoàn cơ sở…là những thông tin đáng chú ý có trong mục Khắp nơi trong tỉnh chiều 21-11-2024. * Bé gái 4 tuổi té cầu trượt dẫn đến gãy vỡ xương hàm nguy hiểm Trong lúc chơi cầu trượt ở nhà trẻ, bé gái N.M.N., 4 tuổi, ngụ xã Phú Cường, huyện Định Quán bị té ngã...

Kỳ họp thứ 22 HĐND huyện Hữu Lũng: Kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện – Báo Lạng Sơn

  – Ngày 21/11, HĐND huyện Hữu Lũng khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ chuyên đề) để kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện. Tháng 9/2024, đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2021-2026. Để đảm bảo số lượng Phó Chủ tịch UBND huyện, HĐND huyện tổ chức kỳ họp chuyên đề để bầu kiện toàn...

Cùng tác giả

Sửa sang lại khu ký túc xá sinh viên Nha Trang sau thời gian bị bỏ hoang

Ký túc xá sinh viên Nha Trang (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng trên diện tích hơn 11.000m², có bốn khối nhà năm tầng với tổng mức đầu tư 65 tỉ đồng – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG Ngày 21-11, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức cuộc họp liên quan công tác quản lý, sử dụng ký túc xá sinh viên Nha Trang (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Tại cuộc họp, ông...

Nhiều kỳ vọng vào dự thảo Luật Nhà giáo

Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm đó là vấn đề tiền lương, phụ cấp và chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo. Nhiều người tán thành lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp, bởi vai trò quyết định của đội ngũ giáo viên đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Giải pháp này cũng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều cơ sở giáo dục hiện...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long kiểm tra Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn...

Chiều 21/11, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh đã kiểm tra Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu). Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Thị...

Khắp nơi trong tỉnh chiều 21-11-2024

(ĐN)- Bé gái 4 tuổi té cầu trượt dẫn đến gãy vỡ xương hàm nguy hiểm; Tập huấn công tác tài chính công đoàn cơ sở…là những thông tin đáng chú ý có trong mục Khắp nơi trong tỉnh chiều 21-11-2024. * Bé gái 4 tuổi té cầu trượt dẫn đến gãy vỡ xương hàm nguy hiểm Trong lúc chơi cầu trượt ở nhà trẻ, bé gái N.M.N., 4 tuổi, ngụ xã Phú Cường, huyện Định Quán bị té ngã...

Kỳ họp thứ 22 HĐND huyện Hữu Lũng: Kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện – Báo Lạng Sơn

  – Ngày 21/11, HĐND huyện Hữu Lũng khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ chuyên đề) để kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện. Tháng 9/2024, đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2021-2026. Để đảm bảo số lượng Phó Chủ tịch UBND huyện, HĐND huyện tổ chức kỳ họp chuyên đề để bầu kiện toàn...

Cùng chuyên mục

Thăm Pháo đài Thần Công – công trình quân sự nổi tiếng của Cát Bà

Pháo đài Thần Công, hay còn gọi là Cứ điểm 177, là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của đảo Cát Bà. Nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 177m so với mực nước biển, pháo đài không chỉ là một công trình quân sự lịch sử mà còn là một điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, tìm hiểu.  

Cảnh quan vịnh Hạ Long vừa xuất hiện trên kênh CNN của Mỹ

Với những nét độc đáo riêng về cảnh quan, địa chất và sự đa dạng về sinh học, vịnh Hạ Long ngày càng ấn tượng, cuốn hút du khách. Vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của vịnh Hạ Long – Ảnh: BQL VỊNH HẠ LONG Nét độc đáo của vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553km2 (bao gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 980 hòn đảo đã có tên), nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận...

Giải quyết vướng mắc để Hải Phòng phát triển du lịch bền vững

  Nằm ở trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, nơi giao lưu thuận lợi với các tỉnh, thành phố trong nước, khu vực và thế giới; với hệ thống giao thông đa dạng gồm đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không đã và đang được tập trung xây dựng như: cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện, đây là cảng cửa ngõ chính của miền Bắc, nơi Hải Phòng hội nhập với khu vực...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Cát Bà lọt top những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp trên thế giới

Vịnh Lan Hạ (Cát Bà, Hải Phòng) là điểm du lịch lý tưởng, đẹp đến nao lòng khi vào thu. Nơi đây là thiên đường dành cho du khách khi muốn đi biển. Cảnh đẹp hoàng hôn trên đảo Cát Bà, Hải Phòng là nơi không thể bỏ qua cho những ai khi đặt chân đến với TP Hải Phòng.   Khi mặt trời lặn, du khách sẽ thấy được cảnh sắc trời chiều rực rỡ và tuyệt đẹp nhất là khi...

5 con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ ví như “Nữ hoàng thằn lằn chân dài Việt Nam”

  Trải qua hang triệu năm đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống. Mỗi một loài khác nhau, sống ở một vùng lãnh thổ khác nhau sẽ sinh sống nhờ vào thức ăn sẵn có trong khu vực và phụ thuộc rất nhiều vùng khí hậu nơi trung đang định cư. Điều kiện tự nhiên nơi loài sinh vật đó đang tồn tại dù có thuận lợi hay khó khăn, đều bắt buộc chúng phải tự trang bị cho...

Bài toán khắc phục môi trường để du lịch Cát Bà phát triển du lịch bền vững

  Nằm ở phía Đông Nam TP.Hải Phòng, Cát Hải là huyện có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố và vùng Đông Bắc Tổ quốc với nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Đặc biệt năm 2004, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là dấu mốc cho sự phát triển đột phá. Tuy nhiên hiện nay Cát Bà vẫn còn những vấn đề...

Nông dân Việt Hải (Hải Phòng) ‘đổi đời’ nhờ du lịch

Sức hút từ “đảo của đảo” Cách thị trấn Cát Bà khoảng 45 phút đi tàu, xã Việt Hải nằm biệt lập và được dân du lịch gọi tên là “đảo của đảo”. Nằm sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà và Di sản thiên nhiên thế giới Quần đảo Cát Bà – Vịnh Hạ Long, Việt Hải là nơi lưu giữ những nguồn gen quý hiếm có trong sách đỏ thế giới mà đặc trưng là...

Khát vọng “xanh hóa” đảo Cát Bà

  Là một trong những “mắt xích” quan trọng của ngành kinh tế du lịch biển phía bắc, đảo Cát Bà đã và đang phát triển theo hướng du lịch sinh thái, kỳ vọng sẽ trở thành hòn đảo du lịch xanh với những dịch vụ lữ hành chất lượng. Vẻ đẹp xanh trong của đảo Cát Bà (Hải Phòng). Du lịch sinh thái là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp du lịch, với tốc độ tăng trưởng khoảng 20-34%...

Hải Phòng: Thành lập Ban chỉ đạo quản lý Di sản vịnh Hạ Long

  Theo quyết định số 3667/QĐ-UBND của UBND TP Hải Phòng, Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà thuộc TP Hải Phòng (gọi tắt là Ban chỉ đạo) gồm 19 thành viên, do Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực văn hoá – xã hội làm Trưởng ban. Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà làm Phó Trưởng ban Thường trực; Chủ tịch UBND huyện Cát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất