Trợ giúp


Powered by Techcity

Phát triển giao thông là động lực phát triển kinh tế

Sự phát triển của hạ tầng giao thông ở Tây Ninh không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển mà còn đóng vai trò quan trọng trong kích thích ngành du lịch của tỉnh. 

PV VTC News phỏng vấn ông Dương Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về sự đồng bộ giữa phát triển giao thông và ngành du lịch đã tạo ra một hệ sinh thái phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương.

Tuyến đường 30/4, thành phố Tây Ninh được mở rộng 6 làn xe. (Ảnh: Báo Tây Ninh)

Tuyến đường 30/4, thành phố Tây Ninh được mở rộng 6 làn xe. (Ảnh: Báo Tây Ninh)

– Thưa ông, giải pháp nào giúp giao thông tỉnh Tây Ninh phát triển trong những năm gần đây?

Giao thông là ngành phải đi trước, mở đường để các ngành kinh tế khác phát triển. Thực tế đã chứng minh địa phương nào có hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, tức là có hệ thống đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển thì địa phương đó sẽ phát triển nhanh, bền vững.

Từ quan điểm, nhận thức trên thì Đại hội Đảng bộ của tỉnh Tây Ninh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá của tỉnh. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn được nhân dân đồng tình ủng hộ, các ngành, các cấp cả hệ thống chính trị quán triệt và triển khai thực hiện trên tinh thần hết sức quyết liệt.

Để hiện thực hóa quan điểm, nhận thức trên, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực từ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương và các nguồn lực xã hội khác để phát triển giao thông. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, tổng nguồn vốn của ngân sách tỉnh dành cho thi công trung hạn là 20.000 tỷ đồng nhưng tỉnh đã dành riêng cho giao thông là 6.000 tỷ đồng. Nếu tính tỷ trọng thì chiếm hơn 1/4 tổng vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn trung hạn.

Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: Báo Tây Ninh)

Ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: Báo Tây Ninh)

Ngoài ra, tỉnh cố gắng tận dụng, tranh thủ các nguồn vốn Trung ương để đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh. Ví dụ dự án đường tuần tra biên giới do Bộ Quốc phòng, Quân khu 7 làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư trong giai đoạn 1 vừa qua là khoảng hơn 1.500 tỷ.

Hiện nay đã đầu tư được khoảng hơn 160km, dự án này có ý nghĩa rất lớn về quốc phòng an ninh và ý nghĩa đối với người dân vùng biên giới để phát triển kinh tế, xã hội. Tuyến đường hoàn thành, người dân rất vui mừng, họ sẽ yên tâm sản xuất, yên tâm cuộc sống bởi hạ tầng bây giờ đã hoàn chỉnh.

Gần đây nhất tỉnh đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải khởi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Châu Thành – Đức Hòa. Dự án này qua địa bàn Tây Ninh khoảng 20km với quy mô đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng. Đây là một dự án hết sức quan trọng, khi hoàn thành sẽ kết nối Tây Ninh với các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên.

– Theo ông, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông nào sẽ đóng góp vào sự chuyển mình tích cực của giao thông ở Tây Ninh?

Thứ nhất là đường tỉnh 744 kết nối Tây Ninh – Bình Dương, tổng kinh phí của tuyến đường này là 1.800 tỷ để đầu tư kết nối với Bình Dương. Đây là một công trình quan trọng nhằm tăng kết nối vùng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ.

Thứ hai là dự án kết nối với tỉnh Bình Phước – đường 794. Hiện nay đang đầu tư giai đoạn 2, mở rộng, nâng cấp tuyến đường này.

Toàn cảnh chợ Long Hoa và núi Bà Đen. (Ảnh: Lê Việt Khánh)

Toàn cảnh chợ Long Hoa và núi Bà Đen. (Ảnh: Lê Việt Khánh)

Thứ ba Tây Ninh cũng đầu tư vốn để kết nối với đường 838C của Long An. Khi hoàn thành những tuyến đường này thì thời gian đi Long An, Bình Phước, Bình Dương, TP.HCM sẽ nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp.

Những tuyến đường kế tiếp là ưu tiên lựa chọn những tuyến đường nội đo thì Tây Ninh đã đầu tư đường 793, 792 đi từ TP Tây Ninh đến huyện Tân Biên, Tân Châu lên cửa khẩu Chàng Riệc; hay đầu tư đường 795 nối liền hai huyện Tân Biên, Tân Châu cũng đã hoàn thành…

Ngoài các tuyến đường kết nối vùng, liên tỉnh, liên huyện thì thời gian qua Tây Ninh cũng đã tập trung cho các tuyến đường chỉnh trang đô thị. Ví dụ như đường 30/4 có 6 làn xe rất đẹp, đây là công trình đầu tiên tỉnh đưa tất cả các hạ tầng viễn thông, điện nước ngầm hóa ở dưới và mở rộng tới huyện Hòa Thành và các vùng lân cận.

Tất cả những dự án này đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị, thành phố và người dân rất đồng tình. Bởi những dự án này được đầu tư bài bản hoàn chỉnh, người dân yên tâm không phải dời tới dời lui và kinh doanh sẽ thuận lợi hơn so với tuyến đường cũ chưa được chỉnh trang đô thị.

– Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong cải thiện hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh?

Yếu tố đầu tiên từ quan điểm nhận thức chủ trương thống nhất hành động quyết liệt và sự đồng tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị của người dân trong tỉnh. Sở dĩ nói người dân trong tỉnh đồng lòng bởi thời gian qua các địa phương vận động tuyên truyền cho người dân, hiện thực hóa bằng những cơ sở hạ tầng mới, hiện đại, khang trang nên người dân rất phấn khởi.

Tại dự án tuyến đường tuần tra biên giới, khi dự án chưa sẵn sàng, có khi chưa chi tiền đền bù nhưng người dân vẫn giao mặt bằng cho nhà thầu làm. Họ nghĩ rằng đây là tuyến đường để thể hiện chủ quyền, an ninh quốc gia, quốc phòng an ninh nên tâm lỷ rất thoải mái nên chúng tôi thật sự xúc động.

Từ dự án tuyến đường tuần tra biên giới đến các dự án nội địa về sau này hầu như người dân đều rất đồng lòng, mặc dù chỗ này chỗ nọ đề nghị xem giá cả, xem lại diện tích nhưng chỉ là một số ít, còn đa số ủng hộ.

Tuyến đường tuần tra biên giới ở Tây Ninh. (Ảnh: Báo Tây Ninh)

Tuyến đường tuần tra biên giới ở Tây Ninh. (Ảnh: Báo Tây Ninh)

Chính sự đồng lòng của người dân dẫn đến việc giải phóng mặt bằng nhanh, giải ngân nhanh, triển khai dự án tốt. Điều này thể hiện khi những năm gần đây, Tây Ninh nằm trong top những tỉnh thành giải ngân khá.

Cụ thể năm 2022, 2023 Tây Ninh cũng là 1 trong 15 tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn theo kế hoạch của Thủ tướng đạt được kết quả cao nhất đầu tư công. Năm 2023 nằm trong top 10 giải ngân đúng tiến độ theo quý 6 tháng, 9 tháng.

Yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ hai là sự triển khai tập trung quyết liệt. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo đột phá, trong đó giao thông là một mũi đột phá, Ban chỉ đạo này do Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban. Kế tiếp là thành lập Tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, các ngành liên quan làm thành viên.

Tổ này có nhiệm vụ là chỉ đạo, kiểm tra, xử lý tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các dự án công trình trọng điểm và hàng tháng họp giao ban định kỳ với các chủ đầu tư từ tỉnh đến huyện để nghe báo cáo tình hình giải ngân vốn, nghe những khó khăn vướng mắc, những kiến nghị đề xuất để làm sao tháo gỡ nhanh nhất.

Yếu tố thứ 3 là tỉnh đã thành lập ban giải phóng mặt bằng cho các dự án công trình trọng điểm. Từ khi thành lập ban này, đã tạo sự chuyển biến trong công tác giải phóng mặt bằng. 

Một yếu tố quan trọng nữa là đã thành lập nhóm trao đổi công việc gồm lãnh đạo tỉnh, giám đốc sở và lãnh đạo các địa phương để trao đổi cụ thể trên nhóm.

Ví dụ đơn vị, địa phương nào đang vướng giải phóng mặt bằng, chi trả chậm tiền cho dân hoặc nhà thầu làm  chậm… thì sẽ đưa vấn đề này lên nhóm để cùng nhau trao đổi, tháo gỡ vướng mắc, tìm giải pháp.

– Những dự án trọng điểm nào trong lĩnh vực giao thông được ưu tiên, góp phần quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong năm 2024, thưa ông?

Thứ nhất là dự án cao tốc TP.HCM –  Mộc Bài, đây là dự án mà Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Tây Ninh xác  định là dự án hết sức quan trọng để hoạch định kinh tế, xã hội của tỉnh.

Không chỉ giúp cho 2 địa phương mà quan trọng cho cả vùng Đông Nam Bộ, khi cao tốc hoàn thành sẽ kết nối giữa tuyến cao tốc Phnom Penh – Bàu Bàng, nối từ Phnom Penh đi các nước khác. 

Tỉnh Tây Ninh rất quan tâm và phối hợp rất tốt với TP.HCM để thực hiện dự án này, hiện dự án đang được Bộ kế hoạch Đầu tư thẩm định, khả năng năm nay sẽ trình Thủ tướng phê duyệt, chủ trương đầu tư.

Toàn cảnh thành phố Tây Ninh. (Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên)

Toàn cảnh thành phố Tây Ninh. (Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên)

Dự án thứ hai mà Tây Ninh triển khai là cao tốc Gò Dầu đi cửa khẩu quốc tế Xa Mát. Hiện nay đã có hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ cố gắng họp sớm và dự án này Chính phủ đã giao cho Tây Ninh có thẩm quyền quyết định đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, tỉnh sẽ bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để khai thác vận hành thu phí.

Thứ ba, Tây Ninh sẽ tập trung để hoàn thành 2 dự án thành phần của đường liên tuyến 787B, 789, N8. Đây là các tuyến đường quan trọng kết nối Tây Ninh đi Long An qua nhiều huyện của tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 3000 tỷ đồng. Những dự án này đã khởi công và cố gắng hoàn thành trong năm 2024. 

– Thời gian qua, lượng khách du lịch đến Tây Ninh ngày càng tăng cao, điều này có đóng góp không nhỏ của sự phát triển của giao thông tại địa phương?

Hiện nay lượng du khách đến tham quan khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đã lên tới con số 5 triệu. Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm khi du khách quay trở lại Tây Ninh đều thấy sự thay đổi, khác biệt về hạ tầng giao thông. 

Giao thông thay đổi và phát triển giảm thời gian di chuyển, chi phí cho du khách tham quan nên lượng khách hàng năm đến với tỉnh tăng cao. 

Ngoài ra, du lịch Tây Ninh có sự đầu tư bài bản, ngày càng có nhiều sản phẩm hấp dẫn… đã góp phần cộng hưởng cho khách du lịch đến Tây Ninh ngày càng nhiều. 

Xin cảm ơn ông! 

Hoàng Thọ

Cùng chủ đề

Phát triển khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen thành tâm điểm vùng Đông Nam bộ

Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Từ núi Bà Đen nhìn xuống, sẽ thấy cả một vùng đồng bằng mênh mông bao phủ ngoại ô thành phố Tây Ninh. Nhìn từ xa, núi Bà Đen khi thì hiện rõ giữa nền trời xanh, lúc ẩn trong làn sương bảng lảng. Du khách tham quan đỉnh núi Bà Đen (ảnh SunWorld Baden Moutain) Nơi đây còn thu hút du khách bởi...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, thu hút đầu tư

Những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh đang không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, trở thành một địa phương phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bước vào nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển đồng bộ cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội, dựa trên tư duy phát triển hài hòa, bền...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Núi Bà Đen, Tây Ninh – miền đất nổi tiếng tại Nam bộ, đang bước vào mùa lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa trong tháng 9 Âm lịch. Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động ý nghĩa

Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát – một biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha và cứu độ chúng sinh trong văn hoá Phật giáo. Đối với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Tây Ninh nói riêng, hình tượng Quán Thế Âm...

Cát Bà phải là điểm đến du lịch xanh, đòn bẩy cho kinh tế Hải Phòng phát triển

Đó là nhận định của GS-TS. Đỗ Công Thung, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên và Môi trường biển về hướng đi bền vững và lâu dài để đảo Cát Bà thực sự “lột xác”, xứng tầm “hòn ngọc” của Bắc bộ. GS-TS. Đỗ Công Thung, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên và Môi trường biển Bốn thách thức để Cát Bà xanh toàn diện Cát Bà được định hướng phát triển thành điểm...

Cùng tác giả

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ báo chí.  Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 – 28/11/2024. Sáng 25/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón nguyên...

Nâng chất lượng điều tra, giải quyết tai nạn giao thông cho công an khu vực miền Trung – Tây Nguyên – Thừa Thiên

 Lực lượng công an có mặt tại hiện trường một vụ TNGT trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn (ảnh minh họa) Tham dự, có Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và 154 học viên thuộc lực lượng CSGT Công an 9 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk,...

Dự báo thời tiết 26/11/2024: Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ mưa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 26/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Trời chuyển rét. Khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có...

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm. Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao,...

Triển khai chương trình đào tạo robot thông minh tại Thái Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng tại buổi làm việc Neuromeka là một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực robot và tự động hóa, được nhận giải doanh nghiệp robot xuất sắc nhất năm 2023 của Hàn Quốc. Hai bên thống nhất sẽ triển khai một Trung tâm đào tạo robot và tự động hóa tại Thái Nguyên ở Trường Cao đẳng nghề số 1, Bộ Quốc phòng. Nguồn vốn...

Cùng chuyên mục

Phát triển khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen thành tâm điểm vùng Đông Nam bộ

Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Từ núi Bà Đen nhìn xuống, sẽ thấy cả một vùng đồng bằng mênh mông bao phủ ngoại ô thành phố Tây Ninh. Nhìn từ xa, núi Bà Đen khi thì hiện rõ giữa nền trời xanh, lúc ẩn trong làn sương bảng lảng. Du khách tham quan đỉnh núi Bà Đen (ảnh SunWorld Baden Moutain) Nơi đây còn thu hút du khách bởi...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, thu hút đầu tư

Những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh đang không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, trở thành một địa phương phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bước vào nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển đồng bộ cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội, dựa trên tư duy phát triển hài hòa, bền...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Núi Bà Đen, Tây Ninh – miền đất nổi tiếng tại Nam bộ, đang bước vào mùa lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa trong tháng 9 Âm lịch. Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động ý nghĩa

Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát – một biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha và cứu độ chúng sinh trong văn hoá Phật giáo. Đối với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Tây Ninh nói riêng, hình tượng Quán Thế Âm...

Núi Bà Đen được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong Đại lễ Vesak 2025

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen (Tây Ninh) trong chuyến khảo sát các điểm tham quan dành cho phật tử trong Đại lễ Vesak 2025. Hàng nghìn phật tử quốc tế sẽ đến núi Bà Đen trong dịp Đại lễ Vesak 2025. Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hóa Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là biểu tượng linh thiêng, gắn liền...

Đại biểu Vesak nói gì về núi Bà Đen Tây Ninh?

Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hoá Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với các truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật. Những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới phải kể đến như núi Tu Di (Tây Tạng), hay Linh Thứu Sơn nằm cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 70km được biết đến từng là nơi Đức Phật thuyết giảng.  Quay trở lại Việt Nam, trải...

Đoàn đại biểu Vesak 2025 thăm núi Bà Đen

Chuyến công tác tại núi Bà Đen là một trong các hoạt động quan trọng của ICDV nhằm chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất của các tín đồ Phật giáo trên thế giới, Đại lễ Vesak, sẽ diễn ra từ 6-8/5/2025 tại TP.HCM.  Từ sáng sớm, gần 100 đại biểu đã có mặt tại núi Bà Đen, ngọn núi thiêng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân Nam bộ Việt Nam. Tại đây, đoàn công tác...

Những điều không phải ai cũng biết về núi Bà Đen

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ, Việt Nam, thu hút du khách khắp nơi đến chiêm bái và tham quan. Là điểm đến du lịch nổi tiếng, núi Bà Đen trở thành biểu tượng tâm linh của người dân Nam Bộ. Núi Bà Đen sở hữu 6 ngôi chùa có lịch sử 300 năm tuổi, cùng với đó là hệ thống công trình tâm linh độc đáo. Nơi đây còn có bức tượng Phật Bà Tây...

Tây Ninh – đất thiêng Nam Bộ

Nằm ở phía Tây Nam của vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Ninh được ví như hòn ngọc thuần khiết và đầy thú vị. Nơi đây, mỗi điểm đến đều là một trải nghiệm riêng dành với câu chuyện đặc biệt ẩn sau dưới vẻ ngoài bình dị. Những di tịch lịch sử lâu đời trên mảnh đất này gắn liền với các sự tích kỳ bí như: huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen, dấu...

Thiêng liêng lễ Dâng đăng trên đỉnh núi Bà Đen

Nếu như ở miền Bắc có tục thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; miền Trung thờ Mẹ Xứ Sở; vùng đồng bằng sông Cửu Long thờ Bà Chúa Xứ, thì vùng Đông Nam Bộ thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, hay còn được gọi bằng cái tên dân dã là Bà Đen. Trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Nam bộ, Linh Sơn Thánh Mẫu được xem là vị thần bảo hộ cho cả một vùng đất, và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất