Trợ giúp


Powered by Techcity

Người Việt ngày càng thích du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh ngày càng được khách Việt yêu thích, lượng đặt tour tăng tới 20% trong tháng Giêng và có tiềm năng khai thác được bốn mùa.

Bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc Phòng Tiếp thị và Truyền thông Công ty Lữ hành Vietlux, cho biết các chương trình hành hương, viếng thăm thắng cảnh tâm linh trong và ngoài nước là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách nội địa thời điểm sau Tết. So với cùng kỳ, lượng khách đặt thời điểm này tăng khoảng 15-20%.

Tháng Giêng là thời điểm du khách chọn các hoạt động tham quan kết hợp thăm viếng chùa và tham gia các lễ hội. Những điểm đến được du khách ưa chuộng là Đà Lạt, Vũng Tàu, miền Tây, Phan Thiết, Tây Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng. Các tour này có thời gian tham quan từ 2 đến 5 ngày, với đa dạng mức giá tùy theo chương trình, phương tiện di chuyển.

Khách lễ chùa Giác Hoa, Bạc Liêu ngày đầu năm. Ảnh: Văn Đông

Khách tham quan, lễ bái tại chùa Giác Hoa, Bạc Liêu, ngày đầu năm. Ảnh: Văn Đông

Ghi nhận của BenThanh Tourist, lượng khách tham gia tour hành hương chiếm tỷ lệ hơn 50% trên tổng số lượng khách đăng ký tour du lịch khởi hành vào nửa cuối tháng 2, đầu tháng 3. Các chương trình tour khởi hành trong tháng 2 đã kín chỗ.

Bà Đào Thị Việt, Phó Tổng giám đốc Sun World Ba Den Moutain, nói khách du lịch tâm linh ngày càng có chiều sâu hơn, đòi hỏi các hoạt động gắn với tôn giáo cần được tổ chức bài bản, văn minh hơn, chú trọng tới trải nghiệm văn hóa. Hiện tại, các con số đang chứng minh du lịch tâm linh dần trở thành xu hướng.

Từ 7/2 đến 18/2 tức (28 tháng chạp đến hết ngày mùng 9 Tết Giáp Thìn), khu du lịch đón gần 1,3 triệu lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Những năm trước, khu du lịch đón trung bình khoảng 1,5-2 triệu lượt khách, tới năm 2023 đã thu hút 5,1 triệu khách.

Nghi lễ dâng đăng ở núi Bà Đen. Ảnh: SW

Nghi lễ dâng đăng ở núi Bà Đen. Ảnh: SW

Ở Ninh Bình, du lịch tâm linh cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách nội địa. Từ ngày mùng 1 Tết đến nay, Ninh Bình ước đón 700.000 lượt khách tới các điểm du lịch tâm linh, chiếm 48,3% so với tổng lượng khách đến tỉnh.

Một số điểm du lịch tâm linh thu hút đông du khách gồm chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, động Am Tiêm, đền Trần. 90% khách du lịch tâm linh là khách nội địa, chủ yếu đến từ thành phố Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, TP HCM, vùng Tây Nam Bộ, miền Trung.

“Du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng, trở thành điểm sáng của tỉnh, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương”, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, nói.

Theo ông Mạnh, tỉnh đang xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa, tâm linh trong cả bốn mùa, qua đó thu hút khách du lịch, biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đại diện khu du lịch núi Bà Đen cũng dự báo khách sẽ tiếp tục tới đây sau Tết nhờ có chuỗi Hội xuân Di Lặc và Hội xuân núi Bà Đen – lễ hội truyền thống lớn nhất năm ở Tây Ninh, kéo dài suốt tháng Giêng. Để du lịch tâm linh không còn mang tính “mùa vụ”, đơn vị này cho biết sẽ liên tục tổ chức các hoạt động, lễ hội văn hóa Phật giáo với đa dạng trải nghiệm được làm mới.

Điện Tam thế ở chùa Bái Đính, Ninh Bình. Ảnh: Chùa Bái Đính

Điện Tam thế ở chùa Bái Đính, Ninh Bình. Ảnh: Chùa Bái Đính

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó chủ tịch CLB Du lịch Thủ đô, du lịch tâm linh ở Việt Nam hiện chia làm ba loại hình chính, gồm trẩy hội đầu năm, check in điểm đến và lễ bái. Một ngách khác kén khách đang hình thành là tour tâm linh chuyên sâu, nhắm đến khách tu tập, yêu cầu hướng dẫn viên có chuyên môn rất cao về Phật giáo.

Đại diện CLB Du lịch Thủ đô cho biết ba loại hình chính của du lịch tâm linh có đóng góp lớn cho kinh tế. Nhiều ngôi chùa đẹp được xây dựng trở thành điểm du lịch yêu thích của giới trẻ. Đây là dấu hiệu tích cực bởi trước đây, người Việt thường phải sang nước ngoài để chiêm bái các ngôi chùa đẹp, quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc khai thác du lịch tâm linh sao cho hiệu quả về mặt kinh tế và không “biến tướng”, “thương mại hóa” là điều quan trọng. Ông Đạt chia sẻ từng có trải nghiệm không tốt khi du lịch một ngôi chùa lớn vì nhân viên liên tục chèo kéo, nói sai sự thật về dịch vụ. Bản thân ông Đạt thích loại hình thứ tư hơn nhưng thừa nhận khó tổ chức vì “cung không gặp cầu”.

Tú Nguyễn – Vân Khanh

Cùng chủ đề

Lễ hội khinh khí cầu Tràng An

  Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014-2024). Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An – Cúc Phương năm 2024 rút gọn chỉ còn ở một địa điểm tổ chức là Công viên văn hóa Tràng An, TP. Ninh Bình. Lễ hội khinh khí cầu Tràng An – Cúc Phương năm 2024 năm nay được tổ chức...

Tràng An – viên ngọc sáng 10 năm nở hoa di sản

  Quần thể danh thắng Tràng An nơi hội tụ giá trị đặc sắc về tự nhiên và chiều sau lịch sử văn hóa miền di sản sơn bao, thủy bọc nước non cẩm tú sơn thủy hữu tình, tiên cảnh bồng lai… Mười năm qua nơi đây đã đón hàng chục triệu khách du lịch trong nước và quốc tế… Quần thể Tràng An – Tam Cốc đã được nhiều tổ chức thế giới công nhận là điểm đến...

Khám phá Di sản thế giới Tràng An

  Ngay khi đến Ninh Bình vào khoảng 10 giờ 30 phút, đoàn khách Ấn Độ đã chia thành những tốp nhỏ lần lượt khám phá Khu du lịch sinh thái Tràng An. Đoàn khách tham quan 2 tuyến của Khu du lịch sinh thái Tràng An gồm tuyến 2 và tuyến 4. Trong đó, khách đi tuyến 2 được tham quan Hang Mây – Hang Địa Linh – Đền Suối Tiên – hang Thánh Trượt – Hang Đại – Hành cung...

Nhiều hoạt động hấp dẫn kỷ niệm Tràng An là Di sản văn hóa-thiên nhiên thế giới

  Tối 26/4, Lễ kỷ niệm 10 năm (2014-2024) Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới được Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức tại Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Nhiều hoạt động mang tính kết nối và lan tỏa được tổ chức tại nhiều địa điểm, trong đó trung tâm là Quần thể Danh thắng Tràng An. Chuỗi các hoạt động nhằm tôn...

Đoàn khách 800 người của tỷ phú Ấn Độ tham quan du lịch Ninh Bình

  Chiều 28/8, Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, đoàn du khách của tỷ phú Ấn Độ Dilip Shanghvi đưa sang Việt Nam đã có mặt tại khu du lịch Tràng An. Đoàn du khách của tỷ phú Ấn Độ đã có mặt tại Tràng An vào ngày 28/8. Ông Phạm Duy Phong, Phó giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, đoàn khách Ấn Độ chia thành 7 đợt sẽ tới tham quan Ninh Bình từ ngày 28/8 đến...

Cùng tác giả

TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi mời gọi đầu tư vào lĩnh vực tài chính, logistic, cảng trung chuyển quốc tế

(Hochiminhcity.gov.vn) – Chiều 17/12 – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Hong Kong, Trung Quốc, do Tiến sĩ Jonathan Choi, Chủ tịch Phòng Thương mại Hong Kong- Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Vùng Vịnh lớn Quảng Đông – Hong Kong – Macao (GBA), Chủ tịch Tập đoàn Sunwah làm trưởng đoàn . Tiến sĩ Jonathan Choi, Chủ tịch Phòng Thương mại Hong...

Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

video-options=”{“video_autoplay”:false,”video_autoplay_on_scroll”:false,”video_autoplay_unmuted”:true}”> Từ ngày 13 – 16/12, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”. Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị...

Du lịch mùa đông nét mới ở Tuyên Quang

Những trải nghiệm thú vị Đồng chí Lê Quốc Thu, Phó trưởng Ban Quản lý các Khu du lịch tỉnh cho biết: Năm 2024, mặc dù trải qua cơn bão Yagi, khiến một số hoạt động du lịch không thực hiện được theo Kế hoạch, nhưng công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được những kết quả khả quan. Đến hết tháng 12/2024, việc đón tiếp khách du lịch ước đạt: 1.300.000 lượt. Trong...

Tôn vinh 43 nông dân, 30 sản phẩm nông nghiệp xuất sắc của Đồng Nai năm 2024

(ĐN) – Tối 17-12, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Văn Quang; Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi và đông đảo nông dân, hợp tác xã, cơ sở sản xuất dự Lễ tôn vinh nông dân tiêu biểu và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Tuấn Anh trao...

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024: Biến động giá ở khu vực miền Bắc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 64.000 – 66.000 đồng/kg. Lào Cai và Ninh Bình có giá giao dịch thấp nhất khu...

Cùng chuyên mục

Du khách thích thú với lễ hội văn hoá Việt – Nhật trên núi Bà Đen

Chương trình khai mạc tuần lễ văn hoá Việt Nhật diễn ra từ 30/11-08/12/2024 với nhiều trải nghiệm văn hoá mang đậm sắc màu xứ sở hoa anh đào. Những vũ điệu độc đáo với kimono hay ô wagasa dưới gốc hoa anh đào tái hiện nét đẹp nghệ thuật truyền thống của xứ sở mặt trời mọc đã mở màn cho tuần văn hoá Việt Nhật tại “nóc nhà Nam bộ”. Trong khuôn khổ tuần văn hoá Việt Nhật,...

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt-Nhật trên đỉnh núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh

Tuần văn hóa Việt-Nhật được tổ chức từ ngày 1-8/12 với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản hòa quyện với nét đẹp văn hóa cổ truyền của mảnh đất Tây Ninh. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản: Quảng bá văn hóa đối ngoại và điểm đến Việt Nam Mở rộng giao lưu kết nối Việt Nam tươi đẹp với Nhật Bản Lễ hội Việt Nam tại tỉnh Kanagawa giúp gắn kết tình hữu...

Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt – Nhật

Khám phá tuần văn hoá Việt – Nhật với nhiều trải nghiệm  Lần đầu tiên tại Tây Ninh, du khách sẽ được hoà vào không khí lễ hội đậm sắc màu văn hoá Nhật Bản tại núi Bà Đen, với tuần Văn hoá Việt – Nhật diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 12. Đây là hoạt động mở màn cho chuỗi các tuần lễ văn hoá độc đáo trong tháng di sản tại núi Bà Đen cuối năm...

Phát triển khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen thành tâm điểm vùng Đông Nam bộ

Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Từ núi Bà Đen nhìn xuống, sẽ thấy cả một vùng đồng bằng mênh mông bao phủ ngoại ô thành phố Tây Ninh. Nhìn từ xa, núi Bà Đen khi thì hiện rõ giữa nền trời xanh, lúc ẩn trong làn sương bảng lảng. Du khách tham quan đỉnh núi Bà Đen (ảnh SunWorld Baden Moutain) Nơi đây còn thu hút du khách bởi...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, thu hút đầu tư

Những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh đang không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa khát vọng vươn tầm, trở thành một địa phương phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bước vào nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển đồng bộ cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội, dựa trên tư duy phát triển hài hòa, bền...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Núi Bà Đen, Tây Ninh – miền đất nổi tiếng tại Nam bộ, đang bước vào mùa lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa trong tháng 9 Âm lịch. Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát...

Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động ý nghĩa

Diễn ra vào ngày 19/9 âm lịch hàng năm, Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong năm để Phật tử hướng lòng thành kính về Quán Thế Âm Bồ Tát – một biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha và cứu độ chúng sinh trong văn hoá Phật giáo. Đối với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Tây Ninh nói riêng, hình tượng Quán Thế Âm...

Núi Bà Đen được chọn là điểm đến của 1.000 đại biểu trong Đại lễ Vesak 2025

Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen (Tây Ninh) trong chuyến khảo sát các điểm tham quan dành cho phật tử trong Đại lễ Vesak 2025. Hàng nghìn phật tử quốc tế sẽ đến núi Bà Đen trong dịp Đại lễ Vesak 2025. Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hóa Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là biểu tượng linh thiêng, gắn liền...

Đại biểu Vesak nói gì về núi Bà Đen Tây Ninh?

Biểu tượng linh thiêng của Phật giáo Trong văn hoá Phật giáo, các ngọn núi cao được xem là một biểu tượng linh thiêng, gắn liền với các truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật. Những ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới phải kể đến như núi Tu Di (Tây Tạng), hay Linh Thứu Sơn nằm cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 70km được biết đến từng là nơi Đức Phật thuyết giảng.  Quay trở lại Việt Nam, trải...

Đoàn đại biểu Vesak 2025 thăm núi Bà Đen

Chuyến công tác tại núi Bà Đen là một trong các hoạt động quan trọng của ICDV nhằm chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất của các tín đồ Phật giáo trên thế giới, Đại lễ Vesak, sẽ diễn ra từ 6-8/5/2025 tại TP.HCM.  Từ sáng sớm, gần 100 đại biểu đã có mặt tại núi Bà Đen, ngọn núi thiêng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân Nam bộ Việt Nam. Tại đây, đoàn công tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất