Trợ giúp


Powered by Techcity

Chùm ảnh: Đường Lâm – ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam

Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, được coi là ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam.

Xưa kia, nơi đây gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng được gìn giữ trong suốt hàng ngàn năm.

Trong lịch sử Việt Nam, Đường Lâm nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, được người đời mệnh danh là “một ấp hai vua”.

Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi…

Một hình ảnh mang tính biểu tượng về Đường Lâm là cánh cổng xưa của làng Mông Phụ. Cánh cổng có dạng một ngôi nhà hai mái đốc nằm cạnh bến nước, dưới tán lá đa xanh mát.

Công trình kiến trúc nổi bật của làng cổ là đình Mông Phụ. Đình được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng Âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ,…

Công trình quan trọng khác là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), khởi lập năm 1621, là nơi thờ Bà Chúa Mía cùng chư Phật. Chùa còn giữ được nhiều cấu kiện kiến trúc có từ thế kỷ 17 cùng 287 pho tượng mang giá trị mỹ thuật cao.

Về nhà cổ, Đường Lâm còn lưu giữ được gần 1.000 ngôi nhà truyền thống, tập trung nhiều nhất ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17-19.

Đặc trưng của kiến trúc nhà ở Đường Lâm là sử dụng đá ong – một sản vật của vùng đất Sơn Tây – làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Điều này làm không gian kiến trúc của làng cổ mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.

Một nét độc đáo khác của làng cổ Đường Lâm là hệ thống đường gạch cổ với các đường nhánh tỏa ra từ hai bên trục chính như hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình làng sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Đặc sản nổi tiếng của Đường Lâm là tương. Tương ở đây có chất lượng không hề thua kém các làng làm tương lâu đời khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra làng còn có món kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam… ngon nức tiếng xa gần.

Xét về quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 2006)…

Cùng chủ đề

Đón nắng thu ở làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội) mùa nào cũng đẹp, nhưng đối với một người yêu nhiếp ảnh thì tôi yêu nhất những ngày có nắng mùa thu nơi đây.   Tôi lang thang khắp mọi ngõ ngách, cảm nhận sự dịu dàng của những cơn gió vờn trên cành lá, vạt nắng chiếu xiên qua tàng cây… Biết bao kỉ niệm ấu thơ như ùa về khi bắt gặp những đứa trẻ thỏa thích dội gáo nước trong xanh...

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là nơi đậm đặc các di sản văn hoá cổ truyền. Hiếm nơi nào có đầy đủ các công trình liên quan đến đời sống văn hoá, xã hội, tâm linh từ xưa để lại như người dân nơi đây: Cổng làng, đình, chùa, quán, giếng cổ, nhà thờ họ… Xã Đường Lâm có 9 thôn  khác nhau, trong...

Nguyễn Tấn Phát biến rơm rạ thành những món đồ chơi dân gian độc đáo

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, sáng kiến này không chủ giúp bảo tồn văn hoá dân gian mà còn trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, biến nó trở thành một trò chơi dân gian cho trẻ em, đồng thời là cầu nối thu hút du khách quốc tế tới tham quan khu du lịch làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.  Nói về ý tưởng và nguyên liệu tạo lên sản phẩm, nghệ nhân Nguyễn...

Hấp dẫn đêm Trung thu làng cổ – Đường Lâm xứ Đoài

Chương trình “Trung thu làng cổ” được tổ chức tại khu vực sân khấu cổng làng cổ Đường Lâm với nhiều hoạt động đặc sắc, như: hội thi mô hình đèn Trung thu và diễu hành đèn Trung thu với sự tham gia của 9 thôn (xã Đường Lâm). Mặc dù còn hơn 2 tuần nữa mới tới Tết Trung thu, nhưng tối 31-8, nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2-9-1954 – 2-9-2024); 100 năm thành lập...

Trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại Làng cổ Đường Lâm

Tại làng cổ Đường Lâm sẽ có các gian hàng bày bán sản phẩm do chính bàn tay người dân trong làng làm ra. Đó là đồ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch; ẩm thực đặc trưng của làng cổ như bánh chè lam, bánh gai, kẹo lạc, kẹo dồi, bánh tẻ, thịt quay đòn, gà mía…  Đặc biệt, “Đêm làng cổ” là nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền...

Cùng tác giả

Đoàn công tác Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thăm, kiểm tra tiến độ dự án tái thiết khu dân...

Tham gia cùng đoàn có Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Phó Chính ủy Quân khu 2. Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh. Đoàn công tác kiểm tra công trình xây dựng tại thôn Làng Nủ. Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế, nghe Binh đoàn 12 – Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn báo cáo tiến độ thực hiện dự...

Quốc hội thảo luận tại Tổ đối với các dự án luật

(Baoquangngai.vn)- Các đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ cụm từ “từ hộ kinh doanh” nêu tại khoản 4 Điều 15 dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thành lập mới để được hưởng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.   Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ đối với Dự án Luật Thuế thu...

Khai mạc trưng bày chuyên đề về bến Vũng Rô – tàu Không số

Hướng đến kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số (28/11/1964-28/11/2024), tối 22/11 tại Bảo tàng tỉnh, Sở VHTT&DL khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến tàu Không số”.   Các đại biểu dự lễ khai mạc không gian trưng bày “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến tàu Không số”. Ảnh:...

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe nhân dân

(QBĐT) – Sáng 19/11, đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm và làm việc với Trường cao đẳng Y tế Quảng Bình (CĐYTQB) về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua và công tác trọng tâm thời gian tới.   Tham dự có các đồng chí Tỉnh ủy viên: Lê Vĩnh Thế, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch...

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban...

Cùng chuyên mục

Đón nắng thu ở làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội) mùa nào cũng đẹp, nhưng đối với một người yêu nhiếp ảnh thì tôi yêu nhất những ngày có nắng mùa thu nơi đây.   Tôi lang thang khắp mọi ngõ ngách, cảm nhận sự dịu dàng của những cơn gió vờn trên cành lá, vạt nắng chiếu xiên qua tàng cây… Biết bao kỉ niệm ấu thơ như ùa về khi bắt gặp những đứa trẻ thỏa thích dội gáo nước trong xanh...

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là nơi đậm đặc các di sản văn hoá cổ truyền. Hiếm nơi nào có đầy đủ các công trình liên quan đến đời sống văn hoá, xã hội, tâm linh từ xưa để lại như người dân nơi đây: Cổng làng, đình, chùa, quán, giếng cổ, nhà thờ họ… Xã Đường Lâm có 9 thôn  khác nhau, trong...

Nguyễn Tấn Phát biến rơm rạ thành những món đồ chơi dân gian độc đáo

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho biết, sáng kiến này không chủ giúp bảo tồn văn hoá dân gian mà còn trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, biến nó trở thành một trò chơi dân gian cho trẻ em, đồng thời là cầu nối thu hút du khách quốc tế tới tham quan khu du lịch làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.  Nói về ý tưởng và nguyên liệu tạo lên sản phẩm, nghệ nhân Nguyễn...

Hấp dẫn đêm Trung thu làng cổ – Đường Lâm xứ Đoài

Chương trình “Trung thu làng cổ” được tổ chức tại khu vực sân khấu cổng làng cổ Đường Lâm với nhiều hoạt động đặc sắc, như: hội thi mô hình đèn Trung thu và diễu hành đèn Trung thu với sự tham gia của 9 thôn (xã Đường Lâm). Mặc dù còn hơn 2 tuần nữa mới tới Tết Trung thu, nhưng tối 31-8, nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2-9-1954 – 2-9-2024); 100 năm thành lập...

Trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại Làng cổ Đường Lâm

Tại làng cổ Đường Lâm sẽ có các gian hàng bày bán sản phẩm do chính bàn tay người dân trong làng làm ra. Đó là đồ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch; ẩm thực đặc trưng của làng cổ như bánh chè lam, bánh gai, kẹo lạc, kẹo dồi, bánh tẻ, thịt quay đòn, gà mía…  Đặc biệt, “Đêm làng cổ” là nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền...

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm người dân làng cổ Đường Lâm nhân Ngày Gia đình

Chủ tịch nước Tô Lâm với nhân dân làng cổ Đường Lâm – Ảnh: VPCTN Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), ngày 27-6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm hỏi, gặp gỡ và động viên nhân dân làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Gia đình là thành trì quan trọng nhất của mỗi người Trò chuyện với nhân dân tại đình cổ Đường Lâm, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định gia đình là tế...

Đình cổ Mông Phụ – Nét độc đáo giữa lòng làng cổ Đường Lâm

Đình Mông Phụ (Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao khoảng 1.800m². Đình được xây dựng vào năm 1533, thời Vua Mạc Đăng Doanh. Về sau, đình được tôn tạo, tu sửa vài lần nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Ngôi đình được xây dựng theo kiểu chữ ‘Công’ (chữ Hán: 工), gồm nghi môn (cổng chính), sân đình, tả...

Làng cổ Đường Lâm ‘hút’ khách dịp nghỉ lễ

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng làng cổ Đường Lâm vẫn thu hút nhiều gia đình và các nhóm bạn trẻ ghé thăm. Du khách đến Đường Lâm thích thú đi bộ vòng quanh làng, chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, gắn với nghề làm tương nếp; tìm hiểu câu chuyện xa xưa về những ngôi đền, những cổ vật…. Nguồn:https://video.baotintuc.vn/lang-co-duong-lam-hut-khach-dip-nghi-le-post13389.html

Du lịch trải nghiệm làm nông dân ở Làng cổ Đường Lâm thu hút khách quốc tế

Trải nghiệm nông nghiệp một ngày làm nông dân là một trong các sản phẩm du lịch đang thu hút nhiều khách quốc tế tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Du khách có thể tham quan di sản Làng cổ kết hợp trải nghiệm nông nghiệp, thưởng thức ẩm thực, vừa khám phá giá trị văn hóa di sản, vừa trải nghiệm nông nghiệp tại Làng cổ. Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường...

Nét hấp dẫn đặc biệt của ẩm thực Làng cổ Đường Lâm

Tại Diễn đàn Du lịch ASEAN – ATF 2024, sản phẩm du lịch trải nghiệm ẩm thực truyền thống Bắc Bộ – Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một trong hai sản phẩm du lịch của Việt Nam được vinh danh, trao Giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN 2024. Đây là kết quả đáng tự hào của địa phương này trong việc phát triển sản phẩm đa dạng, chất lượng, mang thương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất