Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐẹp mãi "thương hiệu" người Hà Nội

Đẹp mãi “thương hiệu” người Hà Nội

Baoquocte.vn. Nhiều năm qua, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô coi là giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội quan tâm, triển khai thực hiện qua mấy nhiệm kỳ. (Ảnh: Hoàng Hạnh)

Hun đúc giá trị, cốt cách người Hà Nội

Đã 70 năm trôi qua, nhưng ký ức hào hùng của ngày “năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” vẫn còn mãi. Sự kiện tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội được giải phóng là một sự kiện lịch sử trọng đại, là thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp cách mạng, của chín năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, ác liệt với biết bao hy sinh, mất mát và tinh thần anh dũng, bất khuất của quân dân ta trước một kẻ thù hùng mạnh.

Trong 70 năm qua, từ thời điểm Thủ đô Hà Nội được giải phóng (10/10/1954 – 10/10/2024) và qua 50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ TP. Hà Nội đã liên tục có sự đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, thành phố luôn đặc biệt quan tâm việc cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Trung ương về phát triển văn hóa, xây dựng con người.

Có thể nói, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô coi là giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại. Đây cũng là vấn đề luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, nhắc nhở mỗi khi làm việc với Thủ đô.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội quan tâm, triển khai thực hiện qua mấy nhiệm kỳ. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” với quyết tâm tạo ra bước chuyển mới.

Tại Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025), cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu Hà Nội cần phải xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc. Trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị tiếp tục đặt ra yêu cầu xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội quan tâm, triển khai thực hiện qua mấy nhiệm kỳ. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” với quyết tâm tạo ra bước chuyển mới.

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, thanh lịch không chỉ là cái bên ngoài, không chỉ là lời ăn, tiếng nói, mà nó là cốt cách của người kinh đô xưa và Thủ đô ngày nay.

TS. Nguyễn Viết Chức chia sẻ: “Nếu tinh tế một chút sẽ thấy gần gũi, cởi mở mà không suồng sã; hiếu khách mà không vồ vập; săn đón, tận tình song vẫn giữ khoảng cách vừa đủ để khách cảm thấy tự nhiên, thoải mái. Tiếng nói nhẹ nhàng, dễ nghe, có âm điệu đặc trưng hấp dẫn. Phải chăng tất cả những khác biệt nhỏ ấy hợp lại mà thành cái thanh lịch đầy sức lôi cuốn của người Hà Nội”.

Sinh thời, GS, Trần Quốc Vượng từng khẳng định: “Thăng Long – Hà Nội có phong độ văn hóa riêng; có một sắc thái ngôn ngữ riêng – tiếng Hà Nội; một bản lĩnh riêng: Sành sỏi, thông minh, can trường, khoáng đạt; một cách ứng xử giao tiếp riêng: Ý nhị, tế vi, tao nhã, thanh lịch”. Hay rõ rệt, cụ thể hơn, trong một nhận xét của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “Thanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội”.

Lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực… Thanh lịch, văn minh là những đặc điểm nhân cách con người mang “thương hiệu” Hà Nội đúng với câu ca “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội
Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử. (Ảnh: Ngô Minh Châu)

Phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ mới

Cùng với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), hai quy hoạch phát triển Thủ đô điều chỉnh, được thông qua kỳ họp thứ 7 Quốc hội vào tháng 5/2024 có thể khẳng định, bằng nhiều nỗ lực sáng tạo, sự nghiệp phát triển, xây dựng con người Thủ đô đã đạt được những kết quả đáng tự hào, góp phần vào sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Các hoạt động văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá ngày càng cao của nhân dân. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc được phát huy. Con người Hà Nội ngày càng năng động, sáng tạo, tư duy nhạy bén hơn nhưng vẫn giữ được những phẩm chất, giá trị cốt lõi của nền văn hóa Thăng Long nghìn năm tuổi.

“Văn hóa thanh lịch của người Hà Nội là kết quả của quá trình kết tinh giá trị văn hóa trong lối sống, cách ứng xử qua nghìn năm lịch sử của người Thủ đô – mảnh đất tụ nhân, tụ nghề và tỏa sáng toàn bộ những giá trị ấy. Những giá trị tiêu biểu trong văn hóa thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện qua nhiều truyền thuyết, câu ca dao, tục ngữ, bài hát… để mỗi khi chúng ta nghe, nghĩ, nhớ về đều cảm thấy tự hào, thân thương”, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn.

Thành ủy Hà Nội đã cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, hiện nay là Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”. Kết quả thực hiện đã làm nảy nở nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo; đặc biệt gần đây với việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội.

Những nét đẹp của văn hóa Hà Nội đã được duy trì từ một nền tảng truyền thống, có chiều sâu phát triển. Đó chính là cốt cách để cho dù có đi nơi đâu, xưng danh người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn luôn mang đến một niềm tự hào.

Thành ủy Hà Nội luôn xác định, người dân Hà Nội là trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, vừa là chủ thể thực hiện quan trọng nhất, vừa là đối tượng trực tiếp thụ hưởng mọi thành quả, đặc biệt là thành quả bền vững, lâu dài về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội
Một góc Hà Nội rợp cờ đỏ sao vàng. (Ảnh: Ngô Minh Châu)

Đưa Chỉ thị đi vào cuộc sống

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, ĐBQH. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô đặt ra trong nhiều nhiệm kỳ qua. Đây là một hướng tiếp cận đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nội – trái tim của Tổ quốc, nơi hội tụ và tỏa sáng những giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng là nơi điều tiết cho sự phát triển chung của đất nước.

Như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: Nói đến Thủ đô Hà Nội, trong lòng mỗi người con đất Việt đều xúc động, tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, thành phố vì hoà bình…

Như vậy, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chính là để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô, cũng như để người Hà Nội trở thành những tấm gương sáng, đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Theo PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, việc Hà Nội tiếp tục ban hành chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” chứng tỏ đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, với sự tập trung cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt. Từ đó, nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Góp phần làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.

Xét cho cùng, con người là đích đến của mọi sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. Chăm lo cho con người là chăm lo cho sự phát triển bền vững đất nước. Hà Nội có một vị trí vô cùng đặc biệt trong lịch sử đất nước. Trong số những giá trị đặc biệt ấy, nguồn lực con người chính là động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Được hỗ trợ bởi “bệ đỡ” nghìn năm lịch sử, thương hiệu “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” giờ đây Hà Nội vẫn tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc tụ hội, thu hút và tỏa sáng tài năng con người Việt Nam.

Hà Nội là mảnh đất có nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu, với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đông đảo nhất cả nước. Khi biết cách phát huy nguồn lực to lớn này, chắc chắn Hà Nội sẽ có cơ hội để phát triển theo cách năng động, sáng tạo và bền vững, phù hợp với xu thế lớn của sự phát triển trên thế giới. Trong cuộc CMCN 4.0, Hà Nội với định hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế sáng tạo dựa trên nguồn lực văn hóa dồi dào của Thủ đô.

Vì vậy, theo PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, để Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 đi vào cuộc sống, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp ở Thủ đô cần quán triệt sâu sắc Chỉ thị quan trọng này. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị thành hành động cụ thể của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị. Đồng thời, cần nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức, phong cách, lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức TP. Hà Nội, như những tấm gương cho nhân dân noi theo về xây dựng và thực thi các giá trị văn hóa, giá trị con người Hà Nội.

“Văn hóa thanh lịch là niềm tự hào của Hà Nội, đồng thời là đại diện tiêu biểu cho đất nước, con người và văn hoá Việt Nam. Vì thế, chúng ta luôn mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị này cho hiện tại và tương lai. Làm được điều đó, văn hóa thanh lịch sẽ trở thành hành trang cho người Hà Nội, đặc biệt là thế hệ trẻ, có thêm bản lĩnh, sự tự tin văn hóa để hội nhập quốc tế. Đây là vốn sống quan trọng để hình thành tư duy sáng tạo độc đáo trên nền tảng giá trị văn hóa truyền thống, chắc chắn sẽ tạo điều kiện để chúng ta xác định chỗ đứng của mình trong thế giới toàn cầu hóa sâu sắc”, ĐBQH. Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-1010-dep-mai-thuong-hieu-nguoi-ha-noi-289382.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa; phải làm thế nào để xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ...

Hà Nội – Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, nơi kết tinh sức mạnh văn hóa Việt Nam

Baoquocte.vn. Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và bền vững để giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội tới thế hệ trẻ và toàn xã hội.

Những công trình kiến trúc đẹp nhất tại không gian thiêng liêng của Hà Nội

Quảng trường Ba Đình là không gian thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều mong được một lần đến thăm. Nơi đây tọa lạc những công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa nhất của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.   Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cùng với việc gìn giữ và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta...

Sân khấu Thủ đô làm gì để thoát khỏi xu hướng an toàn, hoài cổ

Từ hoàng kim đến… khủng hoảng Tại hội thảo “Sân khấu Thủ đô - 70 năm đồng hành cùng dân tộc” do Hội Sân khấu Hà Nội vừa tổ chức, các diễn giả đều thống nhất rằng, Hà Nội đã đang và sẽ là một trong những trung tâm...

Ngắm những địa danh nổi tiếng của Hà Nội qua góc nhìn Flycam

    Trung Nguyên/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/ngam-nhung-dia-danh-noi-tieng-cua-ha-noi-qua-goc-nhin-flycam-20241010001922077.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ thời điểm phát hành của Apple Intelligence

Bản cập nhật iOS 18.1 sẽ chính thức mang Apple Intelligence đến cho iPhone 16, hứa hẹn mang lại nhiều tiện ích, hỗ trợ tốt trong công việc lẫn giải trí.

Lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

9 đại học của Việt Nam vừa lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của THE, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Nỗi lo mới của kinh tế Nga

Ngày 9/10, Giám đốc điều hành (CEO) Sberbank German Gref dự báo, đến năm 2030, Nga sẽ thiếu khoảng 1 triệu chuyên gia công nghệ thông tin so với nhu cầu.

Cùng Huyền Phi trao yêu thương với ngày Hội thăm khám sức khỏe miễn phí

Cuối tháng 9, đầu tháng 10, Công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi đã tổ chức chương trình khám sức khỏe tổng quát miễn phí dành cho cha mẹ các nhà phân phối cấp cao tại ba miền Bắc, Trung và Nam lần lượt vào các ngày 20, 26/09/2024 và 04/10/2024.

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, Seoul ‘làm nóng’ vấn đề tranh chấp lãnh...

Ngày 10/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, tuy nhiên, Seoul đã tố Tokyo cản trở hoạt động nghiên cứu xung quanh một quần đảo tranh chấp.

Bài đọc nhiều

Lớn lên nhờ tình thương của xã hội, nay Đức thành sinh viên ĐH Nông lâm Huế

Đến năm 14 tuổi, Đức được dì ruột xin về quê ở với dì cho đỡ cảnh côi cút, rau cháo nuôi nhau.Đức được người dì hết mực yêu thương, nhưng gia cảnh dì quá nghèo, thu nhập chính trong gia đình chỉ trong chờ vào vài cọng rau ở góc vườn. Thương dì vất vả, học hết lớp 10, Đức quyết...

Công nhân bỏ phố về quê để được gần con

Giữ trẻ theo ca làm của cha mẹ Ngày 8/10, tại TPHCM, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức tọa đàm "Hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN) trong việc chăm sóc và nuôi dạy con - đề xuất và kiến nghị".Tại hội nghị, bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết: "Do đặc thù công nhân lao động tại các...

Công ty cấp nước lớn nhất nước Mỹ bị tấn công mạng

Trong một tuyên bố, American Water cho biết đã phát hiện “hoạt động trái phép” trong mạng lưới và hệ thống máy tính vào ngày 3/10 và xác định đây là “kết quả của một sự cố an ninh mạng”. Hôm 8/10, công ty cấp nước lớn nhất Mỹ phải đóng cửa cổng dịch vụ khách hàng và chức năng thanh toán cho đến khi có thông báo tiếp theo. Hãng sẽ không tính phí trả muộn hay các...

Cùng chuyên mục

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chàng trai ‘hồi sinh’ xe đạp tặng người nghèo

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024Đó là những chiếc xe đạp anh Thắng cùng bạn bè thu gom ở khắp nơi ở TP.HCM về tân trang, sửa lỗi hỏng hóc, thay mới các phụ tùng hư cũ để tặng các em học sinh, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang cần xe đạp để đến trường và...

Được bạn thân tặng vàng cưới mà như ôm cục nợ

Đám cưới của tôi được tổ chức vào cuối tháng 9, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Kiểm kê tiền và quà mừng cưới, thấy Phong - cậu bạn thân - tặng chiếc nhẫn vàng 1...

Hóa ra bí ẩn nằm dưới bể ngầm

Thông tin đàn cá sinh sống trong bể ngầm của ‘‘căn nhà tai tiếng’’ ở thành phố Sầm Khê, Quảng Tây (Trung Quốc) ngay lập...

Khánh thành Nhà trưng bày Xứ Ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Gò Tháp

Tại nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo hiện trưng bày bộ sưu tập hiện vật về tôn giáo ở Gò Tháp với 56 hiện vật bằng gỗ, đá, kim loại và gốm. Hầu hết các hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ II-VIII. Cùng với đó là bộ sưu tập kiến trúc với 44 hiện vật bằng đá, gỗ và gốm, hầu hết có niên đại từ thế...

Mới nhất

MEDLATEC Việt Nam ký kết hợp tác với Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh chăm sóc sức khỏe người lao động

Sáng 8/10, trong khuôn khổ Hội nghị công bố các Quyết định thành lập và Ra mắt Công đoàn cơ sở thành lập trong 9 tháng đầu năm 2024, tại Trụ sở Liên đoàn...

Giống lúa mới của chiến sĩ Biên cương Hướng Phùng làm nên những mùa vàng no ấm

Xã Hướng Phùng có 1.638 hộ gồm 6.125 nhân khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm trên 55% và hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 35%. Là địa phương có diện tích ruộng lúa nước 155,1ha và hơn 5ha trồng hoa màu, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên năng suất thấp, sản...

Sửa đổi Luật để tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành Dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, pháp luật về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản...

Mới nhất