Trang chủNewsThời sựĐến với đồng bào La Hủ trên miền biên viễn Mường Tè:...

Đến với đồng bào La Hủ trên miền biên viễn Mường Tè: Cảm nhận về sự nghèo khó (Bài 1)


Bản làng của đồng bào La Hủ còn nhiều khó khăn
Bản Phìn Khò của đồng bào La Hủ còn nhiều khó khăn

Tỷ lệ hộ nghèo cao

Đồng bào La Hủ sống tập trung tại 5 xã (Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Ka Lăng, Bum Tở và Nậm Khao) của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Theo kết quả điều tra kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2019, hiện, dân tộc La Hủ ở Lai Châu có 2.952 hộ dân với 12.113 nhân khẩu.

 Nhiều thập kỷ trước, người La Hủ luôn sống phận đời lang thang, du mục. Tuy có làm nương, rẫy, nhưng do phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nên không có sự ổn định. Thường thì sau mỗi mùa nương rẫy, khi lá phủ trên nóc lều chưa kịp ngả hết sang màu vàng, thì họ lại di cư sang một khu vực khác để bắt đầu một mùa săn bắn, hái lượm mới.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người La Hủ dần bước ra khỏi rừng sâu, sống tập trung và thành bản làng. Nhiều năm nay, nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những khởi sắc hơn xưa. Nhưng tìm hiểu từ thực thế, cái nghèo, thiếu ăn vẫn cứ lằng nhằng đeo bám lấy bà con mãi chẳng dời.

Ngược dòng sông Đà, men theo dòng sông…là đến bản Phìn Khò, xã Bum tở, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Vị trí địa lý của bản Phìn Khò ngửa mặt chỉ thấy núi, cúi mặt chỉ thấy vực sâu, rừng thẳm và thời tiết thì vô cùng khắc nghiệt.

Theo chân cán bộ bản, chúng tôi đến thăm nhà bà Phùng Ky Mẻ. Nói là nhà, nhưng thực chất cũng chỉ là mấy tấm gỗ ghép lại giống một cái lán, bên trong chẳng có gì đáng giá ngoài mấy vật dụng sinh hoạt đã cũ và chiếc bóng điện mờ ảo. Hơn 50 tuổi, nhưng nhìn bà Phùng Ky Mẻ vô cùng khắc khổ. Chồng mất sớm, người con trai qua đời, bà phải “cõng” thêm 2 đứa cháu nhỏ. Bao năm qua, cuộc sống của bà đều trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. “Gia đình khó khăn, trong nhà giờ cũng chẳng có cái gì, nên bản thân tôi chủ yếu dựa vào Nhà nước hỗ trợ để sống qua ngày”, bà Mẻ bộc bạch.

Bản Phìn Khò có 165 hộ nằm ngay gần trung tâm xã Bum Tở, nhưng có đến 140 hộ nghèo. Khó khăn như gia đình bà Phùng Ky Mẻ không phải là trường hợp hiếm của bản. Ngoài nguyên nhân khiến người dân đói nghèo là do chưa biết áp dụng kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, thì tệ nạn xã hội vẫn tồn tại nhiều năm nay. Xã có 90 người nghiện ma túy, thì riêng bản Phìn Khò có đến 30 người. 

Chị Phùng Giò Xó, Trưởng bản Phìn Khò, chia sẻ: “Bà con trong bản còn nghèo phần nhiều là vì nghiện ma túy, có gia đình cả nhà bị nghiện. Cứ thế, đất đai, nhà cửa bán hết để đổi thuốc phiện”.

Bum Tở là xã có đông người La Hủ sinh sống, với hơn 860 hộ, gần 3.600 nhân khẩu. Những năm trước, xã được Nhà nước đầu tư nhiều chương trình, dự án nhưng đều chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 80%.

Ông Vàng Hu Chờ, Chủ tịch UBND xã Bum Tở, cho hay: “Kể từ khi dân tộc La Hủ không thuộc dân tộc được hưởng chính sách bảo tồn đặc biệt theo Quyết định số 449, một số chính sách dành cho đồng bào La Hủ bị cắt giảm nên càng gặp khó trong việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là về chính sách hỗ trợ cho học sinh và bảo tồn văn hóa của bà con”.

Nhiều bản làng của người La Hủ vẫn còn rất "xơ xác"
Nhiều bản làng của người La Hủ vẫn còn rất “xơ xác”

Vòng luẩn quẩn “vay – trả” trong mùa giáp hạt

Vào mùa giáp hạt khoảng tháng 6 hằng năm, nhiều hộ người La Hủ của xã Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè) lại rơi vào cảnh “thóc hết, gạo không còn”. Như gia đình chị Giàng A De, bản Xà Phìn dù đã thoát nghèo từ năm 2019, tuy nhiên, tình trạng thiếu lương thực vẫn còn xảy ra. “Gia đình mình có hơn 2 sào lúa, hai vợ chồng làm cũng không được bao nhiêu lương thực. Đến mùa giáp hạt năm nào cũng phải đi vay gạo để sống qua ngày”, chị De kể.

Ngồi trò chuyện bên trong căn nhà đơn sơ rộng chừng 30m2, anh Lù Gô Hừ ở bản Seo Thèn kể, gia đình hiện có 5 khẩu gồm 2 vợ chồng và 3 con, thuộc diện hộ nghèo, cả nhà hầu hết phụ thuộc vào mấy sào lúa, nhưng chẳng đủ ăn. Mùa giáp hạt năm nào nhà anh Hừ cũng phải trông chờ vào nguồn gạo hỗ trợ của Nhà nước để không bị đứt bữa.

“Do trình độ hạn chế nên chẳng có việc làm ổn định, hai vợ chồng cũng chỉ đợi người khác thuê gì thì làm cái đó để có thêm thu nhập cho gia đình”, anh Hừ tâm sự.

Phóng viên trò chuyện với anh Lù Gô Hừ
Phóng viên trò chuyện với anh Lù Gô Hừ

Ông Ly Gạ Chừ, Trưởng bản Seo Thèn, cho hay: “Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có hỗ trợ cho bà con rất nhiều, còn phát gạo cho bà con trong mùa giáp hạt. Cuộc sống kinh tế của bà con chủ yếu nhờ vào trồng lúa, chăn nuôi, tuy nhiên, do trình độ dân trí, nhận thức của bà con rất hạn chế nên năng xuất cây trồng không cao, chăn nuôi không phát triển nên đời sống rất khó khăn”.

Hiện cả bản Seo Thèn có 109 hộ, trong đó có đến 81 hộ nghèo. Nhiều hộ không chỉ đói khi giáp hạt mà thiếu ăn ngay từ khi vụ lúa mới chưa bắt đầu, thậm chí là hết thóc ngay sau khi thu hoạch lúa, bởi phải bán để trả nợ.

“Hết thóc, họ lại phải tìm mọi cách khác để duy trì sự sống như đi làm thuê, vay tiền mua gạo… Những cách làm đó, giúp họ khắc phục được sự thiếu đói hàng ngày, nhưng nó chỉ mang tính tạm thời và bấp bênh”, ông Chừ nói.

Cứ thế, đi vay rồi lại đem trả trở thành một vòng luẩn quẩn với bà con La Hủ không chỉ ở xã biên giới Pa Vệ Sủ, mà là tình trạng còn xuất hiện ở nhiều xã khác có đông đồng bào La Hủ sinh sống mà chúng tôi có dịp được tiếp xúc trong chuyến tác nghiệp ở huyện Mường Tè.

Bên trong một căn nhà "chẳng có gì" của đồng bào La Hủ
Bên trong một căn nhà “chẳng có gì” của đồng bào La Hủ

Bà Lý Mỹ Ly, Bí thư xã Pa Vệ Sủ cho biết: “Cả xã có 818 hộ, 3.084 nhân khẩu, trong đó có gần 70% là đồng bào dân tộc La Hủ. Dù được đầu tư nhiều nhưng đời sống người dân La Hủ hiện vẫn còn rất khó khăn. Nhìn nhận một cách thực tế, thì nguyên nhân là do dân tộc La Hủ có điểm xuất phát thấp hơn rất nhiều so với các dân tộc khác; thêm nữa họ vẫn còn phong tục lạc hậu, lại sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, đất canh tác ít… Do đó, để giúp đồng bào La Hủ lúc này, ngoài những chương trình chính sách dân tộc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào DTTS nói chung, người La Hủ vẫn rất cần  có chính sách đặc thù dài hơi để từng bước giúp họ vươn lên thay đổi toàn diện cuộc sống…

Hiệu quả các chính sách đầu tư cho nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù





Nguồn: https://baodantoc.vn/den-voi-dong-bao-la-hu-tren-mien-bien-vien-muong-te-cam-nhan-ve-su-ngheo-kho-bai-1-1719814753935.htm

Cùng chủ đề

Ông Võ Tấn Đức giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

TPO - Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X đã đã bầu ông Võ Tấn Đức giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Sáng 19/8, tại Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X đã xem xét, thực hiện công tác nhân sự. Tại kỳ họp, các đại biểu đã tiến hành bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được bầu làm...

Xuyên đêm đấu giá đất huyện ven Hà Nội, lô cao nhất trả 133,3 triệu đồng/m2

TPO - Sau hơn 19 giờ, đến 4h30' sáng nay (20/8) phiên đấu giá quyền sử dụng đất xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức mới ngã ngũ. Giá trúng đấu giá cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2 đối với LK03-12 là thửa ở góc, có 3 mặt tiền, rộng hơn 113 m2, được nhà đầu tư trả cao hơn 18 lần mức khởi điểm. Sáng 20/8, đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện...

TP.HCM ban hành quy định về dạy học chương trình tiếng Anh tích hợp

Theo văn bản hướng dẫn về việc dạy học chương trình tiếng Anh tích hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM năm học 2024-2025, các trường THCS, THPT sẽ thực hiện như sau:Bậc THCS có 3 tiết khoa học tự nhiên bằng tiếng AnhHọc sinh THCS sẽ học các môn Tiếng Anh, Toán và Khoa học tự nhiên của Chương...

Hướng dẫn đăng ký và gửi tác phẩm dự thi Happy Vietnam 2024

Hướng dẫn đăng ký và gửi tác phẩm dự thi Happy Vietnam 2024 Nguồn: https://happy.vietnam.vn/huong-dan-dang-ky-va-gui-tac-pham-du-thi-happy-vietnam-2024/

Xây dựng các mô hình thi đua mang dấu ấn lực lượng vũ trang Thủ đô

Tham dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tham dự Đại hội có đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng LLVT Nhân dân; đại biểu cơ quan Bộ Quốc phòng; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 34 năm 2024

Theo báo cáo tại cuộc họp, trong tuần, căn cứ kế hoạch, chương trình công tác, các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban đã tập trung chỉ đạo các vụ, đơn vị tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2024 và chủ trì, tham dự nhiều hội nghị, cuộc họp quan trọng. Cụ thể, Bộ trưởng, Chủ nhiệm là Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện 3 Chương trình MTQG tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái;...

Thừa Thiên Huế tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Đoàn do bà Huyền Tôn Nữ Diễm Thúy - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn có các cán bộ thuộc Ban Dân tộc tỉnh, Ban Giám hiệu Trường THCS&THPT Trường Sơn (đứng chân trên địa bàn xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), cán bộ Phòng Dân tộc Huyện A Lưới, lãnh đạo, công chức và cán bộ thôn, bản thuộc UBND các xã vùng đồng bào DTTS và...

Độc đáo ẩm thực của đồng bào DTTS giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Cái tên Bản Quán là sự gợi nhắc về nơi sinh ra, chứa đựng, nuôi dưỡng là cái nôi của văn hoá và ẩm thực đồng bào. Bản trong bản làng - nơi sinh ra và chứa đựng nguồn nguyên liệu phong phú, lối sống, văn hóa đồng bào đậm nét. Bản Quán là nơi kế thừa, tiếp nối và phát triển các món ngon dựa trên nguyên liệu và cách chế biến của đồng bào dân...

Mận tam hoa dưới dãy núi Bidoup

Năm 2016, gia đình bà Hoàng Thị Oanh, thôn Đông Mang, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương ra tận huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La mua giống mận tam hoa về trồng thử nghiệm trên 1 sào đất. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, giống mận tam hoa cho thấy phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Lạc Dương với năng suất, chất lượng quả không thua kém vùng đất Mộc Châu. Từ đó, gia...

Thấy gì sau 5 năm thực hiện Luật Lâm nghiệp?

“Để Luật Lâm nghiệp thực sự phát huy hiệu quả thì cần giải quyết dứt điểm vấn đề đất lâm nghiệp, quy chủ… theo quy định mới của Luật Đất đai; phải có ranh giới cụ thể giữa hồ sơ và thực địa, từ đó mới nâng cao được trách nhiệm của các chủ rừng. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp cần có hướng dẫn cụ thể để chính sách...

Bài đọc nhiều

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc

Sáng 19/8/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì Lễ đón cấp Nhà nước Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ...

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa...

Vai trò lãnh đạo của Đảng: Nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo; minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta không phân biệt giàu nghèo, giai tầng, không...

Vẽ cờ Tổ quốc lên mái nhà và những trào lưu lan tỏa lòng yêu nước

(Dân trí) - Xúc động và dâng trào niềm tự hào dân tộc là cảm xúc chung của nhiều người trước lời kêu gọi "biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc" hướng đến kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh Việt Nam.   Trong năm nay, nhiều trend (trào lưu) khác cũng lan tỏa những giá trị tốt đẹp của dân tộc như cover (thể hiện lại) giai điệu ca khúc Trống cơm, "Wattpad nói" hay vẽ tranh các...

Nữ trưởng công an xã duy nhất tại Nghệ An được phong anh hùng

(Dân trí) - Năm 1970, khi vừa 25 tuổi, bà Nguyễn Thị Minh Châu được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bà cũng là nữ trưởng công an xã duy nhất tại Nghệ An nhận danh hiệu này.   Giữ bình yên làng quê, "chia lửa" cùng tiền tuyến Xấp xỉ 80 tuổi, bà Nguyễn Thị Minh Châu (phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ An) vẫn mang tác phong của một chiến sỹ công an dù dấu ấn...

Cùng chuyên mục

Xây dựng các mô hình thi đua mang dấu ấn lực lượng vũ trang Thủ đô

Tham dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tham dự Đại hội có đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng LLVT Nhân dân; đại biểu cơ quan Bộ Quốc phòng; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Công ty công nghệ MEGVII

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, sáng 20/8/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm Công ty MEGVII, một trong các doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trí Dũng (TTXVN) Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tham-cong-ty-cong-nghe-megvii-20240820104505882.htm

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày nêu...

Tuyển Thái Lan sẽ mang đội hình mạnh nhất đấu Việt Nam trên sân Mỹ Đình

Nhiều tuyển thủ Thái Lan khát khao được đọ sức với tuyển Việt Nam và tuyển Nga ở Giải giao hữu quốc tế 2024 LPBank Cup vào tháng 9 tới trên sân Mỹ Đình. Nhiều cầu thủ Thái Lan muốn được thi đấu với đội tuyển Việt Nam - Ảnh: FA Thailand Trên trang web của Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã chính thức xác nhận sẽ cử đội tuyển Thái Lan tham dự Giải giao hữu quốc tế...

Nhập khẩu hàng điện tử từ Trung Quốc tăng gần 63%

7 tháng qua, tổng trị giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 79,62 tỉ USD, tăng mạnh 35,7%, tương ứng tăng 20,96 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 37% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Theo phân tích được Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) công bố hôm nay 19.8, trong tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 70,12 tỉ USD, tăng 9,4%, tương ứng tăng...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Công ty công nghệ MEGVII

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, sáng 20/8/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm Công ty MEGVII, một trong các doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trí Dũng (TTXVN) Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tham-cong-ty-cong-nghe-megvii-20240820104505882.htm

Hướng dẫn làm món ức gà viên chiên lạ miệng

Ức gà viên chiên phù hợp cho cả bữa ăn hàng ngày lẫn các buổi tiệc...

Nam sinh nghèo giành học bổng toàn phần thạc sĩ tại Anh

(VTC News) - Bùi Thành Việt (sinh năm 2001, Hà Nội), cử nhân Học viện Ngoại giao xuất sắc giành học bổng toàn phần theo học thạc sĩ giáo dục tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh. Sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy dư giả, bản thân Thành Việt chưa từng nghĩ tới viễn cảnh được đi...

Học phí ngành y, dược năm học 2024-2025

Trường đại học Y Hà Nội: 15-55,2 triệu đồng/năm học Năm học 2024-2025, dự kiến mức thu học phí của Trường đại học Y Hà Nội vào các ngành từ 15 đến 55,2 triệu đồng/năm học. Những ngành có mức học phí cao nhất 55,2 triệu đồng/năm học là: Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh...

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn...

Mới nhất