Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcĐến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học

Đến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học


“Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học”, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái nêu.

Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu
Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu

Ngày 19-12, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ KH-CN phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu, với sự tham dự của các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực KH-CN trên cả nước.

Đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định, trong 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam.

4-6619.jpg
Đông đảo các nhà khoa học dự hội thảo

Cụ thể, theo cơ sở dữ liệu của Elsevier (Công ty xuất bản học thuật, xuất bản tài liệu y học và khoa học), tổng số công bố khoa học của Việt Nam trong danh mục Scopus (cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) năm 2013 là khoảng 3.800 bài và năm 2022 là gần 18.500 bài, tăng khoảng 5 lần, đưa xếp hạng của Việt Nam lên đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, thứ 12 châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus.

Số lượng công bố quốc tế này góp phần đưa Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2022 xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; xếp thứ 4 Đông Nam Á và xếp thứ 2 trong các quốc gia có mức thu nhập bình quân thấp (sau Ấn Độ).

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công bố quốc tế trong những năm gần đây cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết đối với các nhà quản lý, các tổ chức KH-CN cũng như cộng đồng và cá nhân các nhà khoa học, trong đó nổi lên các tranh luận về liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

3-8552.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay, trong năm 2022, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KH-CN trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đã giao cho các cơ sở giáo dục đại học chủ động ban hành quy định và tự chịu trách nhiệm về liêm chính học thuật đối với hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo của đơn vị theo 2 nội dung. Bao gồm: ban hành bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo, bảo đảm nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng, minh bạch, phù hợp thực tiễn và theo thông lệ quốc tế; ban hành các quy định nội bộ, công cụ để kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi đạo văn, gian lận và bịa đặt trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo.

Tại hội thảo, GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm, cần tiến tới có khung pháp lý quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và học thuật. Mục đích liêm chính là cần hướng tới sự lành mạnh, trước hết con người cần ý thức được liêm chính trong đạo đức, hành vi của mình. Bên cạnh đó, cũng cần tránh việc lợi dụng liêm chính để làm tổn thương các nhà khoa học; cần có quy định để tất cả các trường phải chủ động, có công cụ quản lý để kiểm soát, tạo cơ chế lành mạnh trong khoa học.

TS Nguyễn Xuân Hùng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM cũng mong muốn, sẽ có một bộ quy quy tắc chung, để các trường chiếu vào xây dựng bộ quy tắc riêng, cùng với đó là cơ chế hậu kiểm và một chế tài xử lý vấn đề này.

1-1646.jpg
Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh đã đến lúc phải quan tâm đến vấn đề liêm chính khoa học

Theo PGS-TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Việt Nam không phải là một “hoang mạc” về liêm chính khoa học. Chúng ta đã có rất nhiều quy định thể hiện trong luật, thể hiện trong nghị định, thể hiện theo các quy định của Bộ KH-CN, Bộ GD-ĐT, của nhiều trường, nhiều tạp chí, nhưng chưa có một quy định tổng thể và giờ cần có một khung cơ chế pháp lý chung.

“Điều này là bắt buộc trong việc xây dựng một bộ tiêu chí hay một quy định chung cho quốc gia”, PGS-TS Nguyễn Tài Đông nhận định. Những giá trị mà các nhà khoa học theo đuổi là tri thức, trí tuệ, từ đó tìm ra chân lý, giá trị của bản thân, nếu không bảo vệ được điều này thì sẽ không còn khoa học và không có đào tạo.

Nhiều ý kiến chung nhận định, cần có khung quy định bao trùm về nghiên cứu học thuật dưới góc độ nhà nước. Việt Nam cũng cần phát triển mạnh các tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế, đồng thời, tạo ra cơ sở dữ liệu là tiền đề cho hệ thống trích dẫn dữ liệu quốc gia.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái khẳng định, đã đến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học. Liêm chính là khái niệm “mở”, nhưng phải có sự cập nhật và hướng dẫn chung để thực hiện. “Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học”, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái nêu.

Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, việc cần làm ngay là các đơn vị quản lý nhà nước khẩn trương nghiên cứu đề xuất thể thức văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện các quy chế, quy định về liêm chính. Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu để sớm có cơ sở dữ liệu về KH-CN, tạo tài nguyên cho quản lý nhà nước; đồng thời, nghiên cứu xem xét tiêu chí giám sát các tạp chí và định hướng phát triển hệ thống tạp chí khoa học trong nước. Các ý kiến tại hội thảo sẽ được xem xét để lồng ghép vào các điều khoản khi thay đổi Luật KH-CN.

“Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc về liêm chính và công bố, cố gắng tạo ra môi trường KH-CN lành mạnh. Hội thảo này là khởi đầu để hai bộ cam kết đồng hành với các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông, hướng tới nền giáo dục, khoa học tốt hơn, mang lại hạnh phúc nhiều hơn” – Thứ trưởng Trần Hồng Thái.

Thứ trưởng cũng cho rằng, cố gắng ứng xử với liêm chính có văn hóa, văn minh, bởi đang ứng xử với các nhà khoa học, nhà giáo.

PHAN THẢO





Nguồn

Cùng chủ đề

Người kỹ sư đam mê nghiên cứu khoa học

Anh Nguyễn Trọng Nhân - Tổ trưởng vận hành thiết bị, Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (TPHCM) luôn được đồng nghiệp nể phục bởi tinh thần đam mê sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Gắn bó nhiều năm với ngành cấp nước, anh hiểu rõ thuận lợi, cả khó khăn, rủi ro của người lao động. ...

Gần 200 người học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế

Ngày 16-12, gần 200 học viên đến từ các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp đã tham gia khóa học chuyên gia 'Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế'. Lệ thuộc vào AI...

Đề nghị kỷ luật 3 lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi

(NLĐO)- Vi phạm của 3 lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi đều ở mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. ...

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một tạp chí khoa học đa ngành, liên ngành uy tín quốc gia, hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hương Giang, Tổng Biên tập Tạp chí, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ...

Mèo cam ‘quá báo’ là có lý do?

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra gene quyết định màu lông vàng cam ở mèo - một bí ẩn di truyền học tồn tại từ lâu trong giới nghiên cứu. Phát hiện đột phá về màu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Bài đọc nhiều

Nhân loại có thể mắc lầm lẫn tai hại về Sao Thổ

(NLĐO) - Các nhà khoa học có thể đã "lạc lối" suốt 2 thập kỷ kể từ ngày tàu vũ trụ Cassini của NASA tiếp cận Sao Thổ. ...

Công ty OpenAI phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video

Những người đăng ký gói ChatGPT Pro và Plus của OpenAI sẽ được truy cập vào phiên bản mới, có thể tạo tối đa 50 video/tháng ở độ phân giải chuẩn, với các tùy chọn tạo nội dung ở khung hình khác nhau. Ngày 9/12, công ty công nghệ OpenAI đã phát hành phiên bản mới nhất của trình tạo video rất được mong đợi. “Cha đẻ” của ChatGPT đình...

Trí thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ về sự nghiệp trong lĩnh vực IT

Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản. Ngày 14/12, Hội Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ) đã tổ chức thành công sự kiện “VPJ Career Forum 2024: Xu hướng tương lai và con đường sự nghiệp” tại Tokyo, Nhật Bản....

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

ChatGPT đạt 300 triệu người dùng hàng tuần

DNVN - Sam Altman, Giám đốc điều hành của OpenAI, gần đây tiết lộ rằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT hiện có hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024. ...

Cùng chuyên mục

Trao giải Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp-công trình xây dựng năm 2024

NDO - Ngày 20/12, Bộ Công thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp-công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước...

Thúc đẩy hơn nữa sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Vĩnh phúc

(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh, Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Vĩnh Phúc năm 2024 sẽ là một diễn đàn quan trọng để các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia, các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Đây là dịp để thảo luận về những thách thức và giải pháp để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của hệ sinh thái...

Bí ẩn rùng mình về 13 xác ướp lưỡi vàng ở Oxyrhynchus

(NLĐO) - Một hầm mộ cực kỳ phức tạp đã che giấu loạt xác ướp bí ẩn từ triều đại Ptolemaic của Ai Cập. ...

Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, các doanh nghiệp bước đầu đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phát triển sản xuất để tăng doanh thu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp: Chìa khóa vàng đưa sáng chế vào đời sống

Ngày 18/12/2024, Hội Sáng chế Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Diễn đàn đổi mới sáng tạo mở và sáng chế phục vụ phát triển ngành y dược, công nghệ sinh học Việt Nam. ...

Mới nhất

Khoảng 100.000 người dân đã đăng ký tham quan Triển lãm quốc phòng quốc tế

Theo thông tin từ ban tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, bắt đầu từ 9h ngày mai 21-12, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội. ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. ...

Mỹ: Ăn hàu sống, ít nhất 80 người nhiễm Novovirus

Một sự kiện tôn vinh các nhà hàng hàng đầu ở Los Angeles đã khiến ít nhất 80 người bị bệnh do bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống, Sở Y tế công cộng quận Los Angeles xác nhận với ABC News. ...

Lớp học ‘ánh sáng xanh’ của thầy giáo trẻ

Khi các em còn cần, tôi sẽ còn dạy, cho dù lớp chỉ có một trò. Riêng với lớp học ‘Ánh sáng xanh’ không có ai giàu, nghèo, giỏi, dở, các em như nhau và...

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại Núi Bà Đen ở Tây Ninh

Dưới hệ thống ánh sáng lấp lánh được tạo nên từ hơn 3.500 ngọn đèn led được tạo hình bởi các biểu tượng Phật giáo an yên, đỉnh Núi Bà Đen trở thành một thiên đường của các trải nghiệm đêm linh thiêng.Khám phá các công trình văn hóa tâm linh độc đáo trên núi Bà ĐenKhai mạc Tuần...

Mới nhất