Trang chủNewsThế giớiĐến hết thế kỷ này, Himalaya có thể mất tới 75% lượng...

Đến hết thế kỷ này, Himalaya có thể mất tới 75% lượng băng


Đến hết thế kỷ này, Himalaya có thể mất tới 75% lượng băng - Ảnh 1.

Sông băng Khumbu ở Nepal

Reuters ngày 20.6 đưa tin một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng tình trạng băng tan đang diễn ra ngày càng nhanh hơn tại khu vực Hindu Kush Himalaya (gọi tắt là HKH, bao gồm dãy Himalaya và dãy Hindu Kush), nơi có hai ngọn núi Everest và K2 nổi tiếng.

Theo đánh giá của Trung tâm Quốc tế về Phát triển miền núi Tích hợp (ICIMOD), một cơ quan khoa học liên chính phủ có trụ sở tại Kathmandu (Nepal), chuyên nghiên cứu về khu vực HKH, các sông băng tại đây đã tan chảy nhanh hơn tới 65% trong những năm 2010 so với thập niên trước đó.

Philippus Wester, nhà khoa học môi trường và là thành viên ICIMOD, tác giả chính của báo cáo, cho biết: “Chúng ta đang mất dần các sông băng và chúng ta sẽ mất chúng sau 100 năm nữa”.

Khu vực HKH trải dài 3.500 km qua Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal và Pakistan.

Xung đột ở Ukraine vì sao làm trầm trọng thêm khủng hoảng khí hậu?

Báo cáo cho biết, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 hoặc 2 độ C so với thời tiền công nghiệp, các sông băng trong toàn khu vực sẽ mất từ 30% đến 50% thể tích vào năm 2100.

Song tốc độ tan chảy còn phụ thuộc vào vị trí của sông băng. Nếu nhiệt độ tăng thêm 3 độ C – mức mà thế giới có thể phải đối mặt nếu vẫn đi theo các chính sách khí hậu hiện tại – các sông băng ở vùng Đông Himalaya, bao gồm Nepal và Bhutan, sẽ mất tới 75% lượng băng của chúng. Nếu nhiệt độ tăng thêm 4 độ C, con số đó lên tới 80%.

Các nhà khoa học đã gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HKH. Không giống như dãy Alps ở châu Âu và dãy Rocky ở Bắc Mỹ, khu vực này thiếu ghi chép lâu dài về các đo đạc thực địa cho thấy các sông băng đang nở ra hay đang co lại.

“Luôn có điều gì đó không chắc chắn ở Himalaya – chúng có thực sự tan chảy không?”, ông Wester cho biết.

Vào năm 2019, Mỹ đã giải mật hình ảnh vệ tinh tình báo từ năm 1970 về các sông băng trong khu vực, cung cấp cơ sở khoa học mới.

Những tiến bộ về công nghệ vệ tinh trong 5 năm qua, cùng với những nỗ lực thực địa mạnh mẽ, đã thúc đẩy sự hiểu biết của giới khoa học về những thay đổi đang diễn ra. Báo cáo nói trên được xây dựng dựa trên dữ liệu chạy đến tháng 12.2022.

Sông băng Thụy Sĩ bị “nuốt dần” vì khí hậu ấm lên

Tobias Bolch, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Công nghệ Graz ở Áo, cho biết: “Mặc dù kiến thức về các sông băng ở Himalaya vẫn chưa tốt bằng dãy Alps, nhưng giờ đây nó có thể so sánh với các khu vực khác như Andes”.

So với đánh giá năm 2019 của ICIMOD về khu vực, “những phát hiện mới có mức độ tin cậy cao hơn nhiều”, theo chuyên gia Wester. “Chúng tôi hiểu rõ hơn về những tổn thất sẽ xảy ra cho đến năm 2100 ở các mức độ khác nhau của tình trạng nóng lên toàn cầu”, ông nói.

Hiểu biết mới này đi cùng những quan ngại sâu sắc về cuộc sống của con người ở khu vực HKH.

Báo cáo cho thấy lượng nước ở 12 lưu vực sông trong khu vực, bao gồm sông Hằng, sông Ấn và sông Mê Kông, có khả năng đạt đỉnh vào khoảng giữa thế kỷ này, gây ra nhiều hệ lụy cho hơn 1,6 tỉ người phụ thuộc vào nguồn nước từ những con sông đó.

“Mặc dù nghe có vẻ như chúng ta sẽ có nhiều nước hơn vì các sông băng đang tan chảy với tốc độ ngày càng tăng… Chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên dưới dạng lũ lụt thay vì dòng chảy ổn định. Một khi lượng nước đạt đỉnh, nguồn cung cuối cùng sẽ cạn kiệt”, ông Wester cho hay.

Nhiều cộng đồng vùng núi cao sử dụng nước từ sông từ băng tuyết tan để tưới cho cây trồng. Song thời điểm tuyết rơi đã trở nên thất thường hơn và ít hơn trước đây.

Amina Maharjan, đồng tác giả báo cáo, chuyên gia cấp cao về sinh kế và di cư tại ICIMOD, cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến một số lượng lớn bò yak chết vì trong mùa hè, chúng tìm đến những đồng cỏ cao hơn”. Nếu tuyết rơi quá sớm, toàn bộ khu vực sẽ bị bao phủ bởi tuyết và những con bò không có cỏ để ăn, bà nói.

Sông băng tan chảy cũng gây nguy hiểm cho các cộng đồng ở hạ lưu. Nước bị giữ lại trong các hồ cạn bởi đá sỏi. Rủi ro xảy ra khi một hồ nước đầy tràn, vượt qua hàng rào tự nhiên của nó và tạo ra lũ đổ xuống các thung lũng trên núi.

Các chính phủ đang cố gắng ứng phó với những thay đổi này, chẳng hạn Pakistan đang lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt phát sinh từ các hồ chứa nước sông băng tan chảy.



Source link

Cùng chủ đề

Đưa văn hoá vào hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Tối 16/9, tại Đại sứ quán Pháp đã diễn ra Lễ công bố Lễ hội nghệ thuật vì khí hậu-Vịnh Hạ Long 2025. Thứ trưởng ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc dự và phát biểu tại Lễ công bố.

Việt Nam kêu gọi hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, khẳng định biến đổi khí hậu đang gây ra tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo các quyền con người cơ bản. Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Thụy Sĩ, ngày 13/9, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã thay...

Vì cuộc sống xanh hơn

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này, tạo ra tín dụng carbon chất lượng cao để bán trong khu vực và toàn cầu.

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...

Khi bão không chỉ là chuyện trên TV…

Trực tiếp trải qua cơn bão lớn, chúng ta mới thực sự thấy rằng biến đổi khí hậu là vấn đề sát sườn, hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiến Linh vinh dự nhận giải thưởng ‘Thanh niên sống đẹp’

Ngay sau khi tỏa sáng trong màu áo CLB Bình Dương với cú đúp mở màn V-League 2024 - 2025, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã vinh dự nhận giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' của T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2024. Tiến Linh vinh dự nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" ẢNH: NVCC Được biết, giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (T.Ư Hội LHTN Việt Nam) khởi xướng...

Bài đọc nhiều

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Thượng Hải (Trung Quốc) hứng bão mạnh nhất trong 75 năm

Sáng 16-9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1, với sức gió tối đa đạt 151km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7 giờ 30 sáng (giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ bão Gloria năm 1949. Trong nỗ lực ứng phó với...

Dồn lực phản công ở Kursk, lực lượng Ukraine tổn thất loạt khí tài đắt đỏ

Trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các Lữ đoàn cơ giới số 22, 41, 61 và 115; Lữ đoàn xe tăng số 17; Lữ đoàn tấn công đường không số 82 và 95; Lữ đoàn phòng thủ lãnh...

Cùng chuyên mục

“Kế nghi binh” hiệu quả đến đâu?

Chiến thuật phi truyền thống của quân đội Nga là bảo vệ máy bay ném bom và các máy bay khác với lớp phủ bằng lốp xe cao su đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về cách chiến thuật này tác động đến hệ...

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Mới nhất

Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống

Tết Trung thu ấm áp dù thiếu chị Hằng, chú Cuội và không có lễ rước đèn ông sao ở Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), để học sinh Làng Nủ vơi đi nỗi nhớ bạn, nhớ nhà. Nhiều em học sinh Làng Nủ Lào Cai lần đầu được ăn...

Vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đột ngột tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Truyền hình trực tiếp “Điểm tựa Việt Nam”

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong những ngày vừa qua, cơn bão số...

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa gắn với sáng tạo

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025. Sự kiện là cơ hội tốt để tỉnh Thừa Thiên Huế dần khẳng định vị trí của địa...

Mới nhất

Nghĩa đồng bào