Trang chủPolitical ActivitiesĐến cuối năm 2024, người đứng đầu phải chỉ đạo, điều hành...

Đến cuối năm 2024, người đứng đầu phải chỉ đạo, điều hành trên môi trường số


(Bqp.vn) – Sáng 19/7, chủ trì Hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu người đứng cầu các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số với “5 trọng tâm”, trên tinh thần là “5 đẩy mạnh”, “5 bảo đảm” gắn với “5 không”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. (ảnh: TTXVN)

Tại hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương thảo luận, đánh giá tình hình, nêu các mô hình hay, bài học quý, cách làm hiệu quả; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số thời gian tới, nhất là trong việc xây dựng, kết nối dữ liệu; ứng dụng các nền tảng công nghệ trong quản lý hành chính, điều hành; phát triển hạ tầng số; hướng dẫn thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số…

Hội nghị đánh giá, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở; nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu; công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 được triển khai tích cực.

Chính phủ số tiếp tục có bước phát triển, với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06.

Kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với giá trị đạt 117,3 tỷ USD năm 2023; doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin năm 2023 đạt 13 tỷ USD; nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã đầu tư lớn tại Việt Nam như Samsung, LG, Intel, Canon, Foxconn, Goertek, Amkor… và cam kết đầu tư mới và mở rộng đầu tư như Nvidia, Apple…, nhất là trong lĩnh vực mới như điện tử, chíp bán dẫn, nghiên cứu phát triển, trí tuệ nhân tạo…

Số hóa các ngành kinh tế được triển khai mạnh mẽ trong tất cả các Bộ, ngành, doanh thu thương mại điện tử tăng từ 13,7 tỷ USD năm 2021 lên 20,5 tỷ USD năm 2023; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, với tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025 là 80%, có 9,13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money; chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội… Các cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng như: dân cư, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo… đã đi vào vận hành ổn định, mang lại hiệu quả tích cực.

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu được tăng cường; hạ tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển, với 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang; nhiều tổ chức quốc tế đánh giá về kết quả chuyển đổi số của Việt Nam, trong đó, Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2022 xếp hạng 86/193, Chỉ số Đổi mới sáng tạo luôn duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay; năm 2023 xếp hạng 46/132…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. ảnh: TTXVN

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, mang tính xây dựng của các đại biểu về những kết quả đạt được, những điểm nghẽn, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đến năm 2025 và giai đoạn tiếp theo trong công tác chuyển đổi số.

Nêu rõ các cơ sở chính trị và thực tiễn của công tác chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021 – 2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, bài bản, bám sát thực tiễn hơn. Công tác tổ chức thực hiện từ Trung ương đến cơ sở được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn. Kết quả mang lại thiết thực, người dân, doanh nghiệp ủng hộ, đồng hành, tham gia tích cực hơn.

“Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”. Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. Chuyển đổi số rất phù hợp với phẩm chất, năng lực người Việt Nam là cần cù, ham học hỏi, linh hoạt và sáng tạo”, Thủ tướng chỉ rõ.

Bên cạnh đánh giá cao các thành tựu đạt được, chỉ rõ 8 tồn tại, hạn chế các bài học kinh nghiệm trong chuyển đổi số, thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện chuyển đổi số bao trùm, tổng thể với “5 trọng tâm”: phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế số, Chính phủ số; phát triển hạ tầng số toàn diện, phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; quản lý điều hành phải số hóa và ứng dụng trí tuệ thông minh; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế cho chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới, đẩy mạnh việc giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế xin – cho, chống tiêu cực tham nhũng.

Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số với tinh thần là 5 “đẩy mạnh”, 5 “bảo đảm” gắn với 5 “không”. Trong đó, “5 đẩy mạnh” gồm: Đẩy mạnh thống nhất nhận thức và hành động của người lãnh đạo trong chuyển đổi số, phát huy tính tiên phong, nêu gương, đi đầu; Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, để thúc đẩy chuyển đổi số, phù hợp với thông lệ quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng số quốc gia thông suốt, phát triển nền tảng số, dữ liệu số, hệ sinh thái số thuận tiện; Đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa; Đẩy mạnh xây dựng văn hóa số, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới.

Thủ tướng chỉ rõ “5 bảo đảm” gồm: Bảo đảm triển khai chuyển đổi số, Đề án 06 đồng bộ, hiệu quả tại tất cả các Bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; Bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đào tạo nhân lực số; Bảo đảm 100% dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân, tiếp cận dễ dàng, an toàn, tiện lợi, tiết giảm chi phí; Bảo đảm nhân lực cho chuyển đổi số và các ngành kinh tế mới nổi, chú trọng đào tạo kĩ năng số gắn với nhu cầu thị trường; Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Việc thực hiện “5 đẩy mạnh”, “5 bảo đảm” phải gắn với “5 không”: Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không bàn lùi, chỉ bàn làm; Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06; Không tiền mặt, hướng tới mọi giao dịch thông qua phương thức điện tử, phòng chống tham nhũng; Không giấy tờ, hướng tới số hóa toàn diện; Không tiếp xúc, hạn chế giao dịch trực tiếp; hướng tới tự động hóa, sản xuất thông minh.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong công tác chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiên phong, gương mẫu để thúc đẩy chuyển đổi số theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chỉ đạo, quản lý, với quyết tâm cao nhất, “đã quyết tâm cao rồi thì phải cao hơn, cố gắng rồi phải cố gắng hơn, nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn, quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn, hiệu quả rồi thì phải hiệu quả hơn, trọng tâm, trọng điểm hơn”, “phân công công việc rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi”; tăng cường phối hợp; giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính…

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến cuối năm 2024, tất cả các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số. Đến tháng 6/2025, từ chuyên viên đến lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ, lãnh đạo các bộ, ngành, chuyên viên, lãnh đạo UBND cấp xã, huyện, tỉnh phải xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số. Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn thương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030”.

(TTXVN)



Nguồn: https://www.mod.gov.vn/home/intro/detailnews?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-mod-qlcd-hcc/sa-qlnnvqp-cchc/thu-tuong-pham-minh-chinh-den-cuoi-nam-2024-nguoi-dung-dau-phai-chi-dao-dieu-hanh-tren-moi-truong-so

Cùng chủ đề

“Xanh hoá” sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Về kế hoạch đặt ra cho giai đoạn tiếp theo, chị Huyền cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung hoàn thành các nhà máy đang xây dựng và tập trung vào các sản phẩm tinh chất để bán cho các hãng dược phẩm, hóa mỹ phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở rộng vùng nguyên liệu từ hiện nay lên con số 10.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế và các...

Lập tổ liên ngành nghiên cứu phương án đầu tư cảng Liên Chiểu

Tổ công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Tập huấn nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, chính trị cho HSSV

Giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mang tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho HSSV cơ bản đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh...

TGĐ Hoàng Gia Khánh tiếp đón Chủ tịch CRCC tham quan ga Hà Nội

Ngày 12/10/2024, tại Ga Hà Nội, Tổng giám đốc Hoàng Gia Khánh đã chủ trì tiếp đón đoàn công tác của Công ty HH CP Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) do ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch HĐQT, bí thư Đảng ủy CRCC làm trưởng đoàn. Tại buổi tiếp đón, Tổng giám đốc Hoàng Gia Khánh đã giới thiệu với ông Đới Hòa Căn và đoàn công tác sơ lược lịch sử hình thành, phát triển ga...

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trên 3,7 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp mong muốn được xuất khẩu sang đất nước 1,4 tỷ...

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt NamTheo số liệu của Bộ NNPTNT, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Toàn ngành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khánh thành công trình Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 86

(Bqp.vn) - Chiều 10/10, Bộ Tư lệnh 86 tổ chức Lễ khánh thành công trình Sở Chỉ huy. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo buổi lễ.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cùng các đại biểu cắt băng khánh thành công trình Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 86.Dự buổi lễ có...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh làm việc với các cơ quan và Quân chủng Phòng không

(Bqp.vn) - Chiều 10/10, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan và Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) về công tác bảo đảm kỹ thuật. Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.Sau khi nghe báo cáo của Quân chủng PK-KQ, ý kiến của các cơ quan chức năng, phát biểu chỉ đạo...

Thượng tướng Phạm Hoài Nam tiếp Chủ tịch Hội đồng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ

(Bqp.vn) - Sáng 11/10, tại Hà Nội, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Rê-ha Đê-nê-mếch.Thượng tướng Phạm Hoài Nam và Chủ tịch Hội đồng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Rê-ha Đê-nê-mếch.Trao đổi tại buổi tiếp, Thượng tướng Phạm Hoài Nam cho rằng, thời gian qua, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam...

Gặp mặt các thế hệ nữ cán bộ có nhiều cống hiến vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong...

(Bqp.vn) - Sáng 11/10, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt các thế hệ nữ cán bộ có nhiều cống hiến trong công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) và bình đẳng giới trong Quân đội. Các đại biểu dự buổi gặp mặt.Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng dự...

Hội thảo quốc gia “Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn” năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 11/10, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ (KH-CN) quân sự và Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên) chủ trì phối hợp với Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự tổ chức Hội thảo quốc gia “Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn” năm 2024. Thiếu tướng, TS Nguyễn Trung...

Bài đọc nhiều

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 11/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. ...

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hóa là vô cùng cần thiết

Với vai trò là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu, tư vấn chính sách và chiến lược, triển khai hoạt động khoa học về văn hóa, nghệ thuật, gia đình, văn hóa trong du lịch, văn hóa trong thể thao... Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia...

Bộ Quốc phòng kiểm tra kết quả thực hiện công tác 1389 tại Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ...

(Bqp.vn) - Ngày 10/10, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện công tác 1389, xử lý vi phạm hành chính và chấp hành pháp luật, kỷ luật, SSCĐ tại Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng...

Bộ GDĐT kiểm tra chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ đầu năm học tại Hà Tĩnh

Tại đây, đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giáo dục thưởng xuyên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, làm việc với các Phòng GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Hà Tĩnh. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chủ trì buổi...

Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn khu vực phía Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024 được tổ chức với quy mô 350 gian hàng. Trong đó, 250 gian hàng dành cho các cơ sở CNNT; 100 gian hàng xã hội hóa dành cho cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ và có khu vực trưng bày các sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực. Phát biểu tại...

Cùng chuyên mục

Tập huấn nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, chính trị cho HSSV

Giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mang tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho HSSV cơ bản đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh...

Khánh thành công trình Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 86

(Bqp.vn) - Chiều 10/10, Bộ Tư lệnh 86 tổ chức Lễ khánh thành công trình Sở Chỉ huy. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo buổi lễ.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cùng các đại biểu cắt băng khánh thành công trình Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 86.Dự buổi lễ có...

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp”

Trong những năm gần đây, công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu cấp bách để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi...

Hàn Quốc và Thái Lan tiếp cận sức mạnh mềm phát triển công nghiệp văn hoá

Bên cạnh những thành công lớn của ngành công nghiệp văn hoá tại Hàn Quốc, một quốc gia châu Á khác là Thái Lan gần đây cũng có những định hướng nhất định để phát triển văn hóa nhằm duy trì sức ảnh hưởng trên thế giới. ...

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 11/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. ...

Mới nhất

Dời địa điểm cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia tại Phú Yên vì dự báo mưa

Cô Trần Thị Lệ Thủy - hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong - cho hay nếu tổ chức tại quảng trường Tháp Nghinh Phong, sẽ có 1.740 học sinh của trường tham dự. Vì chỗ ngồi ở điểm tổ chức thay thế...

Chiêu trò xin cấp giấy phép kinh doanh vàng trang sức

Hiện trên địa bàn TPHCM xuất hiện tình trạng một số đối tượng tự xưng là đại diện của các công ty luật, công ty tư vấn, tiếp cận các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đề nghị hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Các đối tượng này...

Những gương mặt tiêu biểu đoạt giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024

Lễ trao giải Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi...

Mới nhất