Trang chủChính trịNgoại giaoĐếm ngược thời khắc 'chốt hạ' thỏa thuận Nga-Ukraine, EU đã chuẩn...

Đếm ngược thời khắc ‘chốt hạ’ thỏa thuận Nga-Ukraine, EU đã chuẩn bị tốt, một nước Đông Âu chọn cách đối đầu

Hôm nay (31/12), thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại giữa Nga-Ukraine sẽ hết hạn. Gần đây, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố không còn thời gian để gia hạn hợp đồng này và ở phía Đông, các thành viên Liên minh châu Âu đang “ngồi trên đống lửa”.

Khi thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Ukraine kết thúc, nỗi lo lắng gia tăng ở phía Đông EU
Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga. (Nguồn: Intellinews)

Hiện tại, khí đốt của Nga vẫn đang chảy qua mạng lưới đường ống của Ukraine đến EU, tạo ra doanh thu cho Điện Kremlin. Moscow từng tuyên bố rằng, nếu không có khí đốt Nga, khối 27 thành viên sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng của mình.

Ngược lại, đối với Ukraine, thỏa thuận trung chuyển khí đốt sẽ làm đầy ngân sách của Nga, giúp nước này duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt. Với Kiev, nước này vẫn thu được tiền phí trung chuyển khí đốt nhờ hợp đồng với Moscow.

Dù vậy, Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga. Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói rằng, sẽ không còn cho phép Moscow “kiếm thêm hàng tỷ USD” từ đường ống này.

Tổng thống Nga cũng xác nhận việc chấm dứt hợp đồng, phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo trên truyền hình vào ngày 26/12 rằng: “Không thể ký kết hợp đồng mới trong vòng 3-4 ngày”. Ông Putin đổ lỗi hoàn toàn cho Ukraine vì đã từ chối gia hạn thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc chấm dứt thỏa thuận đặt ra câu hỏi về nguồn cung khí đốt ở các nước Đông Âu không giáp biển – những nước không thể nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển.

Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga thông qua Ukraine, đó là lý do tại sao các chính phủ đó mong muốn tiếp tục mua khí đốt từ xứ bạch dương.

Châu Âu dần “quay lưng” với khí đốt Nga

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga là nước xuất khẩu thiên nhiên lớn nhất thế giới và châu Âu là thị trường quan trọng nhất của Moscow.

Mối quan hệ cùng có lợi này bắt đầu từ hơn 50 năm trước, khi Liên Xô cũ cần tiền và thiết bị để phát triển các mỏ khí đốt Siberia. Vào thời điểm đó, phía Tây của nước Đức vẫn còn chia rẽ đã tìm kiếm nguồn năng lượng giá cả phải chăng cho nền kinh tế đang phát triển và đã ký thỏa thuận ống dẫn khí đốt với Moscow.

Theo đó, các nhà sản xuất Tây Đức cung cấp hàng nghìn km đường ống để vận chuyển khí đốt của Nga đến Tây Âu.

Mối quan hệ năng lượng này vẫn tiếp diễn vì các nhà nhập khẩu châu Âu thường bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn, khó có thể chấm dứt.

Theo tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels, lượng nhiên liệu hóa thạch mà EU nhập khẩu từ xứ bạch dương lên tới khoảng 1 tỷ USD/tháng vào cuối năm 2023, giảm so với mức 16 tỷ USD/tháng vào đầu năm 2022.

Năm 2023, Moscow chiếm 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối 27 thành viên, đứng sau Na Uy (30%) và Mỹ (19%). Phần lớn lượng khí đốt này của Nga chảy qua đường ống qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nước tiêu thụ chính bao gồm Áo, Slovakia và Hungary. Ngoài ra, các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ và Hà Lan vẫn nhập khẩu LNG của Moscow bằng đường biển.

Biến động thị trường khí đốt gây ra giá tăng đột biến.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022, giá khí đốt tăng mạnh, buộc một số nhà máy ở châu Âu phải cắt giảm sản lượng và nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa.

Giá đã giảm kể từ đó, nhưng vẫn cao hơn mức trước chiến dịch quân sự, khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng – đặc biệt là ở Đức – lao đao.

Người tiêu dùng châu Âu cũng đang phải chịu giá năng lượng cao. Nhiều hộ gia đình phải cắt giảm mức tiêu thụ trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt nghiêm trọng. Các khoản chi phí bổ sung là gánh nặng đáng kể. Số liệu từ Ủy ban châu Âu cho thấy, gần 11% hộ gia đình ở EU phải vật lộn để đủ khí đốt sưởi ấm vào năm 2023.

Khi thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Ukraine kết thúc, nỗi lo lắng gia tăng ở phía Đông EU
Người tiêu dùng châu Âu cũng đang phải chịu giá năng lượng cao. (Nguồn: The Aussie Flashpacker)

EU không tuyệt vọng

Theo phân tích của Ủy ban châu Âu, việc chấm dứt thỏa thuận Ukraine-Nga đã được đưa vào dự báo của thị trường khí đốt và khối 27 thành viên tự tin vào khả năng đảm bảo nguồn cung thay thế.

Ủy ban châu Âu cho biết: “Với hơn 500 tỷ mét khối LNG được sản xuất mỗi năm trên toàn cầu, việc thay thế khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine sẽ có tác động không đáng kể đến giá khí đốt tự nhiên của EU”.

EU từ lâu đã lập luận rằng, các quốc gia thành viên vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga qua tuyến đường Ukraine – đặc biệt là Áo và Slovakia – có thể “quay lưng” mà không cần những chuyến giao hàng này. Do đó, Ủy ban châu Âu sẽ không tham gia đàm phán để giữ tuyến đường này.

Cụ thể, các quốc gia thành viên đã có thể giảm 18% lượng khí đốt tiêu thụ kể từ tháng 8/2022. Hơn nữa, nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến ​​sẽ tăng công suất LNG trong hai năm tới và nguồn cung này có thể giúp EU giải quyết vấn đề.

“Kịch bản thực tế nhất là sẽ không còn khí đốt của Nga chảy qua Ukraine nữa và khối này đã chuẩn bị tốt cho kết quả này”, đại diện Ủy ban châu Âu nhấn mạnh.

Đông Âu “run”

Bất chấp sự đảm bảo của Ủy ban châu Âu, Hungary và Slovakia vẫn lo lắng về nguồn cung cấp khí đốt và hai nước này đang tăng cường đàm phán với Nga. Ví dụ, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang tìm cách duy trì việc cung cấp khí đốt thông qua Ukraine, mặc dù lượng nhập khẩu hiện tại của nước này phần lớn phụ thuộc vào đường ống TurkStream.

Ông Orban đã đưa ra ý tưởng rằng, Budapest sẽ mua khí đốt của Moscow trước khi nó đi vào Kiev. “Vì vậy, khí đốt đi vào Ukraine sẽ không còn là khí đốt của Nga nữa mà sẽ là khí đốt của Hungary”, Thủ tướng Orban nói.

Trong khi đó, Slovakia có cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn khi đe dọa sẽ có biện pháp đối phó với Ukraine.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đề xuất dừng cung cấp điện khẩn cấp cho Ukraine sau ngày 1/1/2025.

Đáp lại lời đe dọa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cáo buộc Thủ tướng Fico hành động theo lệnh của Nga.

Dù vậy, hôm nay đã là ngày cuối cùng khí đốt Nga được chảy qua đường ống ở Ukraine đến các nước châu Âu. Việc bàn luận về tương lai thỏa thuận trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ phải chờ sang năm tới!





Nguồn: https://baoquocte.vn/dem-nguoc-thoi-khac-chot-ha-thoa-thuan-nga-ukraine-eu-da-chuan-bi-tot-mot-nuoc-dong-au-chon-cach-doi-dau-299234.html

Cùng chủ đề

Sắp xếp, điều chỉnh lực lượng Quân đội có lộ trình, vừa làm vừa rút kinh nghiệm

Làm tốt công tác về tư tưởng, tổ chức, công tác cán bộ và chính sách nên Quân đội luôn giữ vững được sự ổn định trong suốt quá trình điều chỉnh lực lượng, bảo đảm huấn luyện, chiến đấu không bị gián đoạn. LỜI TÒA SOẠN Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh là một trong những nội dung trọng tâm, cấp thiết của công tác quân sự, quốc phòng trong nhiệm kỳ này, nhằm tạo tiền đề vững chắc...

Gạo giảm, lúa tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 31/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, giá gạo thành phẩm giảm, lúa có xu hướng tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 31/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua. ...

TPHCM đón đỉnh triều cường vào ngày đầu năm 2025

TPO - Đỉnh triều đợt này tại TPHCM sẽ xuất hiện vào ngày 1-3/1/2025 (tức mùng 2-4 tháng 12 âm lịch) với mức 1,5 - 1,55m (xấp xỉ hoặc trên Báo động II khoảng 0,05m). TPO - Đỉnh triều đợt này tại TPHCM sẽ xuất hiện vào ngày 1-3/1/2025 (tức mùng 2-4 tháng 12 âm lịch) với mức 1,5 - 1,55m (xấp xỉ hoặc trên Báo động II khoảng 0,05m). Theo Đài Khí tượng Thủy văn...

Bầu trời TPHCM mù mịt, khả năng có mưa trái mùa hôm nay

TPO - Sáng 31/12, bầu trời TPHCM dày đặc sương mù, nồng độ bụi mịn vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, trong ngày cuối năm 2024, khả năng xuất hiện mưa trái mùa trên một số khu vực ở TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ. 31/12/2024 | 10:53 ...

Hé lộ lý do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ bổ sung 8 hangar bảo trì tàu bay dự phòng cho phát sinh nhu cầu của các hãng hàng không về bảo trì tàu bay tại hangar trong quá trình khai thác giai đoạn 1. Hé lộ lý do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long ThànhViệc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Samsung Galaxy S25 Ultra tiếp tục rò rỉ thông tin trước ngày ra mắt

Có vẻ như càng gần đến ngày ra mắt, các thông tin rò rỉ về mẫu smartphone Samsung Galaxy S25 lại xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc hơn trên các trang mạng xã hội.

Israel ra “tối hậu thư” tới Houthi, khẳng định nhóm này sẽ chịu chung số phận với Hamas và Hezbollah

Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc (LHQ) Danny Danon ngày 30/12 đã đã đưa ra "lời cảnh báo cuối cùng" tới lực lượng Houthi, yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào nước này.

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới.

TikTok chịu “phạt khủng” vì lan truyền thử thách nguy hiểm gây chết người

Tòa án Tối cao Venezuela đã áp dụng mức phạt 10 triệu USD đối với TikTok vì các thử thách nguy hiểm trên nền tảng này đã khiến 3 trẻ em tử vong và hàng chục người khác bị thương trong những tháng gần đây.

Hội nghị tổng kết, kiểm điểm, đánh giá công tác của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024

Vào ngày 28 và 30/12, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết, kiểm điểm và đánh giá đối với tập thể và cá nhân thành viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024.

Bài đọc nhiều

Nhiều nguyên nhân kéo giảm giá cà phê, đầu cơ ồ ạt chốt lời, chuyên gia dự báo gì về tuần này?

Năm 2024, cà phê trở thành mặt hàng nông sản thứ ba sau rau quả và gạo, có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD và là sản phẩm nông sản có giá tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề Vẽ Bản đồ Rồng tại Trường ĐH KHXH&NV: Nối dài quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan

Sáng nay (14/12/2023), tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Trường ĐHKHXH&NV) - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề: “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”. Phát biểu tại buổi tiếp, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhấn mạnh, đây là sự kiện...

10 kết quả tiêu biểu của ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Giá xăng dầu hôm nay 29/12: Tuần quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/12, tuần này, giá dầu đã quay đầu tăng, được hỗ trợ bởi các tin tức liên quan đến Trung Quốc và tồn kho dầu của Mỹ.

Giá xăng dầu hôm nay 30/12: Giảm nhẹ, đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 30/12, cả dầu Brent và WTI đều bất ngờ giảm nhẹ xấp xỉ 0,5% đầu phiên giao dịch, đảo chiều của phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước.

Cùng chuyên mục

Hội nghị tổng kết, kiểm điểm, đánh giá công tác của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024

Vào ngày 28 và 30/12, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết, kiểm điểm và đánh giá đối với tập thể và cá nhân thành viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024.

Kinh tế Mỹ có hiệu suất hoạt động tốt nhất trong G7, đâu là trụ cột của năm 2024?

Bất chấp những bất ổn xung quanh cuộc bầu cử tổng thống, lãi suất tăng cao và thị trường lao động hạ nhiệt, tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn duy trì vững chắc trong năm 2024.

Giá cà phê robusta chạm đáy, nguồn cung Brazil tăng mạnh, thị trường sẽ còn giảm?

Brazil đã xuất khẩu 4,66 triệu bao cà phê (loại 60kg) trong tháng 11, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, Brazil đạt kỷ lục xuất khẩu gần 46,4 triệu bao, tăng 3,78% so với mức cao nhất ghi nhận năm 2020, đồng thời tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CECafe).

nhiều thành tựu và hướng tới tương lai thịnh vượng

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ngày 30/12 đã đăng video điểm lại những thành tựu ý nghĩa nhất trong quan hệ Việt Nam-Mỹ năm 2024 qua chia sẻ của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper. Trong video, Đại sứ Marc Knapper nhấn mạnh rằng hai nước trong năm qua đã đạt được những dấu mốc quan trọng, thắt chặt quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng một tương lai thịnh vượng và an...

Một quốc gia Đông Nam Á sẽ chính thức là đối tác BRICS từ đầu năm 2025

Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này sẽ trở thành đối tác chính thức của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1/2025.

Mới nhất

Kỷ luật cảnh cáo cô giáo đánh học sinh bầm tím lưng

Cô giáo Võ Thị Tâm ở Trường tiểu học Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh học sinh bầm tím lưng. ...

Bộ ba dinh dưỡng “vàng” hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao

Chiều cao không đơn giản là một yếu tố quan trọng về ngoại hình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cơ hội phát triển của trẻ trong tương lai. ...

Samsung Galaxy S25 Ultra tiếp tục rò rỉ thông tin trước ngày ra mắt

Có vẻ như càng gần đến ngày ra mắt, các thông tin rò rỉ về mẫu smartphone Samsung Galaxy S25 lại xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc hơn trên các trang mạng xã hội.

Israel ra “tối hậu thư” tới Houthi, khẳng định nhóm này sẽ chịu chung số phận với Hamas và Hezbollah

Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc (LHQ) Danny Danon ngày 30/12 đã đã đưa ra "lời cảnh báo cuối cùng" tới lực lượng Houthi, yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào nước này.

Mới nhất