Trang chủNewsKinh tếĐề xuất thẩm định hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng; Khởi công...

Đề xuất thẩm định hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng; Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng


Đề xuất thẩm định hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng; Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng

Đề xuất thẩm định Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên trị giá 3.300 tỷ đồng; Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Thanh Long, tỉnh Hải Dương

Tại văn bản số 1706/VPCP-QHĐP ngày 15/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến đối với 2 kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh Hải Dương.





Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương triển khai các bước cần thiết để đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long theo đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương triển khai các bước cần thiết để đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long theo đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng

Về đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Thanh Long, Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ) và Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến năm 2040 (Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 25/2/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương) đã định hướng phát triển khu vực hồ Thanh Long trở thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp lập Nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Bộ: Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường để triển khai các bước cần thiết theo đúng quy trình, thủ tục để đầu tư, phát triển khu vực hồ Thanh Long theo đúng quy định và không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Về đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Quốc lộ 18 đến Ngã 3 An Lĩnh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về sự cần thiết thực hiện Dự án.

Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt (Quyết định số 2164/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2011), Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất phương án bố trí vốn thực hiện Dự án (văn bản số 105/TB-VPCP ngày 31/3/2023 của Văn phòng Chính phủ). Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/3/2024.

Hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 102/TB-VPCP ngày 15/3/2024 kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.





Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Tại Thông báo số 102/TB-VPCP, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao việc Bộ Giao thông vận tải đã rất trách nhiệm và chủ động tổ chức, triển khai nghiên cứu, lập Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch). Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Phó thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, khẩn trương gửi ý kiến tham gia theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải theo quy định.

Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành và địa phương, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến liên quan để hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch theo đúng quy trình, thủ tục và quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó lưu ý: các nội dung điều chỉnh, bổ sung phải được giải trình đầy đủ về cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, yêu cầu thực tế và đánh giá tác động cả về hiệu quả kinh tế và môi trường theo quy định; những khái niệm mới chưa có trong văn bản quy phạm pháp luật (“cảng thông minh”, “cảng xanh”…) phải được làm rõ khái niệm, nội hàm rõ ràng, khoa học và khả thi.

Đồng thời, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Đề án) theo quy định và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản của Văn phòng Chính phủ: số 305/TB-VPCP ngày 02 tháng 8 năm 2023, số 7320/VPCP-CN ngày 23 tháng 9 năm 2023, số 52/TB-VPCP ngày 13 tháng 02 năm 2024, trong đó lưu ý đánh giá rõ, cụ thể về: tính khả thi, hiệu quả kinh tế, tác động toàn diện các yếu tố về môi trường, hệ sinh thái, yêu cầu bảo đảm về quốc phòng, an ninh trong mối liên hệ với các quy hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác có liên quan; tính khả thi và hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, khu bến Cái Mép – Thị Vải; Trên cơ sở đó, xác định, báo cáo rõ sản phẩm đầu ra của Đề án (quyết định bổ sung Quy hoạch bến cảng biển; cơ chế chính sách đặc thù đối với Dự án đầu tư kinh doanh bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ;…), theo đó chỉ báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ động có văn bản gửi Đề án (chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu và tính khả thi) đến Bộ Giao thông vận tải để tham khảo, nghiên cứu, xử lý trong quá trình lập Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động, phối hợp chặt chẽ và có văn bản hướng dẫn Bộ Giao thông vận tải về trình tự, thủ tục, Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch, trong đó lưu ý sự cần thiết thành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định điều chỉnh Quy hoạch đảm bảo chặt chẽ, khoa học, phù hợp với Luật Quy hoạch và Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội.

Đề xuất phương án đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM, đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có công văn số 3043/UBND – VP gửi Bộ GTVT xin ý kiến về phương án đầu tư Dự án đường vành đai 4 TP.HCM, đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.





Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều dài tuyến là 18,23 km với điểm đầu tuyến tại ngã tư Tóc Tiên – Châu Pha khu vực nút giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và ĐT992, cách đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khoảng 230m; điểm cuối trên địa phận huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, vị trí Hồ Bầu Cạn) tiếp nối với Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Theo quy hoạch của tuyến Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 8 làn xe bề rộng mặt cắt ngang 74,5m; trong giai đoạn phân kỳ tuyến được đầu tư theo quy mô cao tốc 4 làn xe với phương thức đầu tư là PPP, loại hợp đồng BOT.

Tại công văn số 3043, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất về phương án thu hồi vốn là 20 năm.

Với phương án cao tốc 4 làn xe, chiều rộng nền đường 25,5m (tương tự phương án đề xuất của UBND TP.HCM) trong trường hợp Bộ GTVT yêu cầu thống nhất quy mô này trên toàn tuyến giai đoạn 1: Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 7.972,293 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 3.965 tỷ đồng chiếm 49,75% (vốn ngân sách trung ương 1.983 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 1.983 tỷ đồng); vốn nhà đầu tư 4.005 tỷ đồng chiếm 50,25%.

Với phương án cao tốc 4 làn xe, chiều rộng nền đường 27m, tổng mức đầu tư Dự án khoảng 8.100,279 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 4.095 tỷ đồng chiếm 50,57% (vốn ngân sách trung ương 2.048 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 2.048 tỷ đồng); vốn nhà đầu tư 4.005 tỷ đồng chiếm 49,43%.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026- 2030 cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 50% tổng mức vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án như đề xuất chung của các địa phương trong vùng.

Bên cạnh đó, để phù hợp với phương án tài chính của các dự án trong vùng (dự kiến đề xuất chung thời gian thu hồi vốn khoảng 20 năm) và thuận lợi cho việc lựa chọn nhà đầu tư, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng cần thiết phải đề xuất Quốc hội, Chính phủ tăng mức vốn đóng góp của ngân sách nhà nước vào dự án lớn hơn 50% tổng mức đầu tư dự án và lựa chọn thời gian thu hồi vốn cho các dự án khoảng 20 năm.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chỉ đạo đơn vị Tư vấn tổng thể phối hợp với Sở GTVT các địa phương, các đơn vị Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần để thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chung, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, phân kỳ đầu tư, kế hoạch, tiến độ thực hiện… trình Bộ GTVT xem xét, chỉ đạo trong tháng 3/2024.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trong tháng 4/ 2024; báo cáo Thủ tướng, trình Quốc hội thông qua trong tháng 6/2024.

Các địa phương hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả các dự án, trình cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư trong quý III/2024; thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng từ quý IV/2024  đến quý IV/2026; lựa chọn nhà đầu tư vào quý III/2025; tổ chức thi công và hoàn thành công trình vào quý IV/2027.

Thông xe kỹ thuật tuyến chính phía Đông cao tốc Bến Lức – Long Thành trong năm 2024

Đây là cam kết của VEC với ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong chuyến kiểm tra hiện trường Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành vào cuối tuần qua.

Theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, được Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm vì đây là đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam, kết nối giữa các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.





Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh và Đoàn công tác kiểm tra Dự án Bến Lức - Long Thành
Phó chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh và đoàn công tác kiểm tra Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Vì vậy, trong vai trò chủ đầu tư – Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Đối với các khó khăn, vướng mắc của Dự án, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền, khẩn trương tháo gỡ.

Cụ thể, đối với Gói thầu J3 – Xây dựng cầu Phước Khánh và cầu cạn qua huyện Cần Giờ, lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh sẽ làm việc với ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA để điều chỉnh Hiệp định, cho phép các nhà thầu Việt Nam tham gia vào xây lắp, hoàn thành phần công việc còn lại của Gói thầu này.

“Về những điểm còn vướng mặt bằng, VEC khẩn trương làm việc với tỉnh Đồng Nai để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về mặt bằng, không để ảnh hưởng đến tiến độ Dự án”, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh chỉ đạo.

Liên quan đến phương án mở rộng Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Phó chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh yêu cầu VEC tập trung hoàn thiện phương án đầu tư Dự án và trình Chính phủ trước ngày 17/3/2024 để triển khai đồng bộ với tiến độ Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc VEC, đến thời điểm này, tổng giá trị sản lượng các gói thầu đã triển khai thi công đạt khoảng 80% giá trị xây lắp điều chỉnh của Dự án.

Trong đó, đoạn phía Tây sử dụng vốn vay ADB, gói thầu A2-1 và A3 đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục nghiệm thu, bàn giao. Gói thầu A1-1, nhà thầu đã bắt đầu triển khai thi công khối lượng công việc còn lại của Gói thầu A1. Gói thầu A2-2 và A4, VEC đã phát hành hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu thi công khối lượng còn lại.

Đối với đoạn JICA tài trợ, Gói thầu J2 hiện nay đã hoàn thành. Gói thầu J1, nhà thầu đã triển khai đốt K1 nhịp cầu chính của cầu dây văng Bình Khánh và tiếp tục triển khai đốt K2 cũng như các hạng mục còn lại của cầu dẫn.

Tuy nhiên, Gói thầu J3 dù đã phát hành hồ sơ mời thầu để chọn nhà thầu thi công phần khối lượng công việc còn lại nhưng chưa nhận được sự quan tâm từ phía các nhà thầu Nhật Bản. Vì vậy, VEC đã báo cáo JICA cho phép điều chỉnh bổ sung nhà thầu Việt Nam tham gia lựa chọn thầu với tư cách độc lập.

Về đoạn phía Đông sử dụng vốn vay ADB, Gói thầu A5 đã hoàn thành. Gói thầu A7 đạt 84% sản lượng, hiện nay nhà thầu đang triển khai thi công đại trà hạng mục bê tông nhựa trên cầu dẫn cầu Thị Vải.

Theo ông Trương Việt Đông, Chủ tịch HĐTV VEC, đơn vị đang quyết liệt chỉ đạo các Ban tham mưu, Ban quản lý dự án và nhà thầu thi công tập trung nhân lực, vật lực; dồn sức đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng.

“VEC quyết tâm phấn đấu đưa một phần tuyến vào khai thác trước tháng 10/2024 chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tổng công ty (6/10/2004 – 6/10/2024) và thông xe toàn tuyến trong năm 2025”, ông Đông nhấn mạnh.

Kon Tum bổ sung 4 dự án vào danh sách thu hút đầu tư

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn vừa ký Quyết định số 116 về việc phê duyệt bổ sung Danh mục Dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, bổ sung Dự án Bến xe mới phía Bắc TP. Kon Tum tại phường Ngô Mây, TP. Kon Tum; có quy mô 15.967 m2, công suất 650 xe/ngày đêm, tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đồng vào Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 – 2025.

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND thành phố Kon Tum và các đơn vị có liên quan tổ chức kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh có hiệu quả; xây dựng phụ biểu mô tả dự án thu hút đầu tư để phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.

Trước đó, ngày 19/1, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã bổ sung 3 dự án trung tâm đăng kiểm xe cơ giới vào danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum.

Cụ thể, Dự án Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thành phố Kon Tum (TP. Kon Tum) có vốn đầu tư 14 tỷ đồng, Dự án Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới huyện Ngọc Hồi có vốn đầu tư 11 tỷ đồng và Dự án Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới huyện Sa Thầy có tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, việc đầu tư 3 dự án trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên nhằm phục vụ nhu cầu đăng kiểm xe cơ giới đường bộ của nhân dân trên địa bàn và khu vực lân cận.

Trình Thủ tướng phê duyệt đề án thành lập Khu kinh tế Nam Hải Phòng trong quý II/2024

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, Thành phố đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để có thể trình Thủ tướng phê duyệt đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam trong quý II/2024.





Phương án Cảng Nam Đồ Sơn
Phương án Cảng Nam Đồ Sơn.

Đây là nội dung được thông tin tại Hội thảo “Khu kinh tế ven biển phía Nam – Động lực mới cho phát triển kinh tế Hải Phòng” do Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng phối hợp với Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức ngày 17/3.

Phát biểu đề dẫn, ông Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nêu rõ, phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam là định hướng rất quan trọng, cấp thiết và đúng đắn của Hải Phòng nhằm tận dụng tốt nhất các cơ hội, phát huy tiềm năng lợi thế, tạo dư địa phát triển rộng mở trong nhiều năm tới.

Hội thảo là dịp để cùng nhìn nhận, đánh giá rõ những cơ hội, thách thức; xác định những công việc phải làm để Khu kinh tế ven biển phía Nam sớm hình thành. Với vai trò là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam xác định tham gia vào quá trình xây dựng, hình thành Khu Kinh tế ven biển phía Nam là trách nhiệm, quyền lợi, cần tập trung thực hiện. Đặc biệt, trường có chương trình, kế hoạch cụ thể để góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển khu kinh tế sau này.

Theo ông Lê Trung Kiên, hiệu quả Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải; kết quả thu hút đầu tưcủa Hải Phòng trong hơn 30 năm qua, cùng với đó là vị trí quan trọng trong vùng động lực Đồng bằng sông Hồng, nằm tại 3 hành lang kinh tế quan trọng, Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối với các khu kinh tế lân cận, tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng. Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng được định hướng phát triển trở thành một khu kinh tế sinh thái, tuần hoàn, năng động và bền vững; Trung tâm kết nối đa phương thức; mạng lưới công nghiệp thông minh; hệ thống đô thị – dịch vụ hiện đại, năng động; trong khi vẫn tôn trọng bản sắc văn hóa và kết nối với các khu vực hiện hữu.

Đây sẽ là Khu kinh tế sinh thái, năng động, bền vững của Hải Phòng với diện tích khoảng 20.000 ha, gồm quận Đồ Sơn và huyện An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. KKT mới sẽ được định hướng triển khai khu thương mại tự do, được ưu tiên phát triển các Dự ánkhu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế, các đô thị dọc theo tuyến đường bộ ven biển, tận dụng lợi thế của khu quy hoạch cảng Nam Đồ Sơn và cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng.

Thành phố cũng ký biên bản ghi nhớ với Cảng Los Angeles Và Cảng New York & New Jersey (Hoa Kỳ) về phát triển tổ hợp cảng biển, sân bay, đô thị, công nghiệp, năng lượng, logistics với quy mô 5 – 10 tỷ USD.

Theo dự kiến phân kỳ đầu tư, trong năm 2024 – 2025, Thành phố xúc tiến đề xuất hành lập Khu kinh tế; giai đoạn 2026-2030 lập, trình phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư xây dựng các khu chức năng và bắt đầu thu hút đầu tư các dự án thứ cấp. Sau năm 2030, tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tiếp tục thu hút đầu tư…

Thành phố sẽ đẩy nhanh quá trình xúc tiến để thành lập KCN theo mô hình thương mại tự do; hướng tới các tập đoàn đa quốc gia để đầu tư các dự án mang tính động lực; thu hút đầu tư có chọn lọc, thúc đẩy các ngành công nghệ cao, công nghiệp sinh thái; đề xuất các cơ chế, chính sách về ưu đãi đầu tư; cơ chế chính sách tăng cường trong phân cấp, ủy quyền; các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển mô hình thương mại tự do.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và giảng viên Trường Đại học Hàng hải… đều bày tỏ sự nhất trí cao về chủ trương cũng như định hướng thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng. Khẳng định đây là xu thế tất yếu và mong muốn đề án sớm được thông qua. Đồng thời đóng góp nhiều ý kiến về mô hình Khu thương mại tự do; các giải pháp để bảo đảm tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh của Khu kinh tế; phương án đào tạo nguồn nhân lực; các lĩnh vực ưu tiên phát triển; các cơ hội và thách thức mới; đề xuất một số cơ chế chính sách cụ thể, nhất là cơ chế đặc thù để tăng sức hấp dẫn của Khu kinh tế sau khi được thành lập.

TP. Hải Phòng hiện có 14 KCN đang hoạt động. Các KCN trên địa bàn Thành phố đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của địa phương này. Các KCN trên địa bàn được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với diện tích hơn 6.000 ha đã tạo ra quỹ đất sản xuất công nghiệp hơn 4.000 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 60,5%.

Trong năm 2023, Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu (752 ha), KCN Tiên Thanh (410 ha). Hiện Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đang cùng nhà đầu tư, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng 2 KCN trên. Dự kiến, đến năm 2024 – 2025, các KCN này sẽ đi vào hoạt động, đáp ứng hơn 1.000 ha đất công nghiệp cho thị trường.

Bên cạnh đó, Hải Phòng sẽ triển khai xây dựng thêm 13 KCN mới với tổng diện tích gần 5.000 ha. Trong đó có 4 KCN gồm Nam Tràng Cát, Thủy Nguyên, Tràng Duệ 3 và Giang Biên với tổng diện tích hơn 1.383ha đã nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Địa phương cũng đã có phương án chuẩn bị cho giai đoạn phát triển công nghiệp mới với tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch xây dựng, TP. Hải Phòng quy hoạch 25 KCN với tổng diện tích tối đa 15.777 ha, thành lập mới KKT phía Nam Hải Phòng với diện tích dự kiến khoảng 20.000 ha.

Đặc biệt, với mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, thời gian qua, TP. Hải Phòng đã và đang khuyến khích nhà đầu tư tập trung phát triển mô hình KCN sinh thái, phát triển bền vững, hiệu quả, tăng cường chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon trong các KCN.

Bộ GTVT thông báo kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông

Bộ GTVT vừa có công văn số 2499/BGTVT-KHCN&MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông.





Thí điểm sử dụng cát biển cho đoạn tuyến hoàn trả ĐT978 thuộc Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau.
Thí điểm sử dụng cát biển cho đoạn tuyến hoàn trả ĐT978 thuộc Dự án thành phần đoạn Hậu Giang – Cà Mau.

Trước đó, bộ này đã thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc Dự án thành phần đoạn Hậu Giang – Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và đã thành lập Hội đồng cấp Bộ đánh giá kết quả triển khai.

Kết quả cho thấy, cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm có chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012 “Nền đường – thi công và nghiệm thu”. Báo cáo tổng kết công tác thi công, kiểm định đánh giá chất lượng thi công, quan trắc môi trường cũng cho thấy đủ cơ sở để có thể sử dụng cát biển đắp nền đường ô tô trong các điều kiện tương tự như khu vực thử nghiệm của Dự án thí điểm.

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, do việc thí điểm mới chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn đường cao tốc, chất lượng cát biển mới chỉ được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh), các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về độ mặn đối với cây trồng vật nuôi chưa đầy đủ.

Vì vậy, việc sử dụng đại trà vật liệu cát biển để xây dựng đường ô tô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở các dự án với cấp quy mô, cấp thiết kế cao hơn, cũng như thí điểm ở các điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, nguồn vật liệu cát biển khác nhau để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện.

Tại công văn số 2499, Bộ GTVT cho viết là Hội đồng cấp Bộ thống nhất việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường ô tô cao tốc với một số điều kiện: chỉ sử dụng cát biển đáp ứng các tiêu chuẩn vật liệu theo TCVN 9436:2012, sử dụng cho nền đắp có độ chặt K≤ 95 tại các khu vực có điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của Dự án thí điểm. Trước mắt nên xem xét sử dụng cho khu vực hạ âm, nền đắp K95, khu vực nền đường nằm dưới khu vực chịu tác động của hoạt tải.

Bên cạnh đó, cần triển khai các iải pháp quan trắc môi trường để giám sát mức độ tác động trong quá trình thực hiện.

Cùng với điểm với việc Bộ GTVT triển khai thí điểm sử dụng cát biển tại đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản tại khu vực tỉnh Sóc Trăng, trong đó đánh giá về cơ bản các chỉ tiêu cát biển vùng biển gần bờ của tỉnh Sóc Trăng đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:20122.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển giao cho UBND tỉnh Sóc Trăng tài liệu, hồ sơ để tiến hành các thủ tục để khai thác, cung cấp vật liệu cho các dự án theo cơ chế đặc thù quy định tại các Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội.

Trên cơ sở kết quả nêu trên, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như Dự án thí điểm.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị cần nghiên cứu các khuyến nghị của Hội đồng khoa học cấp Bộ; có các giải pháp quan trắc môi trường, tổ chức giám sát, đánh giá mức độ tác động trong quá trình thực hiện; đảm bảo tuân thủ các quy định về đầu tư, xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan; tổng hợp số liệu gửi về Bộ GTVT; đồng thời tiếp tục khảo sát, thu thập số liệu và xây dựng định mức theo các quy định tại Điều 21 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng vật liệu dùng để san lấp, đắp nền cho các dự án giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, riêng 4 dự án cao  tốc trọng điểm đang triển khai có nhu cầu khoảng 56 triệu m3, chưa kể nhu cầu vật liệu cát để đắp nền cho các dự án khác do địa phương làm chủ đầu tư. Mặc dù trữ lượng vật liệu cát sông đã được các địa phương xác định và cơ bản bố trí đủ nguồn, tuy nhiên, công suất khai thác và cung ứng chưa đáp ứng nhu cầu vật liệu theo tiến độ triển khai các dự án. Trường hợp tăng công suất khai thác quá mức sẽ dẫn đến sạt lở bờ sông, ảnh hưởng tới đời sống xã hội trong khu vực, bên cạnh đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.

Phấn đấu đóng điện Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống trước 30/4/2024

Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống (phần trên lãnh thổ Việt Nam) dài 129,95 km, gồm 299 vị trí móng – cột và 99 khoảng néo, đi qua các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) và các huyện Như Xuân, Như Thanh, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa).





Ảnh minh họa 

Tính đến ngày 13/3, dự án đã hoàn thành đúc móng 252/299 vị trí; hoàn thành lắp dựng cột 233/299 vị trí; hoàn thành kéo dây 19/99 khoảng néo; đang thi công đồng loạt tại các vị trí đã bàn giao mặt bằng và đủ điều kiện thi công…

Đáng nói, theo kế hoạch, Dự án phải hoàn thành đóng điện trong tháng 1/2024 nhưng hiện vẫn còn 76 khoảng néo và 42 vị trí móng cột chưa được bàn giao mặt bằng do khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Bởi vậy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Quế Phong, UBND huyện Quỳ Châu, kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.

Tại buổi làm việc với Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), lãnh đạo EVN cũng đã nghe tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công đã báo cáo cụ thể tiến độ, những khó khăn, vướng mắc của từng vị trí; đồng thời cam kết sẽ hoàn thành Dự án theo đúng tiến độ chủ đầu tư yêu cầu.

Theo yêu cầu của lãnh đạo EVN, Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ nhập khẩu điện từ Lào, đảm bảo điện cho miền Bắc, đặc biệt là từ mùa nắng nóng năm 2024.

Chính vì vậy, các nhà thầu cần quán triệt tính cấp bách, vai trò của dự án này. Từ đó, tăng cường nhân lực, xe, máy, nguồn lực tài chính, nỗ lực tối đa để hoàn thành đóng điện dự án không muộn hơn 30/4/2024.

Tỉnh Nghệ An, UBND các huyện cũng đã cam kết sẽ sớm hoàn thành, bàn giao mặt bằng, do đó, lãnh đạo EVN cũng yêu cầu, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cần chỉ đạo Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc có những đột phá trong công tác quản lý dự án; sát sao hơn nữa với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Cân nhắc phương án có hay không lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ 

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng đặc biệt là các tuyến đường vành đai và cao tốc, các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đang nghiên cứu các phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ.





Đường vành đai 3, TP.HCM hiện đang được thi công đồng loạt tại 4 tỉnh thành gồm TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai . Trong ảnh thi công đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM -Ảnh: Lê Toàn 

Tại hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần 4, quý I/2024 diễn ra mới đây, nhóm nghiên cứu của ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 5 phương án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ dựa trên khuôn khổ pháp lý và thực tiễn của Việt Nam.

Trong phương án 5 có hai lựa chọn. Một là thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng dưới hình thức một ngân hàng đầu tư hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật liên quan hiện hành. Hai là thành lập Quỹ đầu tư quốc gia phát triển hạ tầng vùng.

Theo nhóm nghiên cứu, về bản chất 5 phương án nói trên có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 (giải pháp ngắn hạn, trước mắt) là cải tiến, nâng cấp và sửa đổi các định chế hiện hành (các quỹ đầu tư phát triển địa phương và VDB). Nhóm 2 là thành lập mới Quỹ phát triển hạ tầng vùng (giải pháp trung và dài hạn).

Nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thống nhất rằng 2 nhóm giải pháp không thay thế nhau, mà bổ sung cho nhau và cần có 2 giai đoạn đối với mô hình Quỹ phát triển hạ tầng vùng:

Giai đoạn 2024 – 2026, các hành động thực hiện trong ngắn hạn là vừa nâng cấp, cải tiến và mở rộng phạm vi hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong vùng.

Trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 2, khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 15, Điều 27 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Đồng thời, nghiên cứu ban hành các tiêu chí áp dụng cho quỹ đầu tư phát triển địa phương trong việc mở rộng, nâng cấp các hoạt động đầu tư vào các dự án vùng.

Ngoài ra, rà soát, đánh giá mô hình hoạt động của HFIC để có những cải tiến, nâng cấp phù hợp với quy mô và chiến lược phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Giai đoạn 2026 – 2030, nghiên cứu, xây dựng một định chế tài chính mới cho vùng Đông Nam Bộ như: Đề án thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ hoặc Quỹ quốc gia về đầu tư phát triển hạ tầng vùng với sự chủ trì của Bộ Tài chính và sự tham gia trực tiếp của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới.

Hiện nay, các địa phương đang bàn thảo, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền trong quý II/2024.

Bộ Giao thông Vận tải nêu định hướng nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân – Thanh Hóa

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa liên quan đến đề nghị của cử tri tỉnh này về việc nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân lên sân bay quốc tế.

Cụ thể, Bộ GTVT cho biết, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20501 và Quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều định hướng chức năng của Cảng hàng không Thọ Xuân trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc là cảng hàng không quốc tế; quy mô kết cấu hạ tầng giai đoạn đến năm 2030 đáp ứng công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng công suất khoảng 7 triệu hành khách/năm.





Cảng hàng không Thọ Xuân - Thanh Hoá.
Cảng hàng không Thọ Xuân – Thanh Hoá.

Việc đầu tư phát triển các hạng mục công trình tại Cảng hàng không Thọ Xuân sẽ thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt trên cơ sở nhu cầu tăng trưởng vận tải, bảo đảm tuân thủ quy định hiện hành.

Hiện nay Cảng hàng không Thọ Xuân đạt quy mô cấp sân bay 4C, bảo đảm khai thác các loại tàu bay code C (như A320/A321 và tương đương); sân đỗ tàu bay đáp ứng 06 vị trí; nhà ga hành khách được thiết kế với công suất khoảng 1,2 triệu hành khách/năm.

Về khai thác, những năm vừa qua Cảng hàng không Thọ Xuân chủ yếu khai thác các đường bay quốc nội, đã thực hiện một số chuyến bay quốc tế không thường lệ (charter) trong đó sử dụng nhà ga quân sự cũ, chưa khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ.

Sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Thọ Xuân những năm gần đây đã tiệm cận công suất thiết kế, tuy nhiên nhu cầu khai thác quốc tế chưa cao.

Vì vậy, trước mắt Bộ GTVT đề nghị địa phương nghiên cứu, kêu gọi các hãng hàng không khai thác thêm các chuyến bay quốc tế không thường lệ đi/đến Cảng hàng không Thọ Xuân nhằm phát triển thị trường bay quốc tế. Khi có nhu cầu khai thác thường lệ, Bộ GTVT sẽ triển khai thủ tục công bố Cảng hàng không quốc tế theo quy định.

Về đầu tư phát triển Cảng hàng không Thọ Xuân, trong vai trò là doanh nghiệp Cảng hàng không Thọ Xuân, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV đang rà soát, cân đối nguồn lực để đầu tư, mở rộng các công trình thiết yếu của Cảng theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đang nghiên cứu Đề án huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, khai thác Cảng hàng không Thọ Xuân.

“Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và ACV để nghiên cứu phương án đầu tư phát triển Cảng hàng không Thọ Xuân theo quy hoạch, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.

Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn

Chín dự án với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư ngay trong Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong số 9 Dự án, có 6 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài.

Một là, Dự án Nhà máy Keystone Electrical Việt Nam sản xuất các loại dụng cụ điện cầm tay và linh kiện kim loại, công suất thiết kế 4,8 triệu sản phẩm/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, tại KCN Liên Hà Thái, sẽ đi vào hoạt động từ quý II/2025 cho giai đoạn I và quý II/2027 cho giai đoạn II.

Hai là, Dự án sản xuất đế giày Yulong Việt Nam tại Nhà xưởng số NX 18 thuê của Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài Thái Bình (KCN Liên Hà Thái). Dự án có vốn đầu tư 2,6 triệu USD, hoạt động sản xuất từ quý II/2024, với công suất đế giữa EVA 4,8 triệu đôi/năm, đế ngoài RB 4,8 triệu đôi/năm.

Ba là, Dự án sản xuất sản phẩm nhựa chính xác, tổng vốn 2,3 triệu USD. Địa điểm thực hiện tại Nhà xưởng số NX 15 thuê của Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài Thái Bình (KCN Liên Hà Thái). Dự án sẽ đi vào hoạt động từ quý III/2024.

Bốn là, Dự án Nhà máy Sản xuất thiết bị vệ sinh DALI Việt Nam, với các sản phẩm vòi nước bồn rửa mặt, bồn tắm, vòi hoa sen. Tổng vốn đầu tư 10 triệu USD, xây dựng tại KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ). Dự kiến, tháng 6/2025, dự án đi vào hoạt động chính thức.

Năm là, Dự án của Công ty TNHH Xuli Cargo Control sản xuất các loại lưới hàng hóa, dây kéo, dây cáp với vốn đầu tư 20,7 triệu USD tại KCN Tiền Hải (Khu kinh tế Thái Bình); dự kiến tháng 5/2025 đi vào hoạt động chính thức.

Sáu là, Dự án sản xuất nhựa biến đổi tính chất và sản xuất đèn Led thông minh, tổng vốn đầu tư 2,68 triệu USD. Địa điểm thực hiện tại KCN Gia Lễ, huyện Đông Hưng. Dự án đi vào hoạt động trong quý II/2024, công suất thiết kế 8.000 tấn/năm hạt nhựa PE, PVC và 150.000 dây đèn Led/năm.

Ba dự án còn lại của nhà đầu tư Việt Nam, gồm Dự án Nhà máy Winsun Toys & Sports Việt Nam của Công ty cổ phần Winsun Toys & Sports Việt Nam tại KCN Liên Hà Thái (Khu kinh tế Thái Bình). Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa PVC nguyên sinh, các sản phẩm may từ vải, quần áo thể thao các loại. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 350 tỷ đồng, dự kiến quý I/2025 sẽ đi vào sản xuất chính thức.

Dự án Nhà máy sản xuất Amoniac của Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ – Vinacomin tại Cụm công nghiệp Thái Thọ (huyện Thái Thụy), thực hiện trên diện tích 175.610 m2, tổng vốn đầu tư gần 6.500 tỷ đồng.

Cuối cùng là Dự án Nhà máy chế biến gạo chất lượng cao và các sản phẩm nông nghiệp của Tập đoàn ThaiBinh Seed. Dự án có tổng vốn đầu tư 626 tỷ đồng, thực hiện trên diện tích 9,5 ha tại huyện Quỳnh Phụ, công suất chế biến 50.000 tấn thóc/năm. Dự kiến khởi công vào quý III/2024 và hoàn thành trong năm 2028.

Thái Bình với cách làm linh hoạt, sáng tạo, đổi mới đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2023 là năm Thái Bình chứng kiến làn sóng thu hút đầu tư chưa từng có trong lịch sử. Thu hút FDI của tỉnh đạt hơn 2,9 tỷ USD, gấp gần 4,4 lần so với năm 2022.

Khánh Hòa có dự án khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng- kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng do Công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ làm chủ đầu tư, thực hiện trên diện tích 288 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư hơn 271 tỉ đồng. Thời hạn hoạt động 50 năm, kể từ ngày 18/3.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm thẩm định chủ trương đầu tư dự án, thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật liên quan. UBND tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, thống kê, kiểm kê đất đai và rừng, hiện trạng sử dụng đất và rừng, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành.

Phó Thủ tướng cũng giao tỉnh Khánh Hòa cập nhật vị trí, quy mô diện tích của khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vào kế hoạch sử dụng đất tỉnh giai đoạn 2021-2025; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng theo quy định. Đồng thời, tổ chức xây dựng, thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phù hợp….

UBND tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, cơ quan liên quan rà soát, đảm bảo khu vực thực hiện dự án phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa, các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa phải giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo cam kết để thực hiện dự án và việc đáp ứng đủ các điều kiện của nhà đầu tư theo quy định.

Phó thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư dự án sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo đúng cam kết để thực hiện dự án, tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, quy định khác của pháp luật có liên quan…

Chủ đầu tư dự án chỉ được thực hiện dự án sau khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bao gồm được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa; có trách nhiệm nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định.

Vì sao chưa thể đầu tư quốc lộ 19C và quốc lộ 25 ở Phú Yên?

Bộ Giao thông Vận tải vừa có Văn bản số 2796/BGTVT-KHĐT gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.





Quốc lộ 19C là trục giao thông đi qua địa phận 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh của tỉnh Phú Yên vừa được cử tri kiến nghị sớm đầu tư mở rộng.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Yên do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 48/BDN về việc cử tri kiến nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm có giải pháp đầu tư mở rộng Quốc lộ 25 đoạn từ Quốc lộ 1 đến thị trấn Phú Hòa và toàn tuyến Quốc lộ 19C.

Liên quan đến kiến nghị này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quốc lộ 19C dài khoảng 206 km, đoạn qua tỉnh Phú Yên (huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đông Xuân) dài khoảng 112 km, quy mô cấp III-IV, 2-4 làn xe, hiện trạng cơ bản đạt cấp IV; Quốc lộ 25 dài khoảng 182 km, đoạn qua tỉnh Phú Yên dài khoảng 70 km (đoạn từ Quốc lộ 1 đến thị trấn Phú Hòa dài khoảng 11 km từ Km2+700 – Km13+500), quy mô cấp III, 2- 4 làn xe, hiện trạng cơ bản đạt cấp IV. Trong các năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên thực hiện công tác bảo trì các đoạn tuyến nêu trên để bảo đảm an toàn giao thông cho người dân và phương tiện lưu thông.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nêu rõ, đối với tuyến Quốc lộ 25, mặc dù nguồn vốn khó khăn, trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn để ưu tiên đầu tư khoảng 35 km cho một số đoạn xung yếu trên Quốc lộ 25.

Đồng thời, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông vận tải đã cân đối được khoảng 4.905 tỷ đồng để hoàn thành 3 Dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước và khởi công mới 3 dự án. Đối với các đoạn còn lại trên Quốc lộ 25, Bộ Giao thông vận tải đã giao nghiên cứu lập Dự án qua các tỉnh Phú Yên và Gia Lai nhưng chưa cân đối được nguồn lực để thực hiện.

Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị ưu tiên đầu tư tuyến Quốc lộ 19C và Quốc lộ 25 đoạn qua địa bàn theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giao thông vận tải được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án hạ tầng chiến lược nên chưa thể cân đối nguồn lực để thực hiện thêm các dự án khác trong đó có Quốc lộ 19C và Quốc lộ 25.

Căn cứ nhu cầu đầu tư theo kiến nghị, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét khi có điều kiện về nguồn lực. Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp các bên liên quan và địa phương thực hiện tăng cường công tác kiểm tra và duy tu, sửa chữa các tuyến nêu trên để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Đề xuất phương án đầu tư đồng bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh 4 làn xe

Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Đầu tư và xây dụng ICV Việt Nam – Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty cổ phần xây dựng công trình 568 vừa có văn bản số 313/2024/DCG gửi Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng về phương án đầu tư đồng bộ toàn tuyến đường bộ cao tốc cao tốc Đồng Đăng  – Trà Lĩnh theo quy mô hoàn chỉnh bằng phương thức PPP.





Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Phối cảnh cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1.

Được biết, liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Đầu tư và xây dụng ICV Việt Nam – Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty cổ phần xây dựng công trình 568 chính là nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giai đoạn 1 theo phương thức PPP với việc làm mới khoảng 93km với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 13,5m.

Việc hoàn thiện tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo quy mô quy hoạch sẽ bao gồm  mở rộng đoạn tuyến Km0+00 – Km93+35, các vị trí có bề rộng nền đường 13,5m thành quy mô 4 làn xe cao tốc với bề rộng nền đường 17m và bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục và xây dựng đoạn tuyến đường cao tốc từ Km93+350 (điểm cuối giai đoạn 1) đến Km121+060 với chiều dài 27,71 km cũng theo quy mô nền đường 17m với 4 làn xe cao tốc và bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.

Hiện nay Dự án giai đoạn 1 được đầu tư theo phương thức PPP hợp đồng BOT, đang được các bên liên quan triển khai trên cơ sở Hợp đồng dự án được ký kết và các thỏa thuận khác. doanh nghiệp dự án cũng đang thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng cho Dự án giai đoạn 1 với VP Bank.

“Do đó, việc điều chỉnh Dự án giai đoạn 1 sẽ phải thực hiện điều chỉnh nguồn vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến  ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân tín dụng cho Dự án giai đoạn 1”, liên danh nhà đầu tư cho biết.

Trên cơ sở này, nhà đầu tư đề xuất tiếp tục thực hiện Dự án giai đoạn 1 theo Hợp đồng dự án đã được ký kết giữa các bên. Việc đầu tư hoàn thiện toàn tuyến sẽ được thực hiện bằng dự án độc lập (Dự án giai đoạn 2) theo phương thức PPP và được tách thành 2 dự án thành phần.

Cụ thể, Dự án thành phần 1 sẽ đầu tư xây dựng mở rộng đoạn tuyến Km0+00 – Km93+350 theo quy mô nền đường 17m với 4 làn xe cao tốc và bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4.343 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước.

Dự án thành phần 2 sẽ đầu tư PPP xây dựng đoạn tuyến Km93+350 – Km121+060 theo quy mô nền đường 17m với 4 làn xe cao tốc và bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục.

Tổng mức đầu tư Dự án thành phần 2 là khoảng 5.608 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước tham gia 70% tổng mức đầu tư (khoảng 3.900 tỷ đồng), nhà đầu tư thu xếp vốn  chủ sở hữu và vốn khác là 30% tổng mức đầu tư (khoảng 1.708 tỷ đồng). Thời gian hoàn vốn của Dự án thành phần 2 là 41 năm 7 tháng.

Liên danh nhà đầu tư kiến nghị UBND tỉnh Cao Bằng báo cáo Chính phủ, Quốc hội bố trí bổ sung phần vốn NSNN cho Dự án thành phần 1 là 4.343 tỷ đồng và cho Dự án thành phần 2 là 3.900 tỷ đồng (tổng vốn NSNN đề nghị bổ sung là 8.243 tỷ đồng).

UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức lập đề xuất Dự án giai đoạn 2 với 2 dự án thành phần. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần 2 theo quy định.

Với thực trạng của Dự án hiện nay khó khăn về lưu lượng dẫn đến doanh thu thu phí kéo dài, địa hình thi công phức tạp khi suất đầu tư rất thấp nên cần sự chung tay của các Doanh nghiệp dân tộc, tổ chức tín dụng. Vì vậy liên danh nhà đầu tư kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư tạo điều kiện để các doanh nghiệp đồng thời là nhà thầu đang đầu tư các dự án PPP khó khăn như cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Hữu Nghị – Chi Lăng…) được tham gia thi công các Dự án đầu tư công thuộc ngân sách của Trung ương (khi doanh nghiệp đầu tư chỉ tích lũy từ lợi nhuận trong thi công, khấu hao máy móc, thiết bị để tái đầu tư cho các dự án).

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải cần xem xét sớm tháo gỡ các vướng mắc về định mức, đơn giá xây dựng để đảm bảo chi phí thực hiện sát với thực tế, tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước tồn tại, phát triển.

Trước đó, tại Công điện số 16, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với ngay các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại các văn bản nêu trên; trong đổ tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe. Đồng thời, rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tàng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,…); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2024. 

Hỗ trợ đảm bảo thi công Gói thầu A1-1 cao tốc Bến Lức – Long Thành

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Long An về việc hỗ trợ đảm bảo an toàn, an ninh trong quá trình thi công Gói thầu A1-1 thuộc Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Bộ GTVT cho biết, việc thi công Gói thầu A1-1 (tại khu vực nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương thuộc địa phận tỉnh Long An) đang bị cản trở, nhà thầu không tiếp cận được công trường.





Thi cộng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Thi công đoạn tuyến phía Đông, Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Long An đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị của địa phương quan tâm hỗ trợ đảm bảo an toàn, an ninh nhưng đến nay trình trạng cản trở thi công tại gói thầu này vẫn đang tiếp diễn, mức độ phức tạp có chiều hướng gia tăng.

“Do vậy, để triển khai đồng bộ các hạng mục thuộc Gói thầu A1-1, sớm hoàn thành đưa vào khai thác theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Long An quyết liệt chỉ đạo các đơn vị của địa phương có các biện pháp hỗ trợ đảm bảo an toàn, an ninh cho các đơn vị trong quá trình thi công Gói thầu A1-1; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Được biết, Gói thầu A1-1 bao gồm việc thi công phần còn lại của Gói thầu A1 thuộc Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do Liên danh Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng – Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Liên danh 319 – Vinaconex) đảm nhận với giá trúng thầu là 447,222 tỷ đồng, đã bao gồm các loại thuế, phí và dự phòng (giá dự toán 448,243 tỷ đồng); thời gian thực hiện hợp đồng 10 tháng, hợp đồng theo đơn giá cố định, thời gian thi công bắt đầu từ tháng 11/2023.

Hiện việc thi công khoảng 700m tại Gói thầu A1-1 đang gặp vướng mắc do đơn vị cung cấp cát cho một nhà thầu thi công Gói thầu A1 cũ có hành vi cản trở thi công.

Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 3/7/2023 với thời gian hoàn thành được điều chỉnh đến ngày 30/9/2025.

VEC đang rốt ráo chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các vướng mắc để thông xe kỹ thuật tuyến chính phía Đông trong năm 2024; thông xe toàn tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành vào cuối năm 2025.

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký ban hành Quyết định số 365/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty cổ phần Năng lượng và hóa dầu Trà Vinh, thực hịên Dự án Kho xăng dầu và hóa dầu.

Dự án có diện tích sử dụng đất, mặt nước khoảng 46,33 ha; trong đó, diện tích đất liền khoảng 23,33 ha, diện tích đất mặt nước (sông Hậu) khoảng 23 ha.

Công suất thiết kế của Dự án là: Xây dựng kho xăng dầu, hóa dầu có tổng sức chứa 50.000 m, gồm cụm bồn bể sức chứa 40.000 m3 và cụm bồn bể sức chứa 10.000 m3; kho hóa dầu, sản phẩm đóng thùng, bao kiện (sản phẩm rắn).

Xây dựng cầu cảng chuyên dùng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 tấn, gồm: 1 cầu cảng tiếp nhận hàng lỏng (dài 210 m) với năng suất dự kiến thông qua cảng 0,80 ÷1,10 triệu tấn/năm; 1 cầu cảng tiếp nhận hàng tổng hợp (dài 300 m) với năng suất dự kiến thông qua cảng 0,60 ÷ 0,80 triệu tấn/năm.

Đây là công trình công nghiệp cấp I; công trình cảng biển cấp II.

Dự án có vốn đầu tư gần 576 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm.

Về tiến độ thực hiện Dự án, từ tháng 6/2024 – tháng 5/2026 xây dựng, lắp đặt thiết bị; từ tháng 6/2026 – tháng 9/2026 lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, đánh giá định lượng rủi ro, nghiệm thu kho xăng dầu và hóa dầu. Đến tháng 11/2026, lập kế hoạch an ninh cảng biển, nghiệm thu, công bố cảng, vận hành thương mại.

Khánh thành nhà máy công nghiệp 1.443 tỷ đồng tại Thanh Hoá

Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam.





Các đại biểu nhấn nút khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam.
Các đại biểu nhấn nút khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam.

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam khởi công từ tháng 7/2022. Nhà máy có quy mô diện tích 66,44 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 62 triệu USD, tương đương 1.443,220 tỷ đồng. Nhà máy chuyên sản xuất phụ kiện quần áo như dây khóa kéo kim loại, dây khóa kéo nhựa, dây khóa kéo nylon, cúc nhựa, cúc kim loại…

Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động có tay nghề kỹ thuật, với sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh, Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam đi vào hoạt động sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đồng thời Dự án góp phần vào việc phát triển công nghiệp phụ trợ ngành may mặc, giảm thiểu sự phụ thuộc của ngành may vào các phụ kiện lâu nay đang phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Phó chủ tịch Nguyễn Văn Thi khẳng định, tỉnh Thanh Hóa sẽ luôn đồng hành cùng với nhà đầu tư để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả.

Để đảm bảo cho nhà máy đi vào hoạt động thuận lợi, ông Nguyễn Văn Thi đề nghị Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh tích cực chủ động phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng Khu A – Khu công nghiệp Bỉm Sơn giải quyết kịp thời các vấn đề về cấp điện, cấp nước, hạ tầng kỹ thuật cho Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam; hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của nhà máy.

Về phía nhà đầu tư, ông Cai Liyong, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam khẳng định, trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty và Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam sẽ tuân thủ pháp luật và quy định của Việt Nam. Thực hiện tinh thần doanh nghiệp “Đoàn kết, cố gắng, thực tế, sáng tạo” để sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao tại Việt Nam. Qua đó không chỉ đóng góp vào mục tiêu phát triển của Tập đoàn Weixing, mà còn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã Bỉm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Khẩn trương bổ sung các hạng mục đảm bảo an toàn cao tốc Cam Lộ – La Sơn

BQL Dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT), đơn vị được giao làm chủ đầu tư cao tốc Cam Lộ – La Sơn cho biết, hiện các mũi thi công vẫn đang tập trung hoàn thành các hạng mục điều chỉnh bổ sung về hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn.





Việc có nhiều xe hạng nặng
Việc có nhiều xe hạng nặng “bò” trên tuyến Cam Lộ – La Sơn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều tài xế vượt ẩu, gây nguy cơ tai nạn giao thông

Theo đó, việc điều chỉnh bổ sung các hạng mục bao gồm: Đinh phản quang ở tim đường vị trí 2 làn xe, tiêu phản quang hai bên hộ lan, tăng cường thêm cọc tiêu mềm hai bên dải phân cách, điều chỉnh sơn kẻ vạch tim đường… Theo lãnh đạo BQL Dự án đường Hồ Chí Minh, các hạng mục này hiện dự kiến sẽ hoàn thành trong tuần này.

Cũng theo lãnh đạo BQL Dự án đường Hồ Chí Minh, hạng mục biển cảnh báo an toàn sẽ được thi công sau vì phải chờ đặt hàng sản xuất. Tuy vậy, quá trình lắp đặt các biển báo này chắc chắn sẽ được thực hiện chậm nhất vào trong tháng 3 này.

Với làn dừng khẩn cấp, BQL Dự án đường Hồ Chí Minh hiện đang cùng các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát sau đó sẽ cho triển khai thi công.

“Nếu thời tiết thuận lợi sẽ hoàn thành trong tháng 3 năm nay, hoặc chậm nhất là vào đầu tháng 4. Dự kiến, việc đầu tư bổ sung các hạng mục về hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn là khoảng hơn 20 tỷ đồng”, đại diện BQL Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết thêm.

Trước đó, vào ngày 16/3 vừa qua, đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” đã có buổi kiểm tra và làm việc với các địa phương về tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ – La Sơn và La Sơn – Túy Loan.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ – La Sơn thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Về nguyên nhân chính của các vụ tai nạn xảy ra thời gian gần đây, thường do lỗi của người điều khiển phương tiện, như: lấn làn, vượt làn thiếu quan sát; không giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến. Bên cạnh đó, tai nạn xảy ra còn do quy mô đường mới chỉ có 2 làn xe và chưa thu phí, do vậy các phương tiện (đặc biệt là xe tải, xe khách) đều sử dụng lộ trình tuyến này thay cho lộ trình đi trên Quốc lộ 1 để tránh trạm thu phí, dẫn đến quá tải; tốc độ xe nặng chỉ đạt 30-35 km/h gây ức chế, ùn ứ cho các phương tiện phía sau, dẫn đến nguy cơ vượt ẩu…

Theo ông Huy, Bộ GTVT đã chỉ đạo điều chỉnh, tổ chức lại hệ thống biển báo hiệu đường bộ phù hợp với tình hình giao thông thực tế (bổ sung biển báo; điều chỉnh vạch sơn tim đường từ nét liền thành nét đứt đối với các đoạn tuyến thẳng, bảo đảm tầm nhìn…). Tổ chức đếm xe để phân luồng cho phù hợp với lưu lượng, tính chất dòng xe thực tế; điều tiết, phân luồng một số loại xe đi theo Quốc lộ 1 để tránh quá tải đối với quy mô 2 làn xe của tuyến.

Về lâu dài, Bộ GTVT giao cho BQL Dự án đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cam Lộ – La Sơn bằng nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Đồng thời, do tình hình giao thông trên tuyến phức tạp, Bộ kiến nghị cần cho phép triển khai theo hình thức dự án đầu tư công khẩn cấp quy định tại Luật Đầu tư công (trình tự thủ tục thực hiện xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp) để hoàn thành trong năm 2025. Trong Quý II/2024, Bộ GTVT đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ô tô cao tốc, và về cơ bản sẽ không còn đường ô tô cao tốc phân kỳ 2 làn xe.

Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ, Quốc hội ưu tiên bố trí nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư mở rộng các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác và đầu tư theo quy mô phân kỳ 2 làn xe. Trong đó, tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng.

Cũng tại buổi làm việc này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chỉ đạo, đối với tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn vừa qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu phương án bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường này.

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh.





Thanh Hoá là địa phương có nhiều nỗ lực trong việc cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư
Thanh Hoá là địa phương có nhiều dấu ấn trong việc cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; Phó Trưởng Ban chỉ đạo bao gồm Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (Phó Trưởng ban Thường trực), Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh.

Uỷ viên Ban Chỉ đạo bao gồm giám đốc các sở, ban ngành trực thuộc UBND tỉnh; giám đốc các đơn vị Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa; Cục trưởng Cục thuế Thanh Hóa và Cục Hải quan Thanh Hóa; Phó Giám đốc Sở Nội vụ phụ trách lĩnh vực cải cách hành chính. 

Trong đó, cơ quan thường trực về đẩy mạnh cải cách hành chính là Sở Nội vụ; cơ quan thường trực về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa là Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn cho biết, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo nhằm nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh; chỉ đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình, sáng kiến trong công tác cải cách hành chính…

Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Làm đầu mối giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa.

Định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa…

Được biết, trong thời gian qua, Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp về cải cách hành chính, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, Thanh Hoá luôn nằm trong nhóm đầu cả nước về các Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, Chỉ số cải cách hành chính… Thanh Hóa là 1 trong những địa phương đầu tiên của cả nước kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, phục vụ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi.

Về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Thanh Hoá luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện Dự án và phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Định kỳ hằng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thường tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí thời gian ít nhất 1 ngày trong tháng để tổ chức tiếp và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hoá cũng tập trung các giải pháp đơn giản hóa và giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về chấp thuận chủ trương đầu tư, góp phần gia tăng sức hút với các doanh nghiệp, dự án lớn. Theo đó, nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm thời gian xử lý so với quy định, giảm chi phí thời gian cho nhà đầu tư như: Thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng; giao đất, cho thuê đất; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Nhờ triển khai nhiều giải pháp nói trên, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được hơn 2.300 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, có khoảng 149 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,6 tỷ USD. Các dự án đi vào vận hành đã trở thành động lực chính đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong top 10 của cả nước.

Đề xuất thẩm định Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên trị giá 3.300 tỷ đồng

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Lai Châu vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Đây là công trình do UBND tỉnh Lai Châu là người quyết định đầu tư; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công tình giao thông Lai Châu đóng vai trò chủ đầu tư.





Phối cảnh hầm đường bộ Hoàng Liên.
Phối cảnh hầm đường bộ Hoàng Liên.

Theo đề xuất của đơn vị chủ đầu tư, Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên có điểm đầu tại Km78, Quốc lộ 4D thuộc địa phận xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; điểm cuối đấu nối vào đường D1 (theo quy hoạch của thị xã Sa Pa) thuộc địa phận phường Ô Quý Hồ, tỉnh Lào Cai.

Toàn bộ chiều dài tuyến đường thuộc Dự án có chiều dài 8,8 km, trong đó có 2,63 km là hầm đường bộ với 4,576 km thuộc địa phận tỉnh Lai Châu và 4,244 km thuộc địa phận tỉnh Lào Cai. Phần đường bộ của Dự án được đầu tư với quy mô cấp III miền núi, nền đường rộng 10m, vận tốc thiết kế 60 km/h; công trình hầm gồm 2 ống hầm cách nhau khoảng 30 m, chiều dài mỗi ống hầm 2,63 km, thiết kế theo tiêu chuẩn hầm xuyên núi của Nhật Bản, kết hợp với TCVN 4528:1988.

Ước tính, diện tích sử dụng đất cho Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên khoảng 70,41 ha, trong đó địa phận tỉnh Lai Châu là 42,26 ha, địa phận tỉnh Lào Cai là 28,15 ha.

Với quy mô đầu tư như trên, Dự án sẽ có tổng mức đầu tư là 3.300 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.168,284 tỷ đồng, dự kiến huy động từ nguồn ngân sách Trung ương (2.500 tỷ đồng) và ngân sách địa phương.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công tình giao thông Lai Châu cho biết, Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên sẽ được triển khai trong giai đoạn 2023 – 2026.

Sau khi hoàn thành, Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu sẽ thay thế khoảng 17 km đường đèo dốc, quanh co liên tục; rút ngắn thời gian qua đèo Hoàng Liên từ 30 phút xuống còn 8 phút, đồng thời giải quyết được tình trạng sạt lở, gây ách tắc giao thông kéo dài vào mỗi mùa mưa lũ.

Quảng Bình đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500 KV

Ngày 21/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, Dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng về công tác bàn giao mặt bằng hành lang tuyến và thi công xây dựng các dự án thuộc đường dây 500 kV mạch 3 trên địa bàn tỉnh; những khó khăn, vướng mắc và giải pháp thực hiện.

Tuyến đường dây của dự án đường dây 500 kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có chiều dài 2,987 km, gồm 10 vị trí móng (thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Trong đó, vị trí điểm đầu nằm trong Sân phân phối 500 kV Trung tâm điện lực Quảng Trạch và vị trí số 10 giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh.

Để thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 38,5952 ha rừng tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng thuộc tỉnh Quảng Bình là 0,2657 ha. Về rừng trồng sản xuất, HĐND tỉnh Quảng Bình đã có nghị quyết chấp thuận chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 2,259 ha rừng trồng và chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng.

Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Trạch, đến nay, huyện Quảng Trạch cũng đã bàn giao mặt bằng thi công 9/10 vị trí móng trụ cho chủ đầu tư. Các đơn vị, địa phương trong phạm vi dự án tuyến đường dây 500kV đi qua và đang khẩn trương thực hiện các thủ tục và công tác tái định cư cho người dân để nhanh chóng hoàn thành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Trọng Hiếu, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng, Trưởng đoàn công tác đánh giá, sự phối hợp tích cực của các sở, ban ngành, và địa phương tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ giúp chủ đầu tư dự án giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trên tuyến. Nhờ đó, tiến độ bàn giao mặt bằng của tỉnh Quảng Bình rất tốt.

Ông Hoàng Trọng Hiếu đề nghị tỉnh Quảng Bình tiếp tục quan tâm chỉ đạo giải quyết các vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng ở các vị trí móng và trên tuyến. Đồng thời, huyện Quảng Trạch sớm hoàn thiện phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, vận động hộ dân bàn giao mặt bằng hành lang tuyến trong tháng 3/2024 để chủ đầu tư triển khai dự án.

Trao đổi với đoàn công tác, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú nhấn mạnh, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã rất quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan vào cuộc, đồng hành cùng chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án đường dây 500 kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu. Nhờ vậy, tiến độ công tác giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh. Đến nay, địa phương đã bàn giao các vị trí móng trụ để triển khai thi công, đã có 20/24 hộ dân bị ảnh hưởng thống nhất với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị Ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với địa phương trong xử lý các vướng mắc và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Ưu tiên bố trí kinh phí chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận với phương án bồi thường. Về hồ sơ trích đo, phải hoàn thành trước ngày 23/3 để huyện Quảng Trạch có cơ sở thực hiện các thủ tục liên quan, hoàn thành bàn giao mặt bằng hành lang tuyến trong tháng 3/2024…

Về công tác tái định cư, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú đề nghị các sở, ngành liên quan rút ngắn thời gian thẩm định các thủ tục, tạo điều kiện cho huyện Quảng Trạch đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư nhằm sớm di dời các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng trên tuyến về nơi ở mới.

Được biết, dự án Đường dây 500 kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu (thuộc dự án Đường dây 500 kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch đến Phố Nối – Hải Dương) có chiều dài khoảng 225,5 km với điểm đầu là sân phân phối 500 kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) và điểm cuối là vị trí D1 nằm cách TBA 500kV Quỳnh Lưu (Nghệ An) khoảng 300m.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 10.110,915 tỷ đồng đi qua các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, trong đó đoạn qua Quảng Bình dài 2,987 km.

Xem xét kết thúc Dự án Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 9 tại Quảng Trị

Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 (tỉnh Quảng Trị) đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc Dự án giải phóng mặt bằng do tỉnh Quảng Trị đảm nhận cũng phải dừng lại.

Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 sử dụng vốn dư của Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) vay vốn ngân hàng Thế giới (WB). Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 8/2021. Đến tháng 11/2021, dự án được Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) phê duyệt đầu tư và giao Tổng cục Đường bộ (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Theo đó, dự án có chiều dài 13,8 km, điểm đầu từ cảng Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh), điểm cuối là nơi giao giữa Quốc lộ 1, đoạn ngã tư Sòng (xã Thanh An, huyện Cam Lộ); quy mô đường cấp II, 4 làn xe; tổng bề rộng nền đường 28 m, không bao gồm phần hè đường. Tổng mức đầu tư dự án là 19,05 triệu USD (tương đương 440,37 tỷ đồng), thời gian thực hiện 2021 – 2022. Dự án chính thức động thổ khởi công vào tháng 3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 được xác định là dự án trọng điểm của tỉnh, do vậy, HĐND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Giải phóng mặt bằng (GPMB) riêng cho Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1, với tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, sau đó được điều chỉnh tăng lên 345,55 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện, Dự án GPMB đã bàn giao được 4,55/13,8 km và 6 cầu trên tuyến cho chủ đầu tư. Còn lại 9,25 km chưa được bàn giao mặt bằng, bao gồm 2,5 km đã được các địa phương phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, nhưng chưa chi trả cho người dân vì thời gian này (từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022) nhà thầu không triển khai thi công do ảnh hưởng mưa lũ và WB chưa có ý kiến về việc cho phép kéo dài thời gian của hiệp định vay.

Đến ngày 12/1/2023, WB có ý kiến chính thức về việc không gia hạn hiệp định vay, điều này đồng nghĩa Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 phải dừng lại, khi mà các hạng mục xây dựng đang dang dở.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ nghiên cứu, báo cáo Bộ GTVT và cơ quan có thẩm quyền phương án sử dụng nguồn vốn khác, điều chỉnh chủ trương đầu tư để tiếp tục thực hiện hoàn thành dự án. Trong thời gian chờ đợi, Cục Đường bộ đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các cơ quan liên quan thống nhất phương án tạm tiếp nhận phạm vi mặt bằng chưa thi công trong thời gian dự án chờ tái cơ cấu nguồn vốn và điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tạm bàn giao nguyên trạng đoạn tuyến đang khai thác thuộc phạm vi dự án Quốc lộ 9 để quản lý, khai thác.

Đến cuối năm 2023, tỉnh Quảng Trị đã làm việc với Bộ GTVT về việc bố trí vốn để tiếp tục thực hiện Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1. Tuy nhiên, do thu ngân sách tại tỉnh Quảng Trị thấp, không có kinh phí để tỉnh tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng, nên Bộ GTVT nhận thấy việc sử dụng vốn ngân sách thay cho vốn vay WB để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 là không khả thi.

Bộ GTVT đã đề nghị tỉnh Quảng Trị báo cáo khó khăn về vốn và thời gian GPMB để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét dừng thực hiện dự án; đồng thời, nghiên cứu lập dự án đầu tư để hoàn thành đoạn tuyến này trong kỳ trung hạn 2026 – 2030.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị, cho đến thời điểm dừng công tác GPMB, tổng kinh phí đã được phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ là 10,045 tỷ đồng, đã chi trả 6,18 tỷ đồng, chưa chi trả 3,86 tỷ đồng.

Trong tháng 12/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị, đề nghị UBND tỉnh cho phép quyết toán Dự án GPMB để kết thúc dự án.

Đối với nguồn vốn 288,43 tỷ đồng còn lại của Dự án GPMB, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị đề nghị chuyển cho 2 dự án khác là Dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông – Tây, giai đoạn I và Dự án Cảng hàng không Quảng Trị.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Lê Đức Tiến cho biết, hiện cơ quan có thẩm quyền đang xem xét kết thúc Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1. Việc kết thúc dự án sẽ do Bộ GTVT (chủ đầu tư) báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Về phía tỉnh Quảng Trị, việc thực hiện Dự án GPMB tách thành dự án riêng biệt và sử dụng ngân sách tỉnh, nên khi Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 kết thúc, thì Dự án GPMB cũng dừng lại.

Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình 

Sáng ngày 22/3, tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra Lễ triển khai thi công Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Bộ GTVT; lãnh đạo tỉnh Quảng Bình; lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam; đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, đại diện Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc tại Việt Nam (EDCF)…

Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, thuộc đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh là dự án đường sắt đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh, chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt chưa đồng bộ, năng lực hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; do đó, thị phần vận tải ngày càng bị giảm sút, chưa tương xứng với lợi thế. Trước tình hình đó, giai đoạn 2016 – 2020, Quốc hội và Chính phủ đã bố trí nguồn vốn khoảng 7.000 tỷ để đầu tư các dự án đường sắt quan trọng, cấp bách, tạo nên sự thay đổi lớn cho ngành đường sắt trong năm 2023. 

Tuy nhiên, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện nay vẫn còn một số điểm nghẽn như khu gian Hòa Duyêt – Thanh Luyện; khu vực đèo Khe Nét, đèo Hải Vân…

“Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ ngành, tích cực làm việc với các Nhà tài trợ, mà trực tiếp là Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) để huy động nguồn lực đầu tư các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Đến nay, 2 dự án Cải tạo khu gian Hòa Duyệt – Thanh Luyện và cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét đã hoàn thành thủ tục để đầu tư. Việc hoàn thành các dự án này sẽ góp phần nâng cao năng lực tuyến đường sắt thống nhất khu đoạn Vinh – Đồng Hới”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh. 

Về phần mình, ông Jin Saeun, Trưởng đại diện Quỹ hợp tác và phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) tại Việt Nam cho biết, thông qua Quỹ hợp tác, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp khoản vay ODA trị giá 78 triệu USD để tài trợ dự án cải thiện tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu bằng cách nâng cao tốc độ và khả năng khai thác. 

“Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét là dự án đầu tiên của EDCF trong lĩnh vực đường sắt tại Việt Nam. Dự án này được mong đợi sẽ củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực đường sắt giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc; góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc trong lĩnh vực đường sắt cũng như củng cố mối quan hệ kinh tế giữa hai Chính phủ”, ông Jin Saeun chia sẻ. 

Được biết, Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét gồm 2 gói thầu, với gói XL01 thi công xây dựng 2 hầm đường sắt, tổng chiều dài 935 m, thời gian thực hiện 23 tháng do liên danh Công ty Ilsung – Tập đoàn Đèo Cả thực hiện. Trong đó, hầm 1 dài 620 m, hầm 2 dài 393 m, khổ hầm 10 m, thiết kế theo tiêu chuẩn hầm đường sắt cấp I. 

Gói XL02 thi công xây dựng các công trình cầu, đường sắt, thông tin tín hiệu và các công trình còn lại do liên danh Ilsung – Tổng Công ty công trình đường sắt (RCC) thực hiện, thời gian thi công 22 tháng.

Tổng tuyến đường có chiều dài 6.819 m, trong đó xây mới: 4.564 m và cải tạo: 2.255 m. Công trình chính bao gồm 2 hầm, 3 cầu và 1 ga tàu.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cải thiện kết cấu hạ tầng đường sắt, nâng cao tốc độ, rút ngắn hành trình chạy tàu tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh trong những năm tới, bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thống suốt, trật tự, an toàn, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải.

Dự kiến, dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét sẽ hoàn thành vào tháng 12/2025.

Cũng tại buổi lễ, thay mặt các nhà thầu, ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, việc doanh nghiệp giảm giá để trúng thầu xuất phát từ kinh nghiệm làm công trình sở trường là hầm đường bộ, đúc kết bài học trong công tác quản trị dự án, ứng dụng cải tiến phương pháp đào, kiểm soát tốt vật tư, vật liệu, nhân công,…góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. 

Đây cũng là sự chủ động, nâng cao năng lực, kinh nghiệm để chuẩn bị đón đầu công việc phát triển đường sắt, metro của Việt Nam như quy hoạch phát triển của ngành giao thông đã đặt ra.

“Tập đoàn Đèo Cả sẽ xem dự án này là “thao trường” để triển khai công tác đào tạo. Người công nhân được đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ sư có khả năng thực chiến, ứng dụng công nghệ, nhà quản lý có thêm năng lực quản trị. Qua đó, tiếp tục nghiên cứu học tập các mô hình đường sắt trên thế giới để sẵn sàng hòa nhập khi phát triển mạng lưới đường sắt, metro đã được hoạch định trong thời gian tới”, ông Nam nói.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hình hài đoạn cao tốc 3,4km qua TPHCM sắp thông xe

(Dân trí) - Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 3,4km qua TPHCM (từ Quốc lộ 1 đến nút giao TPHCM - Trung Lương) đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào thông xe vào cuối năm nay. Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57km đi qua địa phận Đồng Nai, TPHCM và Long An. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam, cũng là...

2.400 tỷ đồng làm nút giao nối cao tốc Bến Lức – Long Thành với đường Rừng Sác

TPHCM đang nghiên cứu đầu tư nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác tại huyện Cần Giờ, kinh phí dự trù khoảng 2.400 tỷ đồng. Sở GTVT TPHCM vừa phê duyệt hồ sơ mời thầu gói tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư nút giao nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), thời gian thực...

Chốt mốc thời hạn hoàn thành 3 phân đoạn cao tốc Bến Lức

Có 3 phân đoạn thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư sẽ phải lần lượt hoàn thành từ tháng 11/2024 - đến giữa tháng 1/2025. Chốt mốc thời hạn hoàn thành 3 phân đoạn cao tốc Bến Lức - Long ThànhCó 3 phân đoạn thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến...

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City; Đầu tư 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe… Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ - La SơnKhai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City; Đầu tư 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe… ...

Cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh phía Đông sẽ khai thác tháng 11/2024

Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn phía Đông qua địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đang được chủ đầu tư và các đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục, gói thầu để dự kiến đưa vào khai thác tạm vào cuối tháng 11/2024, nhằm giảm tải cho tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51. VNews

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ

Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Thương mại hàng hóa của...

Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm

Các doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối nămCác doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. ...

Yêu cầu nhà đầu tư chiến lược giải ngân toàn bộ vốn trong 5 năm là rất khó

Quy định nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM phải cam kết giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ đầu tư tham gia dự án lớn. Yêu cầu nhà đầu tư chiến lược giải ngân toàn bộ vốn trong 5 năm là rất khóQuy định nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM phải cam kết giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm có thể...

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Cùng chuyên mục

Bạc có phiên giảm thấp nhất trong vòng 1 tháng

Giá bạc hôm nay (8/11), thị trường bạc thế giới lao dốc mạnh về mức thấp nhất trong 1 tháng do sự chèn ép của đồng Dollar Mỹ. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.220.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác...

NHNN cung ứng hơn 300 nghìn lượng vàng SJC, sẽ can thiệp nếu thấy cần thiết

Từ ngày 3/6 đến 29/10, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp thông qua 4 ngân hàng và Công ty SJC, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn vàng). Trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ đầu năm 2024 đến tháng 6/2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước...

Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ

Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Thương mại hàng hóa của...

Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024 duy trì đà ổn định tại cả 3 miền và giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 8/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. ...

Giá cà phê hôm nay 8/11: Thế giới tăng, trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giớiĐầu giờ sáng 8/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11/2024 tăng 113 USD/tấn, ở mức 4,420 USD/tấn. Giá giao tháng 1/2025 tăng 98 USD/tấn, ở mức 4,346 USD/tấn.Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2024 tăng 7,95 cent/lb, ở mức 256,70 cent/lb, giao tháng 3/2025 tăng 7,85 cent/lb, ở mức 255,90 cent/lb.Giá cà phê trong nướcGiá cà phê ở trong nước hôm...

Mới nhất

Mới nhất

Có nên mua hay không?

Theo 3 cách phân loại