Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và...

Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật


Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật

Trong Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá.

Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Theo đó, Bộ này đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay (75%) và bổ sung thêm mức thuế tuyệt đối. 

Với 2 phương án tăng thuế mà Bộ Tài chính đưa ra, theo bà Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), cả 2 phương án đều thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp, bao gồm việc tăng đều đặn về mức thuế tuyệt đối để giảm khả năng chi trả cho thuốc lá theo thời gian.

“Phương án 2 là vượt trội hơn vì nó phù hợp hơn với thông lệ tốt nhất toàn cầu về việc thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp nên dựa nhiều hơn vào thuế suất tuyệt đối”, bà Hải nhấn mạnh.

Theo Phó giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, phương án 2 sẽ làm giảm số lượng người hút thuốc ngay từ những năm đầu giai đoạn 2026-2030, đem lại lợi ích lớn hơn về mặt phòng ngừa bệnh tật và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, phương án này vẫn có điểm hạn chế là mức tăng giá bán lẻ các năm sau 2026 đó chỉ đạt 4-5%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng, chưa đủ mạnh để duy trì ổn định tác động giảm sức mua.





Ảnh minh họa.

Với cả 2 phương án này, mức thuế tuyệt đối tính đến năm 2030 là 10.000 đồng/bao, mới chiếm tỷ trọng 59,38% giá bán lẻ.

Theo tính toán của các chuyên gia, để đạt được tỷ trọng thuế theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đề xuất mức thuế tuyệt đối đến năm 2030 là 15.000 đồng/bao (20 điếu/1 bao), tương đương 65% giá bán lẻ và lộ trình tăng thuế từ năm 2026 đến 2030 như sau: Từ năm 2026 là 5.000 đồng/bao; từ năm 2027 là 7.500 đồng/bao; từ năm 2028 với mức 10.000 đồng/bao; từ năm 2029 là 12.500 đồng/bao và từ năm 2030 sẽ là 15.000 đồng/bao

Về ưu điểm của phương án do WHO và Bộ Y tế đề xuất, theo bà Hải sẽ giúp tăng tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá lên mức tương đương 65%, gần đạt khuyến nghị của WHO.

Đồng thời đảm bảo tăng cao ngay từ năm đầu (2026) giống như phương án 2 của Bộ Tài chình, đồng thời vẫn duy trì mức tăng giá bán lẻ khoảng 8%/năm trong suốt giai đoạn 2026-2030, có tác động thực sự tới việc giảm sức mua; giúp đạt mục tiêu quốc gia, nhờ đó giảm nhiều hơn số người hút thuốc và chi phí bệnh tật, vừa huy động thêm được ngân sách phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Nói về tác hại thuốc lá, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8% (theo nghiên cứu Bệnh viện K).

25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng hơn 70.000 người tử vong/năm, nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.

Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.

Ngoài ra, hiện số tiền chi cho thuốc là là khoảng 49.000 tỷ đồng/năm (Ước tính từ tổng tiêu thụ năm 2020). Theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm.

Còn về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử, theo ông Khoa, tình trạng này đang gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh chóng từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023.

Xu hướng này cũng xuất hiện ở người trưởng thành, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm này cũng tăng nhanh từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020

Ở người trên 15 tuổi: Sử dụng thuốc lá điện tử cao ở nhóm tuổi trẻ (15 – 24 tuổi) với tỷ lệ là 7,3%. Nhóm tuổi 25 – 44 tuổi  là 3,2%. Nhóm tuổi 45 – 64 tuổi là 1,4%.

Tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã được đề cập và truyền thông rộng rãi rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, có những ca bệnh điển hình đã được các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin.

Vào năm 2022 và 2023, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.

Qua tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do: dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp. Thời gian sử dụng,  sử dụng lần đầu tiên: 81 người và đã từng dùng một thời gian: 1.143 người.

Thông tin thêm về tác hại của thuốc lá điện tử, theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau, đặc biệt ung thư (điển hình là K phổi, 96,8% người K phổi hút thuốc lá);

Các bệnh tim mạch (đặc biệt bệnh tim, mạch vành, mạch não; các bệnh hô hấp (đặc biệt là viêm đường hô hấp và bệnh phổi tắc ngẽn mãn tính): 1,1 triệu người (năm 2009); ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và sinh dục ở cả 2 giới.  Mỗi năm khoảng 70.000 người Việt chết vì các bệnh do thuốc lá.





Nguồn: https://baodautu.vn/de-xuat-phuong-an-lam-giam-so-nguoi-hut-thuoc-la-va-chi-phi-benh-tat-d227284.html

Cùng chủ đề

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá: Cần lộ trình hợp lý để tránh 'kích cầu hàng lậu' Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm đối với thuốc lá, phải đề ra lộ trình, đặc biệt gia tăng các hoạt động tuyên truyền để giảm thiểu các...

Nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ

Nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻTheo ông Jorge Alday, chuyên gia từ Tổ chức Vital Strategies, Việt Nam cần nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nong để bảo vệ thế hệ trẻ. Chuyên gia của Vital Strategies cảnh báo, người sử dụng thuốc lá nung nóng phải tiếp xúc với...

Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, trong đó, ở nhóm từ 13 đến 17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013...

Ho khan cả tháng, cụ ông đi khám bỗng phát hiện mắc bệnh hiếm

Ho khan kéo dài suốt cả tháng nhưng dùng thuốc vẫn không đỡ, ông...

[Ảnh] “Quốc hội trẻ em” chất vấn về bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá

NDO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai năm 2024 diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 306 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc. Phiên họp giả định lần thứ hai của “Quốc hội trẻ em” năm 2024...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngân sách nhà nước chi 306.128 tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo

Tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 306.128 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 6,78% so với năm 2023. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo cần được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước. 380.561,22 tỷ đồng là con số tổng chi ngân sách nhà nước cho...

Giảm cân vì gan nhiễm mỡ, cao huyết áp

Theo các bác sỹ, ngày càng có nhiều người đến cơ sở y tế để giảm cân, giảm mỡ nội tạng, chủ yếu để đẩy lùi tiểu đường, đau khớp, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, ngủ ngáy do thừa cân. Ở thời điểm hiện tại, có đến 70% trường hợp đến kiểm soát cân nặng với mong muốn đẩy lùi bệnh nền đang mắc,...

Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Theo Bộ Y tế, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam còn cao. Tỷ lệ trẻ em miền núi, bà mẹ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều thiếu vi chất dinh dưỡng như i-ốt, kẽm, sắt, vitamin...

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh thận

Người bệnh thận có thể gặp các biến chứng sức khỏe như thiếu máu, rối loạn lipid máu, vấn đề tim mạch, phổi, rối loạn nước - điện giải. Bệnh thận mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đặc điểm chung là đều ảnh hưởng tới chức năng thận và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh thận có thể gặp các...

Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bé gái 11 tuổi đột ngột rối loạn cảm xúc, lúc khóc lúc cười, hoang tưởng và được chẩn đoán loạn thần cấp. Người nhà cho hay em đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường như đứng dậy đi lại, chạy ra ngoài khi đang ngồi học ở lớp. Em...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tếTại Hội thảo triển khai thi hành Luật đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế, nhiều vấn đề vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại cơ sở y tế được đưa ra bàn thảo. Theo thông tin từ...

Bộ Y tế đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật

Theo bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), cả hai phương án đề xuất về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đều thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp và bao gồm việc tăng đều đặn về mức thuế tuyệt...

Hàng nghìn người dân Thủ đô được khám bệnh miễn phí

Trong năm 2024, Hành trình đã triển khai tổng cộng 29 hoạt động, trong đó có 3 hoạt động cấp thành phố. Qua đó, thăm khám miễn phí và trao hơn 14 nghìn túi quà an sinh tặng người dân với tổng giá trị hơn 7,5 tỷ đồng. Nối dài chuỗi thành công đó, Hành trình số 30 đặt mục tiêu thăm khám và trao khoảng túi quà an sinh tặng 1.200 người dân, thiếu nhi các...

Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Theo Bộ Y tế, trên cơ sở báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam còn cao. Tỷ lệ trẻ em miền núi, bà mẹ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều thiếu vi chất dinh dưỡng như i-ốt, kẽm, sắt, vitamin...

Cùng chuyên mục

Hạn chế những đồ uống này nếu không muốn tăng nguy cơ đột quỵ

Đồ uống có ga liên quan đến nguy cơ cao gây ra việc đột quỵ, chính vì vậy, hãy hạn chế ttiêu thụ loại nước này để giảm bớt nguy cơ.

Giảm cân vì gan nhiễm mỡ, cao huyết áp

Theo các bác sỹ, ngày càng có nhiều người đến cơ sở y tế để giảm cân, giảm mỡ nội tạng, chủ yếu để đẩy lùi tiểu đường, đau khớp, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, ngủ ngáy do thừa cân. Ở thời điểm hiện tại, có đến 70% trường hợp đến kiểm soát cân nặng với mong muốn đẩy lùi bệnh nền đang mắc,...

2 lý do nên sử dụng chanh đào vào mùa thu

1. Chanh đào có giá trị dinh dưỡng và chống oxy hóa Chanh đào...

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc trị được nhiều bệnh

Cây mã đề là gì?Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là "mã tiền xá", tên khoa học là Plantago asiatica. Mã đề thuộc nhóm cây thân thảo, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc bằng...

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Hết mặc cảm, tự tiNhận kết quả chẩn đoán ung thư vú trong một...

Mới nhất

10 doanh nhân Việt giàu nhất sàn chứng khoán đang sở hữu bao nhiêu tài sản?

Tính đến ngày 13-10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, top 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đang sở hữu khối tài sản hơn 260.000 tỉ đồng (hơn 10 tỉ USD). Ông Phạm Nhật Vượng - doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán - Ảnh: T.T. Những tập đoàn, doanh nghiệp mà các doanh nhân này điều...

Halal Việt Nam – Chân trời tươi sáng (kỳ II): Những tấm “hộ chiếu” vượt rào

Đối với ngành Halal, Việt Nam không gặp phải cạnh tranh và sự tham gia của Việt Nam vào thị trường này cũng không muộn.

20 năm Doanh nhân Việt Nam

"Doanh nhân là người đứng đầu và là nhạc trưởng doanh nghiệp, phải có ý chí vươn lên theo tinh thần đổi mới, sáng tạo, nghĩ những điều chưa ai nghĩ, làm những việc chưa có tiền lệ, với ý thức vượt khỏi những ràng buộc của lối mòn, tiếp cận những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại,...

Phú Đức trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

Sáng 13/10, trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 diễn ra tại điểm cầu chính...

Nữ sinh quyết tâm lấy bằng thạc sĩ giáo dục ở Mỹ để làm điều này…

Có 2 tấm bằng cử nhân quốc tế nhưng Lê Kiều Anh (24 tuổi, ở TP.Hà Nội vẫn quyết tâm một lần nữa sang Mỹ du học bậc thạc sĩ giáo dục để thực hiện lý tưởng của mình. Quyết tâm lấy bằng thạc sĩ ở Mỹ Kiều Anh đang theo học chương trình thạc sĩ giáo dục (Thiết kế trải...

Mới nhất