Trang chủChính trịChủ quyềnĐề xuất nhiều cơ chế hợp tác để hiện thực hóa tiềm...

Đề xuất nhiều cơ chế hợp tác để hiện thực hóa tiềm năng của biển


Hội thảo Quốc tế về Biển Đông đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của biển và đại dương, đã đề xuất nhiều cơ chế và ý tưởng hợp tác sáng tạo để hiện thực hóa tiềm năng của biển.

Đề xuất nhiều cơ chế hợp tác để hiện thực hóa tiềm năng của biển ảnh 1Quang cảnh phiên làm việc ngày thứ 2 của Hội thảo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Trong ngày thứ hai của Hội thảo Quốc tế về Biển Đông (ngày 26/10) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu dự 4 phiên thảo luận chính.

Đoàn kết để tạo sức mạnh tập thể

Trong Phiên 5 “Vai trò của Cảnh sát Biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông,” các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các lực lượng Cảnh sát Biển ở khu vực.

Hầu hết các đại biểu bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động “vùng xám,” một số hoạt động đơn phương của tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây.

Các ý kiến đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao Cảnh sát Biển; cho rằng các nước nhỏ và vừa nên đẩy mạnh hợp tác, tương tác với nhau, hành động nhất quán, đoàn kết dựa trên luật pháp quốc tế để tạo sức mạnh tập thể, trong đó có khuyến nghị thể chế hóa Diễn đàn Cảnh sát Biển ASEAN.

Một số ý kiến cho rằng các nước trong khu vực cần thống nhất chuẩn mực của tàu Cảnh sát Biển, hợp tác chia sẻ chuyên môn về thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ an toàn, môi trường biển và duy trì trật tự trên biển, nâng cao kỹ năng và sự chuyên nghiệp của Cảnh sát Biển.

Có ý kiến cho rằng Cảnh sát Biển khu vực hợp tác xây dựng năng lực an ninh biển với các nước lớn ở trong và ngoài khu vực, xây dựng các bộ quy tắc kiểm soát hành vi của lực lượng Cảnh sát Biển.

Chuyển đổi năng lượng truyền thống thành năng lượng xanh

Tại Phiên 6 “Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?” các học giả đã trình bày về việc phát triển điện gió ngoài khơi, chuyển đổi năng lượng và khai thác tài nguyên đất hiếm.

Các học giả cho rằng chuyển đổi xanh và bền vững trong việc khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng, tài nguyên biển là xu hướng không thể đảo ngược.

Các nước phải cân bằng giữa khai thác và bảo tồn hệ sinh thái biển, góp phần đạt được mục tiêu thứ 7 của các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) vào năm 2030 và mục tiêu của COP26 về phát thải ròng bằng không (net-zero) vào năm 2050.

[Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: Đối thoại, thúc đẩy lòng tin]

Hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao tiềm năng điện gió của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, và tài nguyên đất hiếm rất lớn – đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Có ý kiến khuyến nghị về việc khai thác đồng bộ năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo và chuyển đổi năng lượng truyền thống thành năng lượng xanh thông qua sử dụng công nghệ và khả năng tích trữ CO2.

Có đại biểu chia sẻ bài học kinh nghiệm thu hút đầu tư điện gió ngoài khơi, cho rằng cần phải có khuôn khổ thể chế nhất quán, đáng tin cậy, giảm bớt thủ tục hành chính, rõ ràng và đơn giản, cập nhật thông tin và sự tham gia của người dân.

Bên cạnh đó, việc khai thác điện gió ngoài khơi cần chú ý quy định của UNCLOS 1982 liên quan đến khu vực an toàn 500 mét và các “biện pháp phù hợp” để bảo đảm an toàn giao thông hàng hải.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng thách thức của điện gió ngoài khơi không chỉ là về vấn đề an toàn giao thông hàng hải. Thế giới vẫn chưa đánh giá toàn diện và đầy đủ về các thách thức do các trạm điện gió ngoài khơi tạo ra với môi trường sinh thái và sự sống của động vật trên biển và dựa vào biển.

Có ý kiến cho rằng tài nguyên biển sâu ở khu vực ngoài vùng tài phán quốc gia là tài sản chung của nhân loại. Khai thác tài nguyên biển sâu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn đang trở thành vấn đề địa chính trị trong cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn.

Hòa bình, ổn định, hợp tác trên Biển Đông đóng vai trò quan trọng thiết yếu với EU

Bà Paola Pampaloni, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á và Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) đã tham gia Hội thảo trực tuyến và có bài phát biểu quan trọng.

Đề xuất nhiều cơ chế hợp tác để hiện thực hóa tiềm năng của biển ảnh 2Đại diện thế hệ Trẻ Việt Nam phát biểu tại Phiên “Tiếng nói của thế hệ kế cận” tại Hội thảo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Đối với EU, chủ nghĩa đa phương có ý nghĩa quan trọng, đặt trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương và cạnh tranh nước lớn có xu hướng ngày càng gia tăng.

Bà Pampaloni nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương vẫn tiếp tục là công cụ hiệu quả nhất trong quan hệ quốc tế, có lợi cho tất cả, để các nước có thể hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp và đạt được các mục tiêu chung. Chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế không thể bị tách rời; tham gia chủ nghĩa đa phương không thể là tiến trình có “lựa chọn.”

EU có lợi ích chiến lược và kinh tế sống còn gắn liền với an ninh trên không gian biển và sự thịnh vượng của các quốc gia ven biển Đông.

Hòa bình, ổn định, hợp tác trên Biển Đông đóng vai trò quan trọng thiết yếu với EU. EU phản đối mạnh mẽ bất cứ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu trật tự dựa trên luật lệ.

Bà Pampaloni khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là “ngọn đèn dẫn đường,” “kim chỉ nam” định hướng cho giải quyết hòa bình các tranh chấp tại khu vực.

Bên cạnh đó, EU ủng hộ tiến trình đàm phán do ASEAN dẫn dắt nhằm hướng tới một bộ quy tắc ứng xử COC hiệu quả, thực chất và ràng buộc pháp lý, trong đó COC phải tôn trọng lợi ích của bên thứ ba, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bà tái khẳng định EU luôn ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả và ủng hộ nguyên tắc vai trò trung tâm của ASEAN. EU đã và đang tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước thành viên của ASEAN trong đó có Việt Nam, trong các lĩnh vực như nâng cao năng lực, tăng cường nhận thức không gian biển và tăng cường hiện diện trên biển; thông qua các chương trình, dự án cụ thể như CRIMARIO, ESIWA…

Cần có khuôn khổ hợp tác về bảo vệ, xây dựng, duy trì cơ sở hạ tầng thiết yếu

Phiên 07 về “Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ” tập trung vào đánh giá tầm quan trọng và tính chống chịu của cơ sở hạ tầng dưới biển, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường an ninh các cơ sở hạ tầng này.

Đề xuất nhiều cơ chế hợp tác để hiện thực hóa tiềm năng của biển ảnh 3Đại diện thế hệ Trẻ Đông Nam Á có ý kiến tại Hội thảo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Nhiều ý kiến cho rằng mọi quốc gia dù có hay không có biển thì đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, trong đó có hệ thống cáp ngầm để kết nối và truyền tải thông tin, dữ liệu.

Sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng ngoài khơi càng gia tăng trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc chuyển dịch sang năng lượng xanh.

Tuy nhiên, các vùng biển thuộc khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Á, bao gồm Biển Đông, đều từng xảy ra các vụ việc mà cáp ngầm hoặc hệ thống đường ống dẫn dầu bị gián đoạn.

Hai nhân tố chính tác động đến tính dễ bị tổn thương của hệ thống cáp ngầm là căng thẳng địa chính trị và việc một số tập đoàn công nghệ lớn nắm vai trò chủ đạo trong việc lắp đặt và điều hành hệ thống đường cáp biển.

Ngoài ra, có một số ý kiến bổ sung rằng tính dễ bị tổn thương của mạng lưới cáp ngầm xuất phát từ thực tế đây là hạ tầng cứng, không thể di chuyển, cùng với vị trí nằm dưới đáy biển dẫn đến việc khó giám sát và mất thời gian xử lý sự cố.

Điều này khiến cơ sở hạ tầng đáy biển dễ trở thành mục tiêu tấn công và bị phá hoại. Để giải quyết vấn đề này, các học giả cho rằng các quốc gia cần đặt an ninh cơ sở hạ tầng đáy biển là cơ sở hạ tầng thiết yếu, ở mức ưu tiên tương đương với an ninh kinh tế, quốc phòng.

Ngoài ra, tính phụ thuộc và vị trí trải rộng trên toàn cầu, rằng cần có khuôn khổ hợp tác ở cấp khu vực và quốc tế để bảo vệ việc xây dựng, duy trì và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Trong Phiên 8 “Tiếng nói của thế hệ kế cận,” 5 diễn giả trong chương trình Lãnh đạo trẻ của Hội thảo từ Australia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Tổ chức quốc tế Quản lý Tổng hợp Bền vững Biển Đông Á (PEMSEA) đã thảo luận về những lo ngại của thế hệ trẻ trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông; đồng thời chia sẻ một số ý tưởng, đề xuất để đạt được một Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Các diễn giả trẻ khẳng định bên cạnh những mối lo ngại của khu vực từ trước đến nay liên quan đến các tranh chấp biển giữa các quốc gia, đặc biệt là những hành vi thực hiện yêu sách gây mất an ninh, an toàn hàng hải thì khu vực Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng đang phải đối mặt với rất các mối đe dọa mang tính phi truyền thống khác như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cạn kiệt tài nguyên biển, thiếu năng lượng sạch…

Các diễn giả trẻ cho rằng, để cùng đạt được hòa bình và ổn định trên Biển Đông, các quốc gia trong khu vực phải tăng cường tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 và Phán quyết của Tòa Trọng tài Phụ lục VII trong vụ kiện Biển Đông; sớm hoàn thành COC và đặc biệt tăng cường hợp tác với nhau cũng như với các quốc gia ngoài khu vực để cùng giải quyết các vấn đề quan ngại chung như phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy nghiên cứu khoa học biển, phòng chống nước biển dâng, bảo vệ hệ sinh thái biển.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá Hội thảo đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của biển và đại dương, đã đề xuất nhiều cơ chế và ý tưởng hợp tác sáng tạo để hiện thực hóa tiềm năng của biển.

Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì môi trường hòa bình, tăng cường đối thoại, hợp tác để tăng cường hiệu lực của luật pháp quốc tế, các cơ chế hợp tác đa phương, giảm bớt các hành động đơn phương, qua đó “thu hẹp vùng biển xám.”

Đặc biệt, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh cần hướng tới tương lai, xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà lãnh đạo trẻ khu vực quan tâm, hiểu biết và có thói quen đối thoại và hợp tác./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc kêu gọi giải quyết căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng F-16 tấn công Nga

Iran phản đối tuyên bố chung EU-GCC, Czech khôi phục quan hệ cấp đại sứ với Nga, Triều Tiên sắp điều 10.000 binh sĩ tham chiến ở Ukraine, Saudi Arabia kêu gọi Mỹ dừng cấp vũ khí cho Israel…là một số tin tức quốc tế nổi bật trong ngày.

Hàn Quốc bắn cảnh cáo Triều Tiên, Nga cắt giảm nhân viên lãnh sự tại Na Uy, Canada trục xuất 6 nhà ngoại giao...

Trung-Nga mở rộng hợp tác quân sự, Ấn Độ mua loạt UAV của Mỹ, Nga đạt bước tiến quân sự lớn ở Donetsk, Ukraine yêu cầu Brazil bắt giữ Tổng thống Putin, Israel báo Mỹ về kế hoạch tấn công đáp trả Iran…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville phát biểu tại Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’ ngày 8/10 tại Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn) Bên lề Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”...

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bầu cử Mỹ 2024: Điều kỳ lạ có lợi cho ông Trump trước cuộc đua nước rút

Một điều kỳ lạ đang xảy ra trong cuộc đua vào Nhà Trắng khi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành thêm sự ủng hộ từ nhóm cử tri da màu và gốc Tây Ban Nha vốn trung thành của đảng Dân chủ. Năm 2016, tỷ phú Donald Trump trở thành tổng thống sau nhiều lần được cho là đã xúc phạm người nhập cư Mexico trong các bài phát biểu tranh cử của mình. Gần 8 năm sau,...

Xuất hiện hình thức lừa đảo mới: Dùng AI để đánh cắp thông tin người dùng

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát hiện một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo - AI và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng. Hình thức lừa đảo mới gồm cả việc giả mạo email và số điện...

Du thuyền 5 sao đưa hơn 3.000 khách du lịch quốc tế thăm Hạ Long

Du thuyền Costa Serena quốc tịch Italy, nổi tiếng với các chuyến hành trình tại khu vực châu Á, đưa khách đến Hạ Long theo hành trình Hong Kong (Trung Quốc)-Hạ Long và Hạ Long-Hong Kong (Trung Quốc).Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 43% trong chín thángQuảng Ninh: Đón khoảng 50 chuyến tàu biển quốc tế với 40.000 lượt du kháchDu khách quốc tế thích thú hình ảnh Hang Múa ngập tràn sắc cờ...

Hà Nội: Trao giải cho 97 tác phẩm xuất sắc về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, qua cuộc thi, các đơn vị, địa phương tập hợp được nguồn tư liệu quan trọng để phục vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái. Bên cạnh đó, cuộc thi còn giúp các địa phương tạo nguồn báo cáo viên ở cơ sở; giúp các cán bộ, đảng viên củng...

Các đặc tính giúp 10 bộ nước mắm Phú Quốc trở thành sản phẩm tiêu biểu phía Nam

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa công nhận 10 sản phẩm nước mắm Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Theo đó, các sản phẩm, bộ sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc 18, 30, 35, 40 và 43 độ đạm của các doanh nghiệp Khải Hoàn, Kim Hoa, Hồng Đức, Quốc...

Bài đọc nhiều

Vùng 5 Hải quân tăng cường xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

 Đại tá Lương Quốc Anh, Phó Tư lệnh Vùng phổ biến kế hoạch kiểm tra tại Lữ đoàn...

Cùng chuyên mục

Vùng 5 Hải quân tăng cường xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

 Đại tá Lương Quốc Anh, Phó Tư lệnh Vùng phổ biến kế hoạch kiểm tra tại Lữ đoàn...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi ngư dân cửa biển Sông Đốc

 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ngư dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời,...

Hơn 515 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương-Vì tuyến đầu Tổ quốc”

Tại họp báo diễn ra chiều 14/10, ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết, chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” là một trong 8 hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Quỹ, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV1. ...

Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên

Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn tặng quà lưu niệm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh...

Kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Ngày 8/10, tại Quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với các hải đội, tàu chiến đấu trực thuộc. Qua kiểm tra, các hải đội, tàu đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tiêu chí và triển khai thực hiện xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực,...

Mới nhất

Thúc đẩy nâng cao nhận thức và xóa bỏ định kiến về giới

Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến, bao gồm lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các tổ chức quốc tế, các nhà chính sách giáo dục, các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên, giáo viên và các em học sinh, sinh viên. Quang...

Dấu ấn 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính, tôn vinh những tấm gương đẹp của bản làng

TPO - Trong chương trình “Dấu ấn 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính, tôn vinh những tấm gương đẹp của bản làng”, 18 tập thể và 21 cá nhân tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực có đóng góp nhiều lợi ích thiết thực, hiệu quả cho đồng bào miền núi và vùng biển đảo, đã vinh dự...

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Ngày 18/10, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và một số đơn vị liên quan về tiến độ nghiên cứu, phát triển, chế tạo xe chiến đấu bộ binh. Tại buổi làm việc,...

Đất nông nghiệp Việt Nam hết phì nhiêu, đến mức suy kiệt

Nông dân sử dụng quá nhiều phân bón vô cơĐại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết hiện nay tỉnh đã hoàn thành một đề án cấp bộ về xây dựng cơ sở dữ liệu,...

Mới nhất