Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề xuất miễn học phí con giáo viên: Trường tư xoay sở...

Đề xuất miễn học phí con giáo viên: Trường tư xoay sở ra sao?


Cần làm rõ miễn học phí cho con giáo viên là miễn bao nhiêu

Dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng trên quan điểm không phân biệt nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập. Điều này có nghĩa các chính sách nếu được thông qua sẽ áp dụng chung cho cả giáo viên trường công lẫn trường tư, trong đó có chính sách miễn học phí cho con giáo viên.

Hiệu trưởng một trường THPT tư thục bày tỏ băn khoăn khi đề xuất chưa thể hiện các căn cứ thực tế.

Ông cho biết, chính sách này nếu được thực thi có thể sẽ tạo thêm gánh nặng tài chính cho các trường ngoài công lập, gián tiếp làm tăng áp lực học phí lên nhóm đối tượng học sinh không phải con giáo viên.

“Dự thảo đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, song cần hiểu chính xác và đầy đủ hơn về đối tượng thụ hưởng.

Học sinh tiểu học lâu nay được miễn học phí. Trẻ mầm non 5 tuổi đã được miễn học phí từ tháng 9/2024. Học sinh THCS được miễn học phí từ tháng 9/2025.

Lưu ý rằng, tất cả các chính sách này mới chỉ áp dụng với cơ sở giáo dục công lập. 

Như vậy, đề xuất thực tế chỉ có ý nghĩa với đối tượng con giáo viên là trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT và sinh viên đại học mà thôi. 

Đồng thời, trong bảng tính ngân sách dự kiến, không có yếu tố nào về mặt chi phí thể hiện rằng học sinh trường tư là con giáo viên cũng sẽ được hưởng chính sách này”, vị hiệu trưởng nêu quan điểm.

Đề xuất miễn học phí con giáo viên: Trường tư xoay sở ra sao? - 1

Giáo viên làm công tác coi thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Hoàng Hồng).

Ông dẫn chứng, bảng tính ngân sách dự kiến lấy mức học phí trung bình theo Nghị định 81 và Nghị định 97. Theo đó, học phí áp dụng với học sinh THPT là 370.000 đồng/tháng, học phí áp dụng với sinh viên đại học là 1,3 triệu đồng/tháng. “Con số này không sát với thực tế”, vị hiệu trưởng nhận định.

Thực tế, mức học phí đại học 1,3 triệu đồng/tháng là mức thu của các cơ sở đào tạo công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Với nhóm trường còn lại, học phí dao động phổ biến trong khoảng 1,7-2,2 triệu đồng/tháng. Với các chương trình tiên tiến, học phí có thể lên tới 5-6 triệu đồng/tháng.

Ví dụ tại Đại học Quốc gia Hà Nội, học phí của các trường thành viên ở mức phổ biến là 2-3,5 triệu đồng/tháng tùy theo ngành, chương trình đào tạo.

Với một số ngành đặc thù, học phí hệ chuẩn cũng lên đến 4-5 triệu đồng/tháng. Trong đó, học phí của Trường Đại học Y Dược là 5,5 triệu đồng/tháng.

“Vậy con số nào sẽ được dùng làm căn cứ để miễn học phí cho con giáo viên? Miễn học phí chính xác là miễn bao nhiêu? Với trường tư, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ bao nhiêu, các trường phải chi trả bao nhiêu? Đây là những nội dung cần làm rõ mới có thể góp ý, phản đối hay đồng tình. 

Nếu chính sách miễn học phí con giáo viên được thông qua mà trường tư không làm, vẫn thu học phí bình thường thì họ có vi phạm quy định hay không?

Nếu như trường tư phải thực hiện miễn học phí cho con giáo viên thì việc họ tăng thu ở nhóm còn lại để bù đắp phần chi là khả năng rất dễ xảy ra. Và vô tình các học sinh khác phải chịu tổn thất do chính sách ưu tiên với học sinh là con giáo viên”, vị hiệu trưởng đặt ra các vấn đề trăn trở.

“Nếu chưa thực hiện được công bằng với tất cả các nhà giáo thì không nên đưa vào Luật”

Một vị hiệu trưởng trường liên cấp ngoài công lập khác nhận định đề xuất miễn học phí cho con giáo viên là một sự đột phá của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Tuy nhiên, tính khả thi của đề xuất không cao.

“Trong giai đoạn này, tôi nghĩ rằng nếu đề xuất được thông qua cũng sẽ khó thực hiện được ngay bởi điều kiện kinh tế của đất nước chưa cho phép. 

Tôi dẫn chứng thế này, trong Luật Giáo dục 2019, điều 99, mục 3 có ghi: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Nhưng thực tế, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện nay chưa được hỗ trợ học phí. 

Do đó, không có gì đảm bảo rằng chính sách miễn học phí con giáo viên sẽ đến được với giáo viên các trường tư thục. 

Các nhà giáo ở các trường tư thục đều mong muốn các chế độ, chính sách của nhà nước không phân biệt trường công hay trường tư. Vì dù là giáo viên trong cơ sở giáo dục nào thì sự cống hiến với nghề đều như nhau. 

Do đó, nếu chưa thực hiện được công bằng với tất cả các nhà giáo thì không nên đưa vào Luật”, vị hiệu trưởng nêu quan điểm.

Ở góc nhìn khác, chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên cho rằng đề xuất này có nhiều điểm cần làm rõ thêm căn cứ. 

“Thứ nhất, chính sách này giải quyết vấn đề gì của xã hội, nhắm tới điều gì? Nếu là tạo động lực làm việc cho giáo viên thì đã khảo sát, nghiên cứu nguyện vọng của đông đảo giáo viên chưa? Có thật miễn học phí cho con giáo viên là mong mỏi của thầy cô không?

Thứ hai, những hậu quả nào đi kèm chính sách, liệu có công bằng giữa mọi ngành nghề, có công bằng giữa mọi em học sinh?”, ông Nguyên đặt câu hỏi.

Ông Nguyên nhấn mạnh, nếu phải hỗ trợ một nhóm học sinh thì đó phải là nhóm yếu thế hơn, chứ không phải do các em là con của ai. Chưa kể giáo viên là lực lượng có thu nhập thường xuyên và bậc lương không thấp trong số công chức.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/de-xuat-mien-hoc-phi-con-giao-vien-truong-tu-xoay-so-ra-sao-20241010112144473.htm

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, nhiều ĐBQH cho rằng, chính sách nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm. ...

Làm bài kiểm tra, phỏng vấn nhiều vòng để thi vào lớp 1 các trường tư ‘hot’ ở Hà Nội

Một số trường tư có tiếng tại Hà Nội đã công bố thông tin để phụ huynh đăng ký tuyển sinh lớp 1 năm học 2025-2026. Trường Liên cấp Tiểu học & THCS Ngôi Sao Hà Nội (quận Thanh Xuân) tuyển 288 học sinh với 9 lớp. Thời gian đăng ký từ 12/10/2024 đến khi đủ chỉ tiêu. Phí tham gia là 500 nghìn đồng.  Tại vòng sơ loại, học sinh quay video khoảng 3 phút nói về sở thích, các...

Đề xuất cấm giáo viên gian lận kết quả đánh giá học sinh

(Dân trí) - Dự thảo Luật Nhà giáo quy định cụ thể 5 nội dung nhà giáo không được làm, trong đó cấm gian lận kết quả đánh giá học sinh. Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người được ông Trump chọn mặt gửi vàng cho “ghế nóng” Lầu Năm Góc

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Donald Trump kỳ vọng việc chọn ông Pete Hegseth, một người dẫn chương trình của Fox News, làm Bộ trưởng Quốc phòng sẽ khiến đối thủ của Mỹ phải "dè chừng". Ông Pete Hegseth được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (Ảnh: Getty). Khi chọn người dẫn chương trình của Fox News Pete Hegseth làm người đứng đầu Bộ Quốc phòng, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn...

Sinh con rồi cho bạn làm con nuôi thì có được hưởng thai sản?

(Dân trí) - Lao động nữ sinh con và lao động nữ nhận nuôi con nuôi đều được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện quy định. Chị T. đã có 3 con nhỏ và được hưởng chế độ thai sản khi sinh 3 con. Nay chị T. lại mang thai nên dự định sau khi sinh đứa con thứ 4 sẽ cho một người bạn chưa có gia đình nhận làm con nuôi.Người bạn có nhu cầu...

Chủ tịch Bình Định: Không có vùng cấm khi xử lý vi phạm nồng độ cồn

(Dân trí) - Trong 9 tháng năm nay, ngành chức năng Bình Định xử lý trên 130 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn. Đáng nói có trường hợp không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng. UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) 10 tháng và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại của năm...

Futsal Indonesia “bơi trong tiền” sau chiến thắng tuyển futsal Việt Nam

(Dân trí) - Sau khi giành chiến thắng trước tuyển futsal Việt Nam và lên ngôi ở giải futsal Đông Nam Á, tuyển futsal Indonesia đã nhận được số tiền thưởng rất lớn. Theo CNN Indonesia, Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia đã quyết định cấp khoản...

Chàng trai mồ côi cả bố lẫn mẹ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

(Dân trí) - Mặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai 18 tuổi mồ côi cả bố lẫn mẹ đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự. "Khi tôi 5 tuổi, mẹ bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Năm 8 tuổi, cha cũng không may qua đời... Tôi đã hoàn thành chương trình THPT và cũng đủ 18 tuổi, lứa tuổi mà thanh niên chúng tôi muốn cống hiến một phần cho Tổ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật nhọn đâm 2 nữ sinh bị thương, trong đó 1 nữ sinh phải chuyển viện tuyến trên cứu chữa vì...

100.000 đồng nghĩa tình của thầy cô huyện đảo

Hằng tháng, các thầy cô huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM cùng nhiều bà con mỗi người đóng góp 100.000 đồng để hỗ trợ học sinh, người khó khăn trên địa bàn. Tháng 11-2021, hội nhóm thiện nguyện 100k của huyện đảo Cần Giờ ra...

Hiệu trưởng xin “đổi hoa lấy quà” ngày 20/11

Bức thư ngỏ xin "đổi hoa lấy quà" của thầy hiệu trường một trường tiểu học tại TPHCM khiến nhiều người bất ngờ, thêm tin yêu vào những điều tốt đẹp. ...

Điều chỉnh tổ hợp xét tuyển đại học năm 2015

Từ năm 2025, các trường đại học dự kiến điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Điều này sẽ tác động tới việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. ...

Thanh tra chỉ ra loạt vi phạm, thiếu sót của ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thanh tra Bộ GD-ĐT đã chỉ ra các vi phạm, thiếu sót tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long như: việc bổ nhiệm lại phó hiệu trưởng chưa đúng; vi phạm công tác tuyển sinh… Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa ban hành kết luận thanh tra về "Việc thành lập và hoạt động của Hội đồng trường; tuyển sinh, quản lý đào tạo; điều kiện mở ngành và duy trì ngành các trình độ giáo dục đại...

Mới nhất

Đại biểu Quốc hội lo ngại “sốt” đất nông nghiệp nếu thí điểm cho làm nhà ở thương mại

Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh. ...

Bạo lực học đường, 2 nữ sinh bị đâm

Chỉ mâu thuẫn nhỏ trong giờ giải lao mà bạo lực học đường đã xảy ra khi 2 nam sinh đã dùng vật...

Những thói quen ít người biết dễ khiến thận suy yếu

Thận có chức năng chính là lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời cân bằng đường...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần...

Muốn sự nghiệp thăng tiến, phải biết từ chối việc không phù hợp

52% chuyên gia gen Z không muốn trở thành quản lý cấp trung, 72% thích phát triển theo lộ trình cá nhân để tích lũy kỹ năng thay vì ở vai trò quản lý. ...

Mới nhất