Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐề xuất luật hóa 6 hành vi thao túng thị trường chứng...

Đề xuất luật hóa 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Hành vi thao túng và vi phạm công bố thông tin giao dịch của người nội bộ được cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung vào “Các hành vi bị nghiêm cấm” để áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường, tăng tính răn đe.

Hành vi thao túng và vi phạm công bố thông tin giao dịch của người nội bộ được cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung vào “Các hành vi bị nghiêm cấm” để áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường, tăng tính răn đe.





.
Luật Chứng khoán mới đang quy định theo hướng mô tả chung về hành vi thao túng và mô tả chi tiết về các loại hành vi thao túng được quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP

Luật hoá 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Sáng nay, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.

Một trong ba nội dung nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán được tập trung sửa đổi ở dự án Luật lần này là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Trước đó, quy định tại điều 12 các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mới chỉ ra một số hành vi như sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.

Theo dự thảo trình Quốc hội sáng nay, cơ quan soạn thảo tiếp tục xác định việc thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán gồm một, một số hoặc tất cả trong 6 hành vi.

Thứ nhất, sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo. Thứ hai, đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo. Cùng đó, việc mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường cũng được xác định là một trong các hành vi này.

Thứ tư, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán. Thứ năm, đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó. Cuối cùng. sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Theo cơ quan soạn thảo, hiện Luật Chứng khoán mới đang quy định theo hướng mô tả chung về hành vi thao túng và mô tả chi tiết về các loại hành vi thao túng được quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, do hành vi thao túng có tính chất nghiêm trọng, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị chế tài xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, cần thiết luật hóa quy định chi tiết các hành vi thao túng. Một mặt nâng cao tính pháp lý của hành vi, mặt khác đảm bảo đồng bộ với Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, qua công tác giám sát, kiểm tra giao dịch thời gian qua, có những nhà đầu tư/nhóm nhà đầu tư chỉ giao dịch một  hoặc một số ngày (có thể không liên tục) nhưng có thể tác động đến giá đóng cửa hoặc mở cửa cho loại chứng khoán đó vào thời điểm nhất định. Vì vậy, khi luật hóa quy định về hành vi thao túng tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, dự thảo Luật đã bỏ cụm từ “liên tục” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn trên TTCK Việt Nam hiện nay. Như vậy, không cần liên tục, việc mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường cũng đã được xác định là hành vi thao túng.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí bổ sung thao túng thị trường chứng khoán là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK quy định tại Luật. Quy định này thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 211 của Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, đa số ý kiến đề nghị cần rà soát, bổ sung quy định các hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán khi được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền, tránh trường hợp quy định tại luật các dấu hiệu về hành vi bị nghiêm cấm có tính chất tương đồng với các hoạt động nghiệp vụ thông thường của các công ty chứng khoán, các thành viên thị trường, nhà đầu tư khi tham gia thị trường. 

Người nội bộ vi phạm quy định công bố thông tin giao dịch: Có cần thiết luật hoá?





.
Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Đối với quy định nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin trước và sau giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, cơ quan soạn thảo đánh giá đây  là một trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ưu thế nắm bắt trước thông tin về doanh nghiệp của các đối tượng này so với các nhà đầu tư khác khi giao dịch cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó.

Để đảm bảo thực thi quy định này, tại Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã quy định chế tài xử phạt đối với hành vi không công bố thông tin trước khi giao dịch của các đối tượng này. Cụ thể, tuỳ theo giá trị giao dịch, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền đến mức phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và bị áp dụng biện pháp đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các chế tài xử phạt nêu trên mặc dù hạn chế được số vụ việc vi phạm thời gian qua nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe đối với trường hợp cố tình vi phạm với khối lượng giao dịch lớn. Đồng thời, do chưa quy định đây là hành vi bị nghiêm cấm trên thị trường nên chưa có cơ sở áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường như cấm giao dịch có thời hạn từ 2-5 năm hoặc vĩnh viễn đối với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường. Do vậy, theo cơ quan soạn thảo, việc bổ sung hành vi không báo cáo, công bố thông tin trước giao dịch vào các hành vi bị nghiêm cấm là cần thiết. Từ đó, sẽ áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, tăng tính răn đe, giảm thiểu loại vi phạm này trên thị trường.

Đối với đề xuất trên, qua rà soát, Ủy ban Kinh tế thấy rằng Chương VIII của Luật hiện hành quy định về công bố thông tin, trong đó có nghĩa vụ công bố thông tin của nhiều đối tượng như công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn…, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.

Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã quy định cụ thể việc xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, trong đó đối với người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, ngoài phạt tiền còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, để bảo đảm tính tương quan với các đối tượng khác trong thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và thống nhất với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban Kinh tế đề nghị sẽ không bổ sung như tại dự thảo Luật. 





Nguồn: https://baodautu.vn/de-xuat-luat-hoa-6-hanh-vi-thao-tung-thi-truong-chung-khoan-d228585.html

Cùng chủ đề

Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, hoạt động hiệu quả

Kinhtedothi - Sáng 31/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Phát triển theo hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô Phát biểu thảo luận, đa số các đại biểu Quốc hội đánh giá trên các cơ sở lịch sử, chính...

Kỳ vọng cổ phiếu bất động sản, ngân hàng dẫn sóng

(NLĐO) – Tuy VN-Index của phiên 30-10 giảm điểm nhưng trong phiên này, nhiều cổ phiếu ngân hàng, bất động sản tăng giá. ...

đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quy hoạch, đầu tư

Kinhtedothi- Sáng 30/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Trình bày Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo...

Thị trường có thể sẽ tiếp tục phục hồi

► Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 30/10 Chỉ số có khả năng lùi về ngưỡng hỗ trợ quanh khu vực 1.245 (+/-5) điểm Sau phiên giao dịch phục hồi tốt ở hỗ trợ mạnh 1.250 điểm. VN-Index tiếp tục phục tốt trong phiên 29/10 với độ rộng duy trì tích cực khi có 196 cổ phiếu tăng giá, 112 mã giảm giá và 57 cổ phiếu giữ giá tham chiếu. Thị trường vẫn phân hóa khá mạnh...

Vingroup có động thái mới với Vinhomes

(NLĐO) - Hàng loạt cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, hoặc đình chỉ giao dịch do vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động niêm yết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế làm gì để giải quyết vấn nạn thiếu thuốc?

Vấn nạn thiếu thuốc là một thách thức lớn đối với ngành Y tế và để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ với kỳ vọng việc này sớm chấm dứt. Vấn nạn thiếu thuốc là một thách thức lớn đối với ngành Y tế và để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ với kỳ vọng việc...

Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT

Xóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư và mức đầu tư tối thiểu, nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn 50%, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT… những quy định này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án PPP, khơi thông nguồn lực. Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BTXóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư...

Nhiều công ty khởi nghiệp mong đợi được VinVentures đồng hành

Giới chuyên gia tin tưởng, với nền tảng vững chắc và tầm nhìn mở, Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures sẽ là bệ phóng mạnh mẽ cho startup Việt cũng như tạo nền tảng cho nền công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Chuyên gia: Nhiều công ty khởi nghiệp mong đợi được VinVentures đồng hành Giới chuyên gia tin tưởng, với nền tảng vững chắc và tầm nhìn mở, Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures sẽ là bệ...

Vingroup, VinFast ký kết hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung Đông

Trong khuôn khổ chuyến công du tới Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa Tập đoàn Vingroup, Công ty VinFast với 4 đối tác hàng đầu tại khu vực Trung Đông. Vingroup, VinFast ký kết hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung ĐôngTrong khuôn khổ chuyến công du tới Các Tiểu Vương quốc...

Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tức

Sau thông báo tạm ứng cổ tức của Phốt pho Apatit Việt Nam, Hóa chất Đức Giang cũng lên lịch tạm ứng với tỷ lệ 30%. Nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Đào Hữu Huyền ước tính nhận về hàng trăm tỷ đồng từ hai đợt trên. Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tứcSau thông báo tạm ứng cổ tức của Phốt pho Apatit Việt Nam, Hóa chất Đức Giang cũng lên...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nuôi gà kiểu mới: Không kháng sinh, cho gà tắm nắng, chạy nhảy

Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi đang trở thành xu hướng những năm gần đây, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Dự án Farm Champion của Thái Lan là một mô hình như thế.Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi gà, Tổ chức Bảo vệ động vật...

Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm

Giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm. Còn giá USD trên thị trường tự do cũng quay đầu đi xuống. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với USD ngày 30/10 là 24.246 đồng/USD, giảm 6 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong ngày hôm nay với tỷ giá trần là 25.458 đồng/USD và tỷ giá sàn...

Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Vị trí còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có...

Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3-2024

Chưa hết năm, Masan Group đã vượt 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, đạt 701 tỉ đồng sau thuế quý 3-2024, tăng 1349,2% so với cùng kỳ. ...

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi ký gửi nhà đất

Ký gửi nhà đất là hình thức mua bán, cho thuê bất động sản hợp pháp giữa 3 bên là chủ nhà, môi giới và bên mua. Với hình thức này chủ sở hữu sẽ không làm việc trực tiếp với bên mua mà ủy quyền hoàn toàn lại cho bên trung gian là môi giới để thực hiện toàn bộ quá trình giao dịch. Sau khi gia dịch thành công, người bán sẽ lấy lại số tiền...

Giá hồ tiêu quay đầu giảm thêm, tại sao?

Giá hồ tiêu chưa bật tăng như kỳ vọng, thậm chí những ngày gần đây tiếp tục giảm thêm. Nguyên nhân được cho là gặp nhiều tác động cả trong và ngoài nước. Theo thông tin từ nhà vườn và các đại lý, giá...

Hoá đơn điện tử mua bán tràn lan trên mạng, Tổng cục Thuế ‘lệnh’ ngăn chặn

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có văn bản gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cục thuế doanh nghiệp lớn về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng rao bán hoá đơn trên không gian mạng. Theo đó, Tổng cục Thuế thời gian qua đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường các giải pháp để ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn; tăng...

Quy định mới về tách thửa, hợp thửa tại TP.HCM

Ngày 31/10, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ký ban hành quyết định quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 60/2017/QĐ-UBND (ngày 5/12/2017) của UBND TP quy định diện tích tối thiểu được tách thửa.Theo quyết định này, TP.HCM phân chia...

Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1

Sau hơn 60 năm hoạt động, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ; trong đó có trung tâm hành chính - chính trị mới của tỉnh Đồng Nai. Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 lâu đời nhất tại Việt Nam, hình thành từ năm 1963 với tổng diện tích 324ha ngay giữa trung tâm TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Năm 2009, Chính phủ đồng...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: ‘Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển’

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ phải tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển.   Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN Sáng 31-10, nêu ý kiến thảo luận tổ về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô...

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay. Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong tuần làm việc thứ 2 một...

Cận cảnh “lá chắn thép” khổng lồ chặn mặn ở miền Tây

(Dân trí) - Cống âu Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang) đã hoàn thành, vượt tiến độ sớm một tháng. Đây là cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang). Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10, dự án cống âu Nguyễn...

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường. Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”...

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Sáng ngày 31/10/2024, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024. ...

Mới nhất