Trang chủNewsNhân quyềnĐề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích...

Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam


Hoạt động khai khoáng góp phần giảm nghèo nhưng ở mức hạn chế

Những năm gần đây, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm giảm thiểu thấp nhất tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường, tuy nhiên hoạt động này vẫn có những tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước do nước bị ô nhiễm…

Từ đó, có thể phá vỡ điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm như khai thác đá vôi xi măng ở Hà Nam, Ninh Bình…, khai thác vàng với qui mô nhỏ, thủ công diễn ra ở nhiều nơi nhưng điển hình ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai…, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác cát ở lòng sông diễn ra phức tạp khắp cả nước gây sạt lở bờ sông, làm sập nhà dân. Những hoạt động đó trực tiếp và gián tiếp gây ra sụt lún đất ở và canh tác của người dân ở Nghệ An, Bắc Cạn, Lào Cai.

Trong quá trình khai thác một lượng lớn đất thải, nước thải từ hồ chứa tạo ra những nguy cơ như vỡ đập tràn, sạt lở đất thải gây lấp rừng, đất canh tác và đe dọa cuộc sống của người dân như khai thác than, khai thác đồng, sắt ở Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái; hoặc quá trình vận chuyển quặng, đất thải bởi những xe tải lớn làm cho cơ sở hạ tầng của địa phương bị hỏng nhiều so với giá trị được đóng góp từ khai thác. Những nguyên nhân đó một phần gây cản trở công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, vì đại đa số người dân sinh sống gần mỏ đều có điều kiện kinh tế khó khăn.

z4276986360724_558018f4bb0a830670004896212e5f61.jpg
Hoạt động khai khoáng góp phần giảm nghèo nhưng ở mức hạn chế

So với các nước và khu vực có nền công nghiệp khai khoáng hiện đại như Australia, Châu Âu…, tại Việt Nam, ngoài những cam kết về môi trường, đề án an sinh xã hội với cộng đồng người dân sống xung quanh mỏ rất được quan tâm, đặc biệt như tạo công việc làm, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân thông qua các hành động cụ thể hàng năm

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại các địa phương đã mang lại việc làm và thu nhập khá ổn định cho hàng chục nghìn người lao động trực tiếp và gián tiếp. Bên cạnh đó, việc thu hồi và đền bù đất trong các dự án khai thác khoáng sản chắc chắn phải thực hiện theo điều khoản quy định trong Luật Đất đai và việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp với chính quyền địa phương là điều kiện rất quan trọng để người dân có quyền sử dụng đất, nơi có khoáng sản thấy bằng lòng khi bàn giao và cũng đảm bảo cho cuộc sống của họ về lâu dài. Tuy vậy, theo báo cáo của 63 tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2012 – 2020, các tổ chức hoạt động khoáng sản mới hỗ trợ cho người dân số tiền hơn 126 tỷ đồng, đây là con số rất nhỏ và khiêm tốn.

Đề xuất chính sách bảo vệ quyền lợi của đồng bào

Theo PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, không chỉ hỗ trợ kinh phí cho người dân, nơi có khoáng sản được khai thác ở mức hạn chế, các dự án khai thác khoáng sản còn tác động lớn đến môi trường và sức khỏe của bà con. Bà cho hay, tiếng ồn của máy móc, xe ô tô vận chuyển, tiếng khai mìn nổ… kéo theo khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gây nứt, gãy, hỏng hạ tầng, đường giao thông, nhà ở, làm sạt lở đất, đồi núi. “Đáng lo ngại, khói bụi có thể bám vào những lá phổi của người công nhân lao động và người dân sống và làm việc trong các mỏ đá, mỏ quặng”, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung nhấn mạnh.

Để giải quyết những tác động này, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung cho rằng cần tăng cường vai trò của cảnh sát môi trường, bảo vệ các thành tố của môi trường sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, cần quan tâm đến vấn đề tính đúng, tính đủ tổn thất về vật chất, tinh thần, sức khỏe, thiệt hại do bị ngừng sản xuất để bồi thường, hỗ trợ cho đồng bào và nhân dân sinh sống trong vùng chịu ảnh hưởng của tác động môi trường trong quá trình khai thác mỏ; cũng như quan tâm đến khoanh nuôi rừng, bảo vệ lõi rừng.

Hơn nữa, các cơ quan chức năng cần xử lý những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong quá trình triển khai dự án khai mỏ; các đơn vị khai thác mỏ cần quan tâm đến vấn đề hoàn thổ, trồng cây gây rừng, tái tạo và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên nguồn nước, bảo vệ sự sống của động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học.

PGS.TS. Doãn Hồng Nhung cũng đề xuất tham vấn cộng đồng từ 3-5 năm/lần để có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch khai thác tài nguyên khoáng sản; thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi trường chiến lược phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bà cũng cho rằng việc xây dựng và hoàn thiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Địa chất và Khoáng sản, Luật Lâm nghiệp năm 2017 phải bảo đảm không gian bảo tồn văn hóa, di sản thiên nhiên, bảo vệ di sản tâm linh của dân tộc thiểu số…

Theo bà, Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản cần bổ sung nội dung về chi phí xã hội, chi phí ngoại biên trong Điều, khoản liên quan đến quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác… Điều này sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn văn hóa và đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào.

z4276971717669_c8f723e194e55a36ab585dc38ddeee84.jpg
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản chú trọng đến quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

Bà Doãn Hồng Nhung cũng đề xuất sử dụng công cụ tài chính, áp thuế môi trường, phí môi trường và thực thi pháp luật để bảo vệ quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn việc khai thác khoáng sản, tài nguyên với phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia tạo nền tảng cho phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; triển khai và tổ chức tốt việc thực thi Điều 15 và Điều 16 (quyền lợi địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác) của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản…

Bên cạnh đó, việc quy định triển khai giờ khai thác từ 7 giờ đến 19 giờ trong ngày sẽ giúp cơ quan quản lý có thể phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản.

PGS.TS. Doãn Hồng Nhung cho rằng bảo vệ quyền sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa là bảo vệ quyền cho người sử dụng đất nói chung, thông qua đó việc bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo tồn văn hóa truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong tình hình hiện nay. Việc khai thác và sử dụng các lợi ích có được từ đất là tiền đề cần và đủ để bảo vệ chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Khi xây dựng dự thảo luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ quyền của người sử dụng đất thì luật đất đai sẽ gánh vác trọng trách bảo tồn và phát triển quỹ đất đối với mọi vùng miền của Tổ quốc.

Do vậy, các quy phạm pháp luật ban hành cần có các quy định chuyển tiếp các quy phạm pháp luật trước đó và phù hợp với thuần phong mĩ tục, trình độ hiểu biết. Theo bà Doãn Hồng Nhung cần phải triển khai tham vấn cộng đồng để kịp thời điều chỉnh, đánh giá môi trường chiến lược; cần bảo vệ khác khu vực rừng thiêng, rừng ma, không gian sống và không gian bảo tồn văn hóa, bảo tồn di sản thiên nhiên,… Các quy định pháp luật phải có tính lường trước, tính dự đoán, dự báo các tình huống có thể xảy ra để có thể tăng giá trị gia tăng xã hội, tăng giá trị sinh thái và môi trường hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở trong đồng bào dân tộc

Với việc thực hiện Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719, tỉnh Lai Châu đã tập trung hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần ổn định đời sống, nhất là với những địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. ...

Lan tỏa những tấm gương điển hình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sự đóng góp của những điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tạo sức lan tỏa giá trị tinh thần to lớn, góp phần xây dựng bản, làng, cụm dân cư vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh ngày một giàu mạnh. ...

Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tập trung xây dựng công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, từ đó đời sống người dân được nâng cao. ...

Phát huy hiệu quả chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được tỉnh Bình Thuận quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông qua dự toán thu ngân sách năm 2025 hơn 1,9 triệu tỷ đồng

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Quốc hội đồng ý về số thu ngân sách năm 2025 hơn 1,96 triệu tỷ đồng, chi ngân sách hơn 2,54 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% GDP. ...

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT

Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT. ...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

AiViet Innovation Summit – cuộc thi tìm kiếm dự án khoa học công nghệ đột phá

Quỹ AiViet Venture công bố khởi động cuộc thi AiViet Innovation Summit nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực, cũng như hỗ trợ hiện thực hóa các dự án tiềm năng. Theo ban tổ chức, tiêu chí đánh giá của cuộc thi dựa trên 6 yếu tố là giải...

Doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa...

Những khu “đất vàng” ven biển sắp được Bà Rịa – Vũng Tàu đấu giá

(Dân trí) - Nhiều khu đất vàng, có vị trí đắc địa ngay bờ biển Vũng Tàu được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công bố đấu giá trong năm nay để thu về hơn 10.000 tỷ đồng. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh mục 9 khu đất chuẩn bị đấu giá trong năm...

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển...

Mới nhất