Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách ‘rất khéo, tế nhị’.

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Ảnh: GIA HÂN

Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ về dự Luật Nhà giáo, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng nội dung dự luật đã soạn thảo khá đầy đủ, hoàn thiện.

Nghỉ hè của nhà giáo không phải “nghỉ đi chơi”

Tuy nhiên, đề xuất bổ sung thêm một số nội dung, trong đó dự luật quy định nhà giáo có tiêu chuẩn nghỉ hè, ông Cường cho hay cần xác định nghỉ hè không phải “nghỉ đi chơi”, mà cần quy định nghỉ hè nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động cộng đồng.

Với các nhà giáo tại các trường đại học, ông Cường chỉ rõ việc nghiên cứu khoa học là một nội dung không thua kém so với giảng dạy.

Ông dẫn chứng trên thế giới hầu hết các phát minh, sáng chế, giải thưởng Nobel đều nằm ở các trường đại học, nên nội dung này cần quy định rất rõ trách nhiệm của nhà giáo và nhà trường.

Tuy nhiên, cần nêu rõ trách nhiệm của xã hội trong tạo điều kiện, cũng như có cơ chế ưu đãi cho nhà giáo nghiên cứu khoa học như xem xét vấn đề thuế. Bởi hiện nay, đa số các nghiên cứu khoa học vẫn phải chịu thuế.

Một nội dung khác, ông Cường cho rằng nhà giáo phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc là tự đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ.

Để có nghĩa vụ này cần điều kiện như các cơ quan, tổ chức giáo dục, kể cả ngoài công lập phải có quỹ bắt buộc để đào tạo giáo viên, chứ không “phải trả lương xong là xong”.

Đối với những điểm không được làm của nhà giáo, ông Cường thông tin dự luật đã đưa ra 6 điểm nhưng ông cho rằng cần bổ sung và quy định chặt chẽ hơn.

Trong đó, ông đề xuất nhà giáo không được trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh một số hoạt động.

“Có thể nó không xấu nhưng nhà giáo kinh doanh sẽ không đảm bảo được chuẩn mực. Như các thầy có nên mở quán game chơi được không? Hay thầy cô đi bán bảo hiểm rồi họp phụ huynh xong lại đi bán cho cha mẹ có được không?

Một số hoạt động phải hạn chế, không để nhà giáo tham gia vào. Việc này có thể không quy định trong luật nhưng ghi vào quy định theo địa phương, nhà trường”, ông Cường nói thêm.

Ông nêu thêm dự luật quy định cấm nhà giáo ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, nội dung này chưa thực sự phù hợp và đề xuất nên chỉnh thành “cấm nhà giáo ép buộc người học tham gia học thêm để vụ lợi”.

Dự luật cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, ông Cường nhìn nhận không nên quy định như vậy bởi có khi không ép buộc thì người học vẫn nộp bằng những cách “rất khéo, tế nhị”.

Do vậy, ông đề nghị chỉnh sửa quy định thành “đã là thầy thì cấm nhận tiền của người học dưới mọi hình thức”.

“Đã là thầy mà học trò đưa tiền cứ nhận là không được. Còn nếu học xong rồi, ra khỏi trường thì thoải mái. Tôi thấy từ chính bản thân mình là rất đúng. Do vậy, cần cấm nhận tiền dưới mọi hình thức chứ không phải ép buộc”, ông Cường nói thêm.

Đề xuất bổ sung đối tượng thu hút vào làm nhà giáo

Liên quan đến chính sách thu hút nhà giáo, đại biểu Thái Văn Thành (Nghệ An) đề nghị bổ sung 2 đối tượng.

Cụ thể là những học sinh phổ thông có học lực xuất sắc, đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng vào ngành sư phạm; những sinh viên đại học tốt nghiệp xuất sắc được giữ lại trường làm giảng viên.

Những đội ngũ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả cấp học, bậc học và hệ thống giáo dục quốc dân.

Về chế độ, chính sách đối với nhà giáo, ông đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo (như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi…), nguồn lực của trung ương và địa phương như thế nào để đảm bảo luật khả thi, hiệu quả.

Về tuyển dụng nhà giáo, đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) nêu nghịch lý là người tuyển dụng lại không phải người trực tiếp sử dụng. Cụ thể, ngành nội vụ tuyển dụng giáo viên, trong khi ngành giáo dục sử dụng giáo viên lại không được chủ trì tuyển dụng.

Mặt khác, ngành giáo dục nhiều tỉnh đã nói thiếu giáo viên nhưng không được chủ động điều phối từ nơi thừa sang nơi thiếu, trong khi các địa phương cũng đang vướng vấn đề này.

Do đó bà đề nghị cần giao ngành giáo dục ở địa phương thực hiện tuyển dụng giáo viên để có thể nắm bắt đúng đòi hỏi của thực tế, chủ động điều động, luân chuyển, qua đó góp phần giải quyết tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ.



Nguồn: https://tuoitre.vn/de-xuat-cam-nha-giao-nhan-tien-cua-nguoi-hoc-duoi-moi-hinh-thuc-20241109144738743.htm

Cùng chủ đề

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Kiên Giang: Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho giáo viên, học sinh tại thành phố Phú Quốc

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12), ngày 15/12, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Phú...

Giáo viên tự bỏ tiền túi mua tivi để dạy học: Trân trọng nhưng không nên khuyến khích

Nhằm giúp tiết học trở nên sinh động, các giáo viên Trường tiểu học Tân Quới 2 (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã tự bỏ tiền túi mua tivi đưa đến trường dạy học. Câu chuyện này khơi lên ý kiến trái chiều...

Hà Nội thiếu hơn 6.000 giáo viên, khó ký hợp đồng

Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội mới đây, ông Cảnh nói rằng, hiện nay đội ngũ giáo viên các cấp mới chỉ đáp ứng được 93% so với định mức, thiếu hơn 6.000 người.Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, nhiều quận, huyện có khu đô thị tăng dân số mạnh dẫn đến giảm tỷ lệ giáo viên, thiếu giáo viên. Có những năm tuyển sinh đầu cấp đối với lớp 1 tăng mạnh....

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại Phú Quốc

(NLĐO) - Nhiều cử tri đã kiến nghị những vấn đề “nóng” đối với lãnh đạo TP Phú Quốc, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các ngành chức năng ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? Anh Lê Trí Thông -...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Mới nhất