Trang chủKinh tếNông nghiệpĐể tôm Việt… bay xa

Để tôm Việt… bay xa


SGGP


Theo Bộ NN-PTNT, hiện tôm Việt Nam đã có mặt tại thị trường 100 quốc gia, mang về nhiều tỷ USD trong những năm qua. Tuy nhiên, ngành tôm đang đứng trước thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các nước.

Công nhân Nhà máy tôm đông lạnh CP Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đang sơ chế tôm
Công nhân Nhà máy tôm đông lạnh CP Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đang sơ chế tôm

Nhiều bất lợi

Theo ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT), tôm Việt Nam xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới, giá trị xuất khẩu chiếm 13%-14% tổng ngành tôm của toàn cầu. Trung bình mỗi năm, tôm đóng góp khoảng 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5-4 tỷ USD. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, ngành tôm tăng diện tích nuôi thả (hơn 650.000ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ), được mùa (467.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ), nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm sụt giảm do chi phí đầu vào và giá thành sản xuất cao, trong khi giá bán lại thấp. Do vậy, xuất khẩu tôm giảm tới gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giảm mạnh nhất là các thị trường châu Âu (EU) với 48%, Hoa Kỳ 38%, Hàn Quốc 28%, Nhật Bản 29% và Trung Quốc 15%.

Cùng với xuất khẩu sụt giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết ngành tôm hiện cũng gặp không ít bất lợi, nhất là việc đáp ứng hàng rào kỹ thuật. Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau), chia sẻ, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng cho từng thị trường như Hoa Kỳ và EU nhưng diện tích đạt được chứng nhận còn rất ít. Việt Nam hiện đang áp dụng nhiều chứng nhận GlobalGAP nhưng thị trường lớn lại không yêu cầu chứng nhận này. Trong khi đó, các doanh nghiệp của nước Ecuador đã được chính quyền nước này hỗ trợ chứng nhận diện tích nuôi rất nhiều.

“Các địa phương, bộ, ngành cần phải phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp để xác nhận, chứng nhận vùng nguyên liệu đạt theo yêu cầu thị trường. Tức là thị trường cần tiêu chuẩn gì thì mình làm theo, chứ đừng làm thứ họ không cần”, ông Lê Văn Quang kiến nghị.

Mặt khác, một số thị trường chưa tin tưởng hoàn toàn nên vẫn kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% lô hàng tôm nhập khẩu, cụ thể là thị trường Nhật Bản. Điều này dẫn tới tôm Việt Nam tốn thêm chi phí tại cảng, tốn thời gian, làm giảm năng lực cạnh tranh. Trong khi tôm của Thái Lan, Ấn Độ nhập khẩu vào Nhật Bản chỉ kiểm tra 20%-30% lô hàng. Chưa hết, tại thị trường Hoa Kỳ, từ năm 2004 đến nay, tôm Việt Nam còn gặp bất lợi từ phòng vệ thương mại về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.

Thích ứng phù hợp

Đánh giá về xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm nói riêng, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thương vụ Việt Nam tại khối Bắc Âu nhận định, EU sẽ sử dụng thủy hải sản nhiều hơn, giảm dần tiêu thụ thịt đỏ nhằm giảm lượng khí thải carbon từ chăn nuôi. Cùng với bảo vệ môi trường, người dân EU sẽ sử dụng nhiều hơn tôm sinh thái, tôm hữu cơ; đồ ăn đóng hộp… Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu liên kết cung cấp tôm nguyên liệu và trở thành chuỗi giá trị hàng hóa cho các nhà chế biến.

Để tôm Việt… bay xa  ảnh 1

Các doanh nghiệp nước ngoài tham quan gian hàng tôm tại Hội Chợ Thủy sản tổ chức tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn SECC (quận 7, TPHCM)

Còn Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ dự báo, đến cuối năm nay, sản phẩm tôm tồn kho của Hoa Kỳ giảm, các doanh nghiệp nhập khẩu tăng sức mua trở lại. Thậm chí, nước này không tăng lãi suất để các doanh nghiệp thu mua với kỳ vọng lạm phát dần được kiểm soát. “Hoa Kỳ rất chú trọng đến tôm chế biến vì tiện lợi, có thể bảo quản lâu. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết với các đối tác quốc tế nâng cao chất lượng tôm giống. Đặc biệt, cần phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ”, Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ lưu ý. Đối với thị trường Trung Quốc, các chuyên gia cho biết, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới xuất khẩu vào thị trường lân cận biên giới, còn khu vực miền Bắc, miền Trung của Trung Quốc có dư địa rất lớn nhưng vẫn chưa tiếp cận được.

“Trung Quốc đang giảm nuôi tôm do chi phí đầu vào cao, tăng nhập khẩu tôm từ các nước có giá thành thấp hơn để chế biến tái xuất khẩu. Đây là cơ hội rất lớn để ngành tôm Việt Nam phát triển mạnh”, đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc nhận xét.

Để ngành tôm xuất khẩu đạt hơn 4,3 tỷ USD trong năm 2023, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, hiện nguồn tôm trong kho dự trữ của các nước đang giảm, các nước có ngành tôm cạnh tranh với Việt Nam cũng đang giảm sản lượng. Tận dụng thời cơ này, doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, thương vụ Việt Nam tại các nước cần xác định lại là giá chi phí logistics cao hay giá nguyên liệu cao để Bộ NN-PTNT làm việc với các đơn vị liên quan.

“Quan điểm của bộ là không mua nguyên liệu rẻ để hạ chất lượng con tôm. Về giải pháp phát triển ổn định lâu dài, các thương vụ Việt Nam cần tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh con tôm Việt Nam, có thông tin biến động của thị trường kịp thời cho Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương để định hướng vùng nuôi, cũng như hoạt động chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra, Bộ Công thương cần đẩy mạnh ký kết thêm các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các tiềm năng từ hiệp định, cũng như có giải pháp thích nghi với các hàng rào kỹ thuật”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Năm 2022, tôm xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD. Ba địa phương đứng hàng đầu cả nước về xuất khẩu tôm, gồm: Cà Mau thu hơn 1 tỷ USD; Sóc Trăng gần 1 tỷ USD; Bạc Liêu thu hơn 850 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Cà Mau xuất khẩu hơn 497 triệu USD; Sóc Trăng ước đạt 420 triệu USD; Bạc Liêu 413 triệu USD. Về thị trường xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2023: EU đạt 192 triệu USD; Hoa Kỳ 298 triệu USD; Hàn Quốc 166 triệu USD; Nhật Bản 236 triệu USD; Trung Quốc 280 triệu USD.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản

Từ nay đến năm 2030, ngành thủy sản đạt mục tiêu cắt giảm, chuyển đổi khoảng 6.000 tàu cá hoạt động ven bờ sang nghề nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí. Không có hạt nhân thì không thể nhân rộng được mô...

Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD năm 2024

(PLVN) - Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD và tiếp tục duy trì triển vọng khả quan trong năm 2025. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,67 tỷ USD Theo báo cáo của Cục Thủy sản, ngành cá tra Việt Nam năm 2024 đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Giá cả hàng hóa và vật tư đầu vào phục...

Nông nghiệp hữu cơ, nhìn từ Vĩnh Phúc

Là một trong số các địa phương tiên phong xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến nay tỉnh Vĩnh...

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cảnh báo thị trường tín chỉ carbon đang ‘rất phức tạp’

Dự kiến đến cuối năm 2025 Việt Nam mới triển khai cấp tín chỉ carbon trên khoảng 20.000 héc-ta lúa. Cảnh báo về thị trường mua bán tín chỉ carbon Tại Hội nghị Triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL diễn ra ngày 7/11 tại tỉnh Đồng Tháp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, đây là đề án đầu tiên trên...

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng: Đội vốn hàng nghìn tỷ, 15 năm chưa hẹn ngày về đích

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng nằm trên 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá đã phải tăng tổng mức đầu tư giai đoạn 1 từ 3.744 tỷ lên hơn 5.550 tỷ đồng. Thế nhưng, dự án đã làm 15 năm vẫn chưa hẹn ngày về đích. Đội vốn hơn 1.800 tỷ đồng Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã làm rõ sai phạm trong quá trình đầu tư, thực hiện Dự án hồ chứa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Hấp dẫn dài lâu

- Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tại Hà Nội) thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi ngày từ khi mở cửa. Lý do nào một địa điểm trưng bày di vật, hiện vật của quá khứ lại khiến số đông quan tâm? - Quy mô xây dựng lớn, hiện đại là điểm cộng dễ thấy nhất. Công chúng quan tâm, vì họ sẽ có cái nhìn bao quát, liền mạch khi đến đó. Điều quan trọng...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Mới nhất

BIDV nhận giải thưởng quốc tế về phát hành trái phiếu bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa nhận giải thưởng Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu bền vững tốt nhất Việt Nam 2024 từ Tạp chí Global Banking and Finance Review. Giải thưởng là sự khẳng định vị thế tiên phong của BIDV trong việc phát hành trái phiếu xanh, trái...

Xây dựng Quân đoàn 12 ‘tinh, gọn, mạnh’, chủ lực, cơ động chiến lược

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, làm việc với Quân đoàn 12 đóng quân tại tỉnh Ninh Bình. Trước đó, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn...

Mới nhất