Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học


Kết luận số 91-KT/TW của Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ mang tính đột phá trong việc dạy và học tiếng Anh với nội dung trọng tâm: “Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học…”. Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 – 2025 của ngành Giáo dục cũng đặt ra yêu cầu: “Nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học”.






Giờ học môn tiếng Anh của cô trò Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: TL 

Không thể phủ nhận, những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh ngày càng được quan tâm không chỉ với những cơ sở giáo dục mà lan tỏa tính tích cực đến với học sinh, phụ huynh bởi đều nhận thức được rằng ngôn ngữ này sẽ trở thành một công cụ trong tương lai chứ không chỉ là một môn học đơn thuần. Tuy vậy, để tiếng Anh có thể trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.

Nhận định về thực trạng dạy và học tiếng Anh ở các trường học hiện nay, các chuyên gia cho rằng, vị thế của môn học dù đã được tăng đáng kể với bước chuyển vượt bậc, nhưng môn tiếng Anh nói riêng và môn học ngoại ngữ nói chung vẫn là “điểm trũng” của đa số học sinh tại các địa phương, đặc biệt là miền núi, dân tộc.

Kết quả thi môn tiếng Anh trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây cho thấy, dù điểm thi trung bình đã được cải thiện, song vẫn là môn có số học sinh đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất so với các môn thi khác, đặc biệt có sự phân hóa lớn theo khu vực, tỉnh thành. Trong khi ở các tỉnh, thành phố lớn, việc học tiếng Anh và thi các chứng chỉ ngoại ngữ trở thành phong trào nở rộ, thì ở các khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất cũng như học sinh chưa được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới.

Cùng với vấn đề thiếu giáo viên, nhận thức của học sinh cũng đang là trở ngại trong việc dạy và học ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, việc học tiếng Anh của nhiều học sinh vẫn còn nặng tư duy điểm số, học để thi, học sinh có thể thi được điểm cao về ngữ pháp nhưng lại chưa tự tin giao tiếp như một ngôn ngữ thứ 2.

Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, thì cần phải có lộ trình nhất định, trong đó cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, đồng thời kèm theo đó là những đề án cụ thể, trong đó chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên.

Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn, tuy nhiên với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, thi cử, cơ chế, chính sách… thì có thể thực hiện được. Ngoài ra, cũng phải chú ý, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và các bậc cha mẹ ở các vùng khó khăn.

“Chúng tôi đề nghị Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chuyên gia xem xét tăng cường tối đa việc tham khảo, sử dụng các chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh quốc tế cho Việt Nam, hợp tác để mời thêm giáo viên Việt kiều và các nước”, GS.TSKH Trần Văn Nhung đề xuất.

GS.TSKH Trần Văn Nhung cho hay, ngôn ngữ là công cụ phục vụ việc dạy và học, sinh hoạt, giao tiếp, làm việc. Vì vậy, việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 phải được hiện thực hóa và gắn chặt với việc nâng cao kiến thức, công ăn việc làm cho thế hệ trẻ và người lao động. Đồng thời, cần thí điểm để nhân rộng việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, sau đó là các môn khoa học xã hội.

Còn theo PGS.TS Trần Kiêm Minh – Trưởng khoa Toán học, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), điều kiện quan trọng đầu tiên để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần thể chế hóa bằng các chính sách pháp lý hướng đến mục tiêu trên, đi kèm hỗ trợ về nguồn lực. Cùng đó là bảo đảm số lượng giáo viên tiếng Anh và giáo viên giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đủ tiêu chuẩn. Có chương trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập phù hợp. Trước mắt, đối với các môn Toán và Khoa học tự nhiên, cần tài liệu học tập song ngữ và thúc đẩy giảng dạy những môn học này bằng tiếng Anh ở nhà trường.

Đi kèm với đó là môi trường học tập, chính sách khuyến khích và tạo động lực, thúc đẩy giao lưu văn hóa  với các nước nói tiếng Anh để hội nhập quốc tế trong giới trẻ. Đặc biệt, Chính phủ cần có chính sách dài hạn, rõ ràng, lộ trình, có những điểm mốc chiến lược để triển khai mục tiêu và bảo đảm phát triển bền vững

PGS.TS Trần Kiêm Minh chia sẻ: Kể từ năm 2012, Khoa Toán học – Trường ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế) đã thực hiện chương trình đào tạo cử nhân sư phạm toán giảng dạy bằng tiếng Anh. Khoa là đơn vị tiên phong trong cả nước đào tạo giáo viên dạy toán phổ thông bằng tiếng Anh. Qua 12 năm triển khai, đến nay nhiều sinh viên tốt nghiệp đã và đang dạy toán bằng tiếng Anh bậc phổ thông cho các trường chất lượng cao, trường quốc tế, trường song ngữ trên cả nước.

Kinh nghiệm hữu ích nhất mà PGS.TS Trần Kiêm Minh rút ra được cho đến nay là tinh thần quyết tâm thực hiện với phương châm “cứ đi rồi sẽ đến”. “Chúng tôi đã triển khai dần dần, môn học nào đảm bảo được việc giảng dạy bằng tiếng Anh thì triển khai trước, sau đó mở rộng dần số lượng. Đến nay, chúng tôi thực hiện giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo”, PGS.TS Trần Kiêm Minh bày tỏ.

Là giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh, cô Thu Hà (trường THCS An Tảo, TP. Hưng Yên) chia sẻ, để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, quan trọng nhất là phát triển chuyên môn, đào tạo đội ngũ giáo viên cốt cán bằng cách chủ động tham gia các khóa tập huấn, hội thảo và đào tạo từ xa để cập nhật phương pháp giảng dạy mới, nâng cao kỹ năng cá nhân và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp cùng đồng nghiệp để cải thiện phương pháp dạy học bằng những bài giảng trực quan, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với học sinh và điều kiện địa phương, nhà trường. Thay đổi cách kiểm tra đánh giá theo hướng thiên về kỹ năng thay vì chỉ tập trung vào kiến thức ngôn ngữ để học sinh nhận thấy được hiệu quả của chương trình mà cơ bản nhất là nghe và nói được tiếng Anh theo năng lực của mình.

Đi kèm với đó là xây dựng môi trường, phong trào học tiếng Anh gắn với những hoạt động giáo dục trong nhà trường, khuyến khích các em học tiếng Anh từ nhỏ, xây dựng tình yêu ngôn ngữ và giúp các em hiểu được lợi ích của việc sử dụng tiếng Anh, để học sinh không cảm thấy “sợ” môn Anh văn. Đó là những việc cần để tạo một bước đột phá trong công tác chuyên môn của việc dạy và học tiếng Anh.

Dưới góc độ của một doanh nghiệp, nói về tầm quan trọng của ngoại ngữ, mới đây tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp lớn, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cũng đề xuất Chính phủ phổ cập tiếng Anh không chỉ ở trường công lập mà còn cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu. Đồng thời cho hay, Vingroup, các doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ cho giáo viên lên vùng sâu vùng xa. “Đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu, vùng xa đến thành thị sẽ tạo “cần câu cơm” tốt hơn cho trẻ, góp phần phát triển những nơi khó khăn này trong tương lai”, ông nói thêm.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, cùng với chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý, cần tăng cường xã hội hóa giáo dục, có chế hế độ đãi ngộ để thu hút giáo viên, tháo gỡ những khó khăn cho trường công lập khi tuyển dụng giáo viên nước ngoài. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/giao-duc/de-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-thu-2-trong-truong-hoc-679272.html

Cùng chủ đề

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

Kyiv nói chạm trán lính Triều Tiên ở Kursk

Xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày 985 với nhiều tình tiết mới như Moscow không kích dữ dội loạt địa điểm ở Kyiv và Ukraine cáo buộc chạm trán quân đội CHDCND Triều Tiên ở tỉnh Kursk (Nga). ...

Cách nhận biết sớm và tăng hiệu quả điều trị loãng xương

Nhằm hưởng ứng Ngày Loãng xương Thế giới, Trung tâm Truyền thông và khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty TNHH Sandoz Việt Nam tổ chức chương trình Nâng cao nhận...

Sinh viên Trường Đại học Chenla, Vương quốc Campuchia tham gia trải nghiệm thực hành xét nghiệm tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC Hồ...

Tiếp nối thành công từ lễ ký kết giữa Hệ thống Y tế MEDLATEC Việt Nam và trường Đại học Chenla, từ ngày 02-04/11, MEDLATEC Hồ Chí Minh chào đón đoàn giảng viên và 17 sinh viên của nhà trường đến tham quan, trải nghiệm và thực hành một số xét nghiệm cơ bản....

“Giai nhân” Ngọc Châm hát nhạc tình quyến rũ

Sở hữu giọng hát giàu cảm xúc, Ngọc Châm từng đoạt nhiều giải thưởng tại cuộc thi Tiếng hát học sinh TP Hà Nội, Giọng hát hay Hà Nội... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chứng khoán Việt Nam trước cơ hội nâng hạng, đón dòng vốn quốc tế

(ĐCSVN) - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết các cải cách mới, đặc biệt là Thông tư 68/2024/TT-BTC, đang mở ra cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi. Chiều ngày 04/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với...

Doanh nhân chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(ĐCSVN) - Tối 4/11, tại Hà Nội, dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan...

Đội tuyển futsal Việt Nam rộng cửa vào bán kết giải Đông Nam Á

(ĐCSVN) - Minh Quang và Thịnh Phát ghi bàn giúp đội tuyển futsal Việt Nam đánh bại tuyển futsal Malaysia tỷ số 2-0, qua đó rộng cửa vào bán kết tại Giải futsal vô địch Đông Nam Á 2024. Chiều 4/11, tại Thái Lan, đội tuyển futsal Việt Nam chạm trán Malaysia tại lượt trận thứ 2 bảng A Giải futsal vô địch Đông Nam Á 2024. Đây là trận đấu có tính chất quan trọng bởi Malaysia là đối...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải vì sao tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên hiện nay chiếm 7,92% "mặc dù chưa an tâm nhưng đây là con số có thể chấp nhận được”. Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại Bỉ gắn kết và phát triển. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Mới nhất

Dấu hiệu nhận diện và cách xử trí an toàn

Hoại tử da có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào của cơ thể khi mô và tế bào da bị thiếu máu, thiếu dưỡng chất. Da hoại tử có sự thay đổi...

Giá vàng thế giới có thoát khỏi ‘lời nguyền bầu cử Mỹ’?

Trong 5 lần bầu cử tổng thống Mỹ gần đây, giá vàng thế giới luôn tăng 40-50 USD/ounce trong ngày bầu cử và sau đó giảm mạnh. Liệu lần này có khác? ...

Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài

Người bệnh khi mua thuốc bên ngoài sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán khi phù hợp với các tiêu chí đặt ra. Đó là nội dung mới nhất được quy định tại Thông tư số 22/2024/TT-BYT do Bộ Y tế vừa ban hành. Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoàiNgười bệnh khi...

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo...

Mới nhất