‘Tiền tiểu đường dù đường huyết cao bất thường nhưng chưa đến mức là tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Người bị tăng axit uric có được ăn trứng?; Bác sĩ chỉ mẹo đi bộ hàng đầu, người cao tuổi nên tuân theo; 3 phương pháp giảm nhức răng tự nhiên mà không dùng thuốc…
4 cách giúp đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường
Những người được chẩn đoán tiền tiểu đường không có nghĩa là sẽ mắc tiểu đường. Kết quả chẩn đoán này là lời cảnh báo người mắc cần có những điều chỉnh để kiểm soát đường huyết và tránh bị tiểu đường loại 2.
Tiểu đường xảy ra khi người mắc không thể kiểm soát đường huyết, khiến đường huyết tăng quá cao hay hạ quá thấp. Đây là tình trạng mạn tính, không thể chữa khỏi và người mắc phải tập cách sống chung với bệnh.
Tiền tiểu đường dù đường huyết cao bất thường nhưng chưa đến mức là tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường. Để ngăn chặn, thậm chí đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:
Ăn uống lành mạnh. Một trong những yếu tố nguy cơ chính của tiền tiểu đường là chế độ ăn uống không lành mạnh với các món có nhiều đường, chất béo có hại và chứa hàm lượng calo cao. Trong khi đó, chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát đường huyết và ngăn chặn tiền tiểu đường tiến triển. Chế độ ăn này ưu tiên rau củ, trái cây, thịt nạc và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Giảm cân. Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố chính gây tiền tiểu đường. Do đó, điều quan trọng là người mắc tiền tiểu đường cần giữ cho cơ thể cân đối, khỏe mạnh và không thừa cân, béo phì.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần giảm 5-10% tỷ lệ mỡ trên cơ thể là đủ để giúp cải thiện đường huyết và đảo ngược tiền tiểu đường. Để giảm cân, ngoài việc ăn uống lành mạnh thì mọi người cần kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 31.10.
3 phương pháp giảm nhức răng tự nhiên mà không dùng thuốc
Nhức răng luôn mang đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng lớn đến ăn uống. Cường độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc nguyên nhân gây đau và mức độ viêm nhiễm.
Có nhiều nguyên nhân gây nhức răng khác nhau, từ sâu răng đến bệnh nướu răng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nướu răng là đau nhức khi cắn, răng nhạy cảm, nhức răng nhẹ khi ăn đồ ngọt, nướu sưng đỏ, hôi miệng và một số triệu chứng khác.
Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nhức răng mà không phải dùng thuốc gồm:
Súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách giảm nhức răng phổ biến nhất. Nước muối có tác dụng như chất khử trùng tự nhiên, giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau nướu và loại bỏ các hạt thức ăn kẹt giữa 2 răng.
Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng giảm lượng vi khuẩn trong miệng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các mô miệng. Để làm nước muối, mọi người hãy cho 1/2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm rồi súc miệng trong 30 giây. Lặp lại vài lần trong ngày.
Chườm lạnh. Chườm lạnh là cách hiệu quả làm tê cảm giác đau và giảm sưng liên quan đến đau nhức răng nướu. Nhiệt độ lạnh sẽ làm mạch máu co lại và góp phần giảm viêm. Hiệp hội Nội nha Mỹ khuyến cáo chườm lạnh vào bên ngoài má, ngay vị trí đau nhức có thể giúp giảm đau tạm thời. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.10.
Người bị tăng axit uric có được ăn trứng?
Trứng là thực phẩm quen thuộc, phổ biến, tuy nhiên nhiều người lo ngại: khi bị tăng axit uric thì có thể ăn trứng được không?
Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thảo Nguyên (Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, tăng axit uric là tình trạng chỉ số axit uric trong máu cao bất thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phân hủy quá mức purin (hợp chất phân hủy và chuyển hóa thành axit uric) hoặc không đào thải được axit uric ra khỏi cơ thể, gây nên tình trạng dư thừa axit uric.
Tăng axit uric xảy ra do chế độ dinh dưỡng dung nạp nhiều thực phẩm chứa purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, các bệnh lý di truyền làm thiếu hụt enzym chuyển hóa purin. Ngoài ra, có thể do mắc các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe như bệnh thận, tăng huyết áp, tiểu đường, sử dụng các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin, thuốc lao…
Bác sĩ Nguyên cho biết, theo tạp chí y học Medical News Today, nồng độ axit uric bình thường trong cơ thể người dao động từ 1,5 – 7 mg/dl. Nồng độ axit uric của một người được xem là cao khi người đó có nồng độ axit uric cao hơn 7 mg/dl (đối với nam), hoặc hơn 6 mg/dl (đối với nữ). Tăng axit uric gây nên các vấn đề sức khỏe như tổn thương cơ, xương, khớp (phổ biến là bệnh gout), suy thận và sỏi thận; tăng huyết áp…
Trứng là thực phẩm chứa lượng đạm cao và lượng purin thấp, trung bình trong 100 g trứng chứa ít hơn 50 mg/purin. Trong khi đó, lượng purin an toàn nạp vào cơ thể, đối với 1 người trưởng thành là dưới 400 mg/ngày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-de-tien-tieu-duong-khong-phat-trien-thanh-tieu-duong-185241030153948101.htm