Trang chủNewsThời sựĐể thương hiệu Việt ghi dấu ấn quốc tế

Để thương hiệu Việt ghi dấu ấn quốc tế

“Đồng hồ Thụy Sĩ”, “xe Đức”, “máy Nhật”, “xì gà Cuba”… là những nhóm sản phẩm đi liền với tên một quốc gia như một cách nhận diện thương hiệu, xuất xứ. Vậy khi nhắc tới Việt Nam, người dân thế giới nghĩ về điều gì?
Để thương hiệu Việt ghi dấu ấn quốc tế - Ảnh 1.

Cà phê là một trong những nông sản của Việt Nam ghi dấu ấn quốc tế. Trong ảnh: Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tỏ ra thích thú khi lần đầu tiên được uống cà phê trứng ở Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8-2023 – ẢNh: NGUYỄN KHÁNH

Đó có thể là câu hỏi then chốt, đặt nền tảng cho việc đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế. Bất chấp là một nước có thế mạnh xuất khẩu, một số báo cáo nhiều năm qua cho thấy chỉ chừng 10 thương hiệu Việt nằm trong nhóm 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.

Chuyên gia truyền thông và xây dựng thương hiệu LARS VOEDISCH – Group CEO tại PRecious Communications – đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu trong hành trình đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới.

* Việc làm thương hiệu quan trọng như thế nào đối với ý muốn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, thưa ông?

– Khi bạn chọn mua một sản phẩm, điều bạn chọn cuối cùng không chỉ là chất lượng hay cách sản phẩm này vận hành như thế nào. Bạn chọn mua vì bạn tin vào điều hứa hẹn của một thương hiệu.

Giá trị mà bạn đặt lên sản phẩm luôn có liên kết với giá trị mà bạn cảm nhận được, điều này mở rộng ra là giá trị của thương hiệu. Khi bạn mua một sản phẩm có thương hiệu, bạn mong chờ sản phẩm đó có một cam kết nhất định.

Tôi nghĩ điều này rất quan trọng cho việc mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Hãy xét đến khía cạnh: Qua thương hiệu của mình, bạn truyền tải đến những khách hàng sự hứa hẹn gì khi họ mua sản phẩm hay dùng dịch vụ từ một doanh nghiệp đến từ Việt Nam?

Bên cạnh đó, điều quan trọng là bạn biết thương hiệu của mình được áp dụng trong phân khúc thị trường nào. Tôi nghĩ đây cũng là một điều hơi khó khăn khi Việt Nam chưa khẳng định được thương hiệu của mình là số 1 trong một phân khúc thị trường cụ thể.

Tôi hiểu Việt Nam có nhiều thế mạnh về cơ khí bên cạnh các mặt hàng truyền thống như hàng dệt may, hạt điều, cà phê… Nhưng chúng ta phải hiểu được các mặt hàng này đại diện cho điều gì, như việc Đức nổi danh về hàng cơ khí và Nhật thì có tiếng trong mảng tiêu dùng điện tử và còn nhiều ví dụ khác.

* Theo quan sát của ông, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang làm thương hiệu “made in Vietnam” ra sao?

– Hãy nhìn vào bối cảnh này, chúng ta biết Việt Nam có rất nhiều mặt hàng chất lượng cao. Cũng có rất nhiều công ty đa quốc gia đến Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu cho sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Nhưng cũng phải thấy rằng khi so sánh với các quốc gia khác, Việt Nam hiện vẫn còn khá mới trong hành trình xây dựng nhận diện là một quốc gia xuất khẩu tầm cỡ quốc tế.

Đối với hành trình của một quốc gia xuất khẩu mới nổi, ban đầu bạn sẽ cạnh tranh về giá, sau đó là sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng và tiếp nối sẽ là phân khúc sản phẩm với chất lượng cao và giá cả cao.

Như kể từ sau Thế chiến thứ hai, hàng hóa được dán nhãn “made in Germany” sản xuất tại Đức nổi bật là những mặt hàng chất lượng, không kể đến giá cả vì họ chưa bao giờ cạnh tranh về giá.

Sau đó chúng ta có hàng hóa từ Nhật Bản, chất lượng phải chăng và giá cả cũng phải chăng. Đối với trường hợp của Trung Quốc, ban đầu họ nổi lên là quốc gia với những sản phẩm giá rẻ nhưng có thể thấy Trung Quốc gần đây đã thay đổi “nhận diện” của mình ở thị trường xe hơi điện như thế nào.

* Việt Nam vẫn đang trong hành trình xây dựng nhận diện của mình theo hướng toàn cầu hơn và cạnh tranh hơn. Vậy người dùng có liên hệ gì đối với thương hiệu “made in Vietnam”?

– Về điều này, tôi nghĩ chúng ta vẫn đang trong quá trình xây dựng một sự nhận diện. Khá dễ nếu chỉ đề cập đến việc chọn logo (biểu tượng), màu sắc hay khẩu hiệu nhưng cần nhiều thời gian hơn để người dùng có thể kết nối và tin tưởng vào các giá trị đi kèm với thương hiệu “made in Vietnam”.

Việt Nam có một số thương hiệu tiên phong đã đạt được độ nhận diện toàn cầu. Điều này cho thấy nhiều doanh nhân Việt Nam đang đi đầu trong mặt trận đổi mới và chất lượng. Vậy để xây dựng một thương hiệu Việt Nam gắn liền với yếu tố chất lượng, bạn cần có những tiêu chuẩn chứng minh bạn thực sự tốt, cần có những liên hệ giúp bạn nâng tầm nhận diện của mình.

* Vậy làm thế nào để mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới, thưa ông?

– Chúng ta phải thừa nhận một điều là người dùng trên thế giới chưa biết nhiều về Việt Nam. Nhưng một khi họ đã biết Việt Nam, họ đi du lịch đến đây và cảm thấy rất thích thú, từ đó họ bắt đầu yêu thích nơi này.

Tôi nghĩ Việt Nam có rất nhiều “tài sản” trong “chiếc giỏ” xây dựng thương hiệu của mình. Các bạn có văn hóa, có di sản, có con người thân thiện, cùng với đó là sản xuất và sự đổi mới. Tôi cho rằng những yếu tố này có thể giúp xây dựng nên một thương hiệu rất thú vị.

Khi nhìn vào những sự kiện thể thao lớn, như Giải vô địch bóng đá châu Âu hay ở các kỳ Thế vận hội, bạn có thể thấy những nhà tài trợ trên toàn cầu cho các sự kiện này trong nhiều năm qua đã có sự thay đổi đáng kể.

Như ở Euro 2024, bạn đột nhiên bắt gặp rất nhiều quảng cáo của nhiều thương hiệu từ Trung Quốc. Ở những sự kiện lớn này, việc tài trợ thường gắn liền với thương hiệu quốc gia. Như cách các nước Trung Đông quảng bá các hãng hàng không của mình, họ đưa Qatar và Emirates trở thành nhà tài trợ của các đội bóng lớn.

Bên cạnh đó, Thái Lan có thương hiệu Chang beer tài trợ cho đội bóng Everton ở châu Âu.

Người dùng nhìn vào đó họ sẽ đặt câu hỏi: những thương hiệu này là ai, họ đến từ đâu? Và từ đây chúng ta đạt được bước đầu tiên là khơi dậy được sự quan tâm cho thương hiệu của mình ở các thị trường rất khác nhau.

Cần chiến lược ra toàn cầu phù hợp

Ông Trần Viết Quân, CEO công ty chuyên phát triển phần mềm quản lý nhân sự Tanca, dẫn một số báo cáo gần đây cho thấy tiềm năng rất lớn cho ngành công nghệ Việt Nam vươn ra toàn cầu, với khoảng 1.500 doanh nghiệp đã “ra khơi” và mang về doanh thu khoảng 7,5 tỉ USD.

Tuy nhiên, con số này còn khá hạn chế khi đa phần doanh nghiệp công nghệ Việt đang chủ yếu chọn gia công phần mềm thay vì phát hành sản phẩm ra toàn cầu.

“Rất nhiều thách thức khi vươn ra thế giới. Việt Nam vẫn còn khoảng cách công nghệ so với các nước phát triển. Chiến lược ra toàn cầu phù hợp cũng là điều đang thiếu. Thêm vào đó, việc gọi vốn là khó khăn lớn, ảnh hưởng tới việc xây dựng thương hiệu”, ông Quân cho biết.

Nhìn nhận việc không thể chạy đua với các công ty đa quốc gia về vốn, ông Quân cho rằng doanh nghiệp của mình “không tiếp cận thị trường bằng giải pháp đốt tiền để tạo tăng trưởng hay xây dựng thương hiệu”.

Thay vào đó, ông chọn cách chia nhỏ phân khúc khách hàng ở các nước khác nhau nhằm đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, sau đó cân nhắc chi phí và doanh thu dài hạn rồi tìm cách xây dựng thương hiệu cho những nhóm.

“Chúng tôi nhận thấy rằng khách hàng ở các nước châu Á hoặc những quốc gia đang phát triển không đặt nặng nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Họ tập trung nhiều hơn về tính năng và giá cả. Đây là nhóm khách hàng chúng tôi cần chinh phục trước.

Ngoài ra, chúng tôi tìm kiếm thời cơ ở các chợ trực tuyến. Ở đâu có chợ, chúng tôi sẽ đặt sản phẩm và bán tại đó. Chi phí tại các chợ này gần như 0 đồng và đây cũng là cách giúp chúng tôi giảm chi phí đầu tư cho quảng cáo”, ông Quân chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/de-thuong-hieu-viet-ghi-dau-an-quoc-te-20241020230000909.htm#content

Cùng chủ đề

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới ở giữa hiệp 2 sau cú xoay người dứt điểm đẳng cấp của Gayoso.  Tuy nhiên, bàn thắng ở phút 90+7...

Đại sứ Nga: Triển lãm quốc phòng cho thế giới thấy năng lực của QĐND Việt Nam

Trả lời phóng viên VTC News trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko nhấn mạnh việc Việt Nam tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế cho thế giới thấy được năng lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất và chính sách quốc phòng 4 không.Đại sứ Gennady Bezdetko...

Việt Nam vào top quốc gia đón ngày càng đông khách Australia

Người Australia đang du lịch nước ngoài với số lượng kỷ lục, và Việt Nam là một trong ba điểm đến có mức tăng trưởng hàng đầu. Theo báo cáo Xu hướng Du lịch tháng 12 của Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA), chỉ riêng trong tháng 10, đã có 1,66 triệu lượt người Australia đi du lịch nước ngoài, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của giới chức Australia, Nhật Bản là quốc gia ghi...

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Lào lần đầu thăm Việt Nam, dự triển lãm quốc phòng

Sáng 18/12, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì lễ đón và hội đàm với Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Quốc phòng Lào đang có chuyến thăm Việt Nam. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone vừa được Đảng, Nhà nước Lào bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tin tưởng trên cương vị của mình,...

Đẩy mạnh hợp tác, đưa Việt Nam thành trung tâm logistics tại Đông Nam Á

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPort, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam. Hợp tác chiến lược này sẽ góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trung tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. Ngày 18-12, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có báo cáo...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội luôn tiên phong trong khoa học công nghệPhát biểu...

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu thường niên giữa Ban nữ công hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào tại thủ đô Vientiane. ...

Mới nhất

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Mới nhất