Trang chủChính trịNgoại giaoĐể quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo...

Để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới


Đoàn kết, nhất trí và dìu dắt nhau “thi” vào trường “Đại học lớn” (hội nhập quốc tế) là con đường nhanh nhất để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam ngày càng định vị chắc chắn, tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới.

Chia sẻ với phóng viên TG&VN, TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục cảm thấy tích cực, tin tưởng và phấn khởi về đánh giá của tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance về thương hiệu quốc gia Việt Nam. Theo tổ chức này, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Đây cũng là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới – mức 74% trong giai đoạn 2019-2022.

Ông nhận định thế nào về bức tranh doanh nghiệp cùng các yếu tố thương hiệu thời gian qua ở Việt Nam?

Để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục. (Ảnh: NVCC)

Có thể thấy, đánh giá của tổ chức độc lập và rất có uy tín – Brand Finance – ở một nước tiên tiến như nước Anh là dữ kiện quan trọng, là thông số tin cậy để các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới của cái nhìn tốt đẹp, đầy đủ về Việt Nam trong vấn đề thương hiệu quốc gia và hoạt động của các doanh nghiệp nước ta hiện nay.

Là một công dân Việt Nam, tôi cũng như tất cả mọi người, có chung một cảm xúc tích cực, tin tưởng và phấn khởi về sự đánh giá như vậy. Tuy nhiên, cũng không quá chủ quan, vui mừng thái quá mà coi đây như là sự động viên, khích lệ lớn của một tổ chức quốc tế đã có cái nhìn chân thực, đúng thực tế phát triển của đất nước và doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Nhận định của tổ chức Brand Finance dựa trên các tiêu chí rất khắt khe, chấm điểm dựa trên 4 lĩnh vực chính: Thương hiệu của hàng hóa và dịch vụ quốc gia; Đầu tư (thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp); du lịch và nhân tài. Trong khoảng 3 năm từ 2019 đến năm 2022, trên tất cả các bình diện như trong tiêu chí của tổ chức này thì Việt Nam đều đạt ở mức tốt, nhiều lạc quan.

Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, kiểm soát được lạm phát, xuất khẩu nông sản vẫn là điểm sáng trong thương mại quốc tế. Vấn đề thu hút đầu tư và môi trường đầu tư cũng vẫn giữ được ưu thế, là điểm hấp dẫn, nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp, tập đoàn các nước.

Song song với đó, nhiều năm qua, Chính Phủ Việt Nam luôn nỗ lực cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý điều hành đất nước. Đặc biệt, công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng ta phát động mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Không chỉ thế, Việt Nam còn là một đất nước sở hữu bờ biển dài, tiềm năng du lịch lớn, nhiều địa danh được thế giới công nhận là danh thắng nổi tiếng mang tầm quốc tế. Ngoài ra, chúng ta còn có nền văn hóa lâu đời, dày dặn, đa trầm tích về vật thể và phi vật thể, con người Việt Nam thân thiện, hiền hòa. Tất cả những thông số này đều mang về cho Việt Nam điểm số cao trong các tiêu chí đánh giá của tổ chức Brand Finace.

Việc xây dựng và gìn giữ thương hiệu doanh nghiệp như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp dù lớn, vừa hay nhỏ. Ông có khuyến nghị gì cho họ về vấn đề này?

Người Việt chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề xây dựng và gìn giữ thương hiệu nói chung và thương hiệu doanh nghiệp nói riêng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn “vô tư” vi phạm các thương hiệu, logo, biểu tượng của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp.

Theo tiêu chí của tổ chức Brand Finace, thương hiệu quốc gia và thương hiệu doanh nghiệp “chở, tải” là cả một văn hóa, giá trị con người Việt Nam, về đất nước, dân tộc, dòng chảy lịch sử mà phần nổi là sản phẩm uy tín, có tính ứng dụng công nghệ cao, đạt chuẩn mực quốc tế.

Một sản phẩm của bất kì doanh nghiệp lớn, nhỏ nào muốn xây dựng thương hiệu và định hình được trên trường quốc tế ngoài yếu tố sản phẩm tốt, chất lượng còn phải “khảm” (thồi hồn) được vào trong đó cốt cách, tinh thần, bản sắc con người Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy, những nước lớn, nước phát triển không chỉ có sản phẩm trong nền công nghiệp, nông nghiệp mang thương hiệu quốc gia mà còn có các sản phẩm về dịch vụ, phim ảnh, âm nhạc, giải trí, bóng đá, thể thao… Đó là sức mạnh mềm, quyền lực mềm, “mang vác” các giá trị của một dân tộc, một quốc gia, làm nên thương hiệu, nét đặc sắc riêng của mỗi quốc gia, dân tộc đó.

Vào năm 1996, Hàn Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của Thương hiệu Quốc gia. Giai đoạn đó, để thúc đẩy và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và quốc gia, họ thành lập một Hội đồng để xúc tiến vấn đề này với sự tham gia của gần 10 Bộ trưởng thuộc các ban ngành cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, quảng bá thương hiệu.

Với cách làm bài bản, dài hơi và có tính kiên trì như vậy, đất nước này đã khơi dậy được tinh thần, sức mạnh của doanh nghiệp và người dân nên họ thành công trong việc đưa hình ảnh, thương hiệu quốc gia của mình ra ngoài thế giới như hiện nay chúng ta đã thấy.

Việt Nam cũng đã xây dựng Chương trình Thương hiệu quốc gia gần hai thập kỷ, với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường. Tôi kỳ vọng, chương trình sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới
Hình ảnh mô phỏng bản đồ Việt Nam được xếp từ các chip do FPT sản xuất. (Nguồn: Vnxpress)

Theo ông, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi xây dựng thương hiệu là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục?

Tính ngắn hạn, thích ăn xổi, thiếu tầm nhìn chiến lược là điểm yếu len lỏi vào tâm lý vận hành của một số doanh nghiệp nước ta. Mặc dù thời điểm này là giai đoạn vàng của Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia nhưng vấn đề này đòi hỏi sự bền bỉ, lâu dài, không thể một sớm một chiều mà có được.

Phần đông doanh nghiệp của chúng ta đều chưa nghĩ quá xa, chưa tính tới câu chuyện dài hơi về hình ảnh, thương hiệu. Điều này cũng là dễ hiểu và phù hợp với tập tính của người Việt. Thêm nữa, nói đến xây dựng thương hiệu là nói đến vấn đề tài chính, phải đầu tư, phải chi tiền để quảng cáo sản phẩm. Một số doanh nghiệp lớn cũng phải rất mất nhiều thời gian để hội nhập quốc tế như Viettel, Vinamilk, Thaco, Vingroup, FPT

Người dân cần đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ trong vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia. Mỗi người dân hãy là một sứ giả truyền cảm hứng về Việt Nam, về một hình ảnh kinh tế-xã hội rất mới của Việt Nam với bạn bè quốc tế khi có điều kiện.

Có như vậy, chúng ta mới viết lên câu chuyện Việt Nam như các nước châu Á – Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) – hiện nay, để kể về kỳ tích mình đã đạt được trong quá khứ.

Tóm lại, câu chuyện xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu quốc tế nó là rất dài hơi, là tốn kém tiền bạc, công sức. Hay nói cách khác, đây là câu chuyện về “vẻ đẹp và lời ca”. Để xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp phải có “vẻ đẹp” thật, sản phẩm tốt thật thì “lời ca” sẽ là điểm xuyết, là điểm nhấn.

Brand Finance cho rằng, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Vậy, doanh nghiệp, người dân cần làm gì để Việt Nam ngày càng thăng hạng hơn về quyền lực mềm và giá trị thương hiệu quốc gia, thưa ông?

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, thời gian một quốc gia cất cánh nói chung và Thương hiệu Quốc gia lan tỏa nói riêng là khoảng 120 năm trong một chu trình phát triển của đất nước. Do đó, người dân và các doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc hơn rằng, đây là “thời điểm vàng” của Việt Nam trong việc nâng tầm vị thế, thương hiệu và hình ảnh của đất nước cũng như sản phẩm.

Chúng ta đã đi một chặng đường gần 40 năm để Đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Hiện nay, thế và lực của Việt Nam về cơ bản là có rất nhiều thành tựu – điều mà Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định.

Một doanh nghiệp năng động, đổi mới, sáng tạo, sản phẩm tốt, có giá trị; ngoài năng lực tự thân, doanh nghiệp cần gắn trách nhiệm với quốc gia, dân tộc khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Những chỉ số đánh giá cao của các tổ chức độc lập như Brand Finace là sự bảo trợ chắc chắn để các tổ chức như tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư hướng tới Việt Nam.

“Tâm và Thế” của đất nước chúng ta đã được định hình, quan trọng hơn cả là thời điểm này, người dân, doanh nghiệp và Chính phủ cần mạnh mẽ hơn nữa, tự tin hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh của chúng ta trên trường quốc tế. Song song với đó, cần tiếp tục nâng đỡ các doanh nghiệp trẻ, có sản phẩm tốt, làm ăn bền vững, chắc chắn nhưng chưa có kinh nghiệm tiến sâu vào thương trường thế giới.

Đoàn kết, nhất trí và dìu dắt nhau “thi” vào trường “Đại học lớn” – cộng đồng kinh tế thế giới – con đường nhanh nhất để quyền lực mềm, thương hiệu quốc gia của Việt Nam ngày càng định vị chắc chắn, tạo dấu ấn sâu sắc với thế giới.

Theo quan điểm của tôi, thương hiệu quốc gia thông qua con đường doanh nghiệp là một đặc điểm nổi bật, đặc trưng nhất. Vì vậy, doanh nghiệp phải thấy rõ đó là trách nhiệm, là vinh dự để củng cố, giữ gìn sản phẩm, hình ảnh của mình khi bước ra thế giới.

Người dân cần đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ trong vấn đề này. Mỗi người dân hãy là một sứ giả truyền cảm hứng về Việt Nam, về một hình ảnh kinh tế-xã hội rất mới của Việt Nam với bạn bè quốc tế khi có điều kiện. Có như vậy, chúng ta mới viết lên câu chuyện Việt Nam như các nước châu Á – Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) – hiện nay, để kể về kỳ tích mình đã đạt được trong quá khứ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thương hiệu – nền tảng để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt

Xuất khẩu là một trong ba trụ cột của nền kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, thương hiệu chính là yếu tố quan trọng để con đường xuất khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn, đồng thời “ghi dấu” hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuần vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố và...

Vinausteel – hành trình 30 năm phát triển bền vững Thương hiệu Quốc gia

Vinausteel - Thép Việt Úc đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển với giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 - một danh hiệu danh giá khẳng định vị thế thương hiệu thép hàng đầu hiện nay. Tự hào là Thương hiệu Quốc gia  Vào tối ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố các sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu...

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV tiếp tục lan tỏa với hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Thuốc nhỏ mắt Eskar của DK Pharma ghi dấu trên bản đồ Thương hiệu Quốc gia

Thuốc nhỏ mắt Eskar của Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) vừa được nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024”. Đây là sự khẳng định cam kết về chất lượng thuốc nhỏ mắt Eskar trong trong danh sách những thương hiệu tiêu biểu được lựa chọn đem lại những giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng nhiều năm qua. Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DK Pharma cho biết: "Eskar với dây chuyền sản...

BIDV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).   BIDV được nhận biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam” được tổ chức vào ngày 4.11.2024 tại TP. Hà Nội. Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh”, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều “neo” ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Giá dầu gần như đi ngang khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh hoàn thành tốt sứ mệnh, khẳng định vị trí, thương hiệu

Ngày 12/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt nghệ nhân, nghệ sĩ và kỷ niệm 55 năm thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Top 9 cách giảm dung lượng file Word dễ thực hiện nhất

Để chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn, bạn nên giảm dung lượng file Word trước khi gửi. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giảm dung lượng file Word!

Khắc phục nhanh lỗi iPhone không lên màn hình nhanh chóng

Nếu iPhone của bạn không lên màn hình, đừng lo, có nhiều cách đơn giản để khắc phục. hãy thử các giải pháp dưới đây để đưa iPhone hoạt động lại nhanh chóng!

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Cùng chuyên mục

Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều “neo” ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Giá dầu gần như đi ngang khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.

Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải “trả giá đắt”; có lĩnh vực không thể tách rời

Khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các chính sách thuế quan mà ông cảnh báo ở thời điểm tranh cử đang khiến thế giới lo ngại. Châu Âu cũng không ngoại lệ.

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Mới nhất

Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin. Một thành viên của Tiểu đoàn Aidar thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), Stanislav Bunyatov với biệt danh Osman, đã mô tả...

Việt Nam bàn chuyện thúc đẩy công nghệ mở cho 5G

Open RAN (mạng truy cập vô tuyến mở) là một trong những xu hướng quan trọng nhất đang diễn ra trong lĩnh vực viễn thông và đang được các nhà mạng đang thúc đẩy phát triển. Các nhà mạng cho hay, mục tiêu ra đời của Open RAN là để tạo điều kiện cho nhiều đối tác được tham gia...

Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 12/11, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Tuy nhiên, lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index rơi nhẹ 0,32% xuống 2.150 điểm. Trên thị trường nông sản, có đến 6 trên 7 mặt hàng chìm...

Bị biến chứng tiểu đường nặng vì sai lầm nhiều người mắc phải

Mắc tiểu đường 22 năm, người phụ nữ 72 tuổi, ở Quảng Ninh uống thuốc theo đơn của bệnh viện tuyến dưới nhưng không đều, không đi khám thường xuyên và tiêm nhầm các loại insulin.Gần đây, bà ốm mệt, run, tê mỏi chân tay, tiểu nhiều, không ăn uống và đi lại được nên đến bệnh viện...

Mới nhất