Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau'

‘Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau’


Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore, trong buổi gặp gỡ với báo giới sáng 25.4

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore, trong buổi gặp gỡ với báo giới sáng 25.4

Là phụ nữ Singapore đầu tiên giữ chức chủ tịch một trường ĐH tại quốc đảo này, giáo sư Lily Kong nổi tiếng với những nghiên cứu về biến đổi đô thị, thay đổi trong văn hóa và xã hội ở châu Á. Trước khi gia nhập SMU, bà từng giữ nhiều chức vụ quản lý cao cấp ở ĐH Quốc gia Singapore như Phó chủ tịch, Phó hiệu trưởng của trường, hay Trưởng khoa nghệ thuật và khoa học xã hội, Giám đốc viện nghiên cứu châu Á…

Nhân dịp SMU chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tối nay (25.4) và là trường ĐH đầu tiên tại Singapore thực hiện điều này, giáo sư Kong đã chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên về cách phát triển các trường ĐH theo hướng bền vững, tầm quan trọng của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo giáo dục cũng như những cơ hội mà SMU và Singapore mang đến cho người học Việt Nam.

Đừng đặt “táo” và “cam” lên bàn cân

PV: Giáo dục ĐH ở châu Á được cho là đang trỗi dậy khi nhiều trường liên tiếp thăng hạng ở các bảng xếp hạng ĐH toàn cầu. Quan điểm của bà về điều này?

Giáo sư Lily Kong: Chúng ta phải rất cẩn trọng với các bảng xếp hạng ĐH. Nhiều bảng xếp hạng sử dụng các tiêu chí không phản ánh được chất lượng thật sự của trường. Ví dụ, các yếu tố như trải nghiệm giáo dục thực tế hay mức độ quan tâm trường dành cho việc đào tạo sinh viên đều không được các bảng xếp hạng đề cập. Do đó, bảng xếp hạng ĐH chỉ có thể cho bạn biết rằng đây là một trường “tốt” theo ấn tượng của một số người.

Theo tôi, quan trọng là phải xem xét các bảng xếp hạng ĐH khác nhau cho những mục đích khác nhau. Chẳng hạn, nếu quan tâm đến việc hợp tác nghiên cứu, hãy tìm những bảng xếp hạng thiên về nghiên cứu. Mặt khác, khi nói đến vấn đề hợp tác, trường cũng nên tự tìm kiếm những đơn vị có triết lý đào tạo, mục tiêu tương đồng, thay vì chỉ dựa vào bảng xếp hạng. Một con số chắc chắn không thể nói hết về cả trường ĐH.

Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore: 'Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau'- Ảnh 2.

Sinh viên quốc tế tại ĐH Quản lý Singapore

Ngoài khía cạnh hợp tác, bà còn lời khuyên nào khác dành cho các trường ĐH tại Việt Nam để thực sự phát triển bền vững?

Theo tôi, điều quan trọng là các trường ĐH đừng cố trở nên giống nhau. Việt Nam là một quốc gia đông dân và có nhiều người trẻ nuôi hoài bão học ĐH. Vì vậy, cần có nhiều loại trường khác nhau nhằm đáp ứng các nguyện vọng khác nhau.

Đầu tiên, một số trường phải là ĐH chuyên ngành, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như kinh tế, khoa học, công nghệ. Thứ hai, hãy để trường ĐH được chọn định hướng. Có những trường ĐH có thế mạnh là thực hiện các nghiên cứu đóng góp vào việc đổi mới công nghệ, khởi nghiệp, chính sách công… Song, nhiều trường ĐH khác lại có thể mang đến những trải nghiệm giáo dục tuyệt vời để đào tạo, phát triển người trẻ.

Thế nên, điều cần làm là hỗ trợ định hướng của trường chứ đừng đặt “táo” và “cam” lên bàn cân. Đừng so sánh trường ĐH chuyên về nghiên cứu với trường ĐH chuyên về giảng dạy và nói rằng trường chuyên giảng dạy không tốt vì khả năng nghiên cứu không bằng trường chuyên nghiên cứu. Chúng ta cần nhận ra rằng các trường ĐH đóng những vai trò khác nhau, và đối với cả quốc gia, sự khác biệt này là cần thiết.

Vai trò lãnh đạo giáo dục của phụ nữ

Việc bản thân trở thành người phụ nữ Singapore đầu tiên lãnh đạo một trường ĐH, theo bà, có tác động quan trọng ra sao đến nền giáo dục ĐH?

Nhiều trường ĐH trên thế giới đang vận hành với cấu trúc kim tự tháp. Ở các chức danh thấp, như giáo sư phụ tá, số lượng nam, nữ gần như tương đương. Khi lên cấp cao hơn, như phó giáo sư hay giáo sư, số lượng nam nhiều hơn nữ. Và có rất ít phụ nữ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo. Thậm chí, nhiều trường ĐH còn nói rằng, “Chúng ta có ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và để phát triển, lãnh đạo phải là nam giới”.

Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore: 'Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau'- Ảnh 3.

Giáo sư Lily Kong chia sẻ về “Hành trình xây dựng Singapore thành đô thị bền vững” tại Trường ĐH VinUni hôm 23.4

Đây là suy nghĩ sai lầm. Nó đồng nghĩa rằng với phụ nữ, nhất là các học giả, cơ hội trở thành chủ tịch một trường ĐH sẽ hoàn toàn biến mất nếu không chọn theo đuổi chuyên ngành STEM vào năm 13 tuổi (bắt đầu THCS tại Singapore). Điều này không thể chấp nhận được, bởi khi tìm kiếm lãnh đạo của trường ĐH, chúng ta không chỉ đánh giá nền tảng học thuật mà còn là kỹ năng quản lý, lãnh đạo, tư duy tích hợp, độ rộng hiểu biết…

Thế nên, việc tôi đứng ở đây có thể nói là nguồn khích lệ cho các chị em, là minh chứng rằng các bạn nữ có thể phát triển và dẫn đầu trong các ngành do nam giới chiếm ưu thế như lĩnh vực giáo dục ĐH. Vị trí chủ tịch đặt trên vai tôi trách nhiệm nặng nề, song tôi hy vọng việc được bổ nhiệm là phụ nữ Singapore đầu tiên đứng đầu một trường ĐH sẽ động viên những phụ nữ khác tự tin bước lên phía trước.

Bà có thể chia sẻ thêm về những hỗ trợ tài chính mà SMU và chính phủ Singapore đang có dành cho sinh viên Việt Nam để họ theo đuổi bằng cấp tại quốc đảo này?

SMU có nhiều suất hỗ trợ tài chính dành cho người học Việt Nam, chia làm 2 loại là học bổng xét theo thành tích học thuật (merit-based, tức ứng viên phải là một người học xuất sắc) hoặc hỗ trợ tài chính dựa trên hoàn cảnh gia đình (need-based, tức ứng viên không cần phải là giỏi nhất, nhưng phải có điểm gì đó khiến trường quyết định hỗ trợ) với giá trị lên đến toàn phần.

Bên cạnh đó, chính phủ Singapore cũng đang vận hành chính sách trợ cấp học phí cho sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam, đến học ở SMU hay các trường ĐH khác. Mức trợ cấp phụ thuộc vào việc bạn có thẻ thường trú (PR) của Singapore hay không, với yêu cầu làm việc 3 năm cho bất cứ công ty, tổ chức nào đăng ký thành lập tại Singapore (áp dụng với cả chi nhánh của công ty, tổ chức này ở nước ngoài).

Nhà khoa học top 1%

Trong quá trình công tác ở các đơn vị, giáo sư Lily Kong từng nhận nhiều huân chương, giải thưởng nội địa và quốc tế uy tín. Bà từng được vinh danh là Nữ doanh nhân quyền lực năm 2020 và lọt vào top 50 phụ nữ châu Á trên 50 tuổi có tầm ảnh hưởng năm 2022 của Forbes. Trong cùng năm, bà cũng được ghi tên vào đại lộ danh vọng dành cho phụ nữ có sức ảnh hưởng tại Singapore.

Giáo sư Lily Kong có mặt trong ban biên tập của nhiều tạp chí quốc tế và thường xuyên được mời làm diễn giả chính tại nhiều hội nghị chuyên ngành. Bà là đồng tác giả 11 tựa sách, đồng biên tập 12 tựa sách, xuất bản gần 120 bài báo khoa học và đóng góp hơn 70 chương sách. Trong một nghiên cứu toàn cầu thực hiện vào năm 2020 bởi ĐH Stanford, bà nằm trong top 1% các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực địa lý.



Source link

Cùng chủ đề

Nữ sinh Việt giành học bổng 8,5 tỷ đồng vào ĐH top đầu Mỹ nhờ tài lặn biển

(Dân trí) - Phí Ngọc Lâm Uyên, học sinh Trường liên cấp Olympia, vừa nhận thư trúng tuyển trường Dartmouth, một trong 8 đại học tư thục ưu tú lâu đời nhất nước Mỹ, với gói học bổng 336.000 USD cho 4 năm học. 3h sáng ngày 14/12, Phí Ngọc Lâm Uyên tỉnh giấc vì tiếng chuông báo thức. Đó là mốc giờ mà trường Dartmouth hẹn sẽ có kết quả đợt tuyển sinh sớm. Uyên mở máy tính lên,...

17 năm đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam

Lễ trao học bổng SCG Sharing The Dream 2024 vừa qua tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã vinh danh 200 học sinh, sinh viên xuất sắc với tổng giá trị học bổng lên đến 3 tỷ đồng. Trong 17 năm qua, chương trình không chỉ hỗ trợ tài chính, mà còn khuyến khích thế hệ trẻ theo đuổi những giá trị bền vững. Chương trình tập trung phát...

Trường Việt thăng hạng trên bảng xếp hạng ĐH phát triển bền vững nhất thế giới

Việt Nam có 10 đại diện vào bảng xếp hạng ĐH phát triển bền vững nhất thế giới, trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội vượt lên ĐH Duy Tân để giữ ngôi vị dẫn đầu. ...

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Sinh viên thiếu kiến thức cơ bản khi ra trường do giáo trình lỗi thời

Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc, những kiến thức mà sinh viên khối ngành kỹ thuật nước này tiếp nhận trên giảng đường ĐH trở nên 'vô dụng' ở nơi làm việc. ...

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát lực lượng nổi dậy lật đổ tổng thống Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát các nhóm quân sự đối lập đã lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

Sinh viên thiếu kiến thức cơ bản khi ra trường do giáo trình lỗi thời

Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc, những kiến thức mà sinh viên khối ngành kỹ thuật nước này tiếp nhận trên giảng đường ĐH trở nên 'vô dụng' ở nơi làm việc. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

Mới nhất

Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga vượt qua “lằn ranh đỏ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn, cáo buộc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong NATO, đã liên tục có những hành động khiêu khích, gây áp lực, và “đẩy Nga vào thế khó”.  Theo ông, những hành động này...

Hoành tráng lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Dân trí) - Sáng 17/12 tại sân bay Gia Lâm (TP Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều nội dung biểu diễn hoành tráng, đẹp mắt của các đơn vị quân đội. Sáng 17/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc...

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên...

Giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN). Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ...

Vì sao xe mô tô, xe gắn máy trên 5 “tuổi” phải kiểm định khí thải định kỳ?

Cục Đăng kiểm VN cho biết, chu kỳ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực. ...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính