Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể “nước chảy về chỗ trũng”

Để “nước chảy về chỗ trũng”

Chỉ khi xây dựng được đội ngũ giáo viên tại chỗ mới giải quyết căn cơ và lâu dài câu chuyện giáo viên cho miền núi…

Đề xuất chính sách thu hút giáo viên vùng khó: Để “nước chảy về chỗ trũng”- Ảnh 1.

Cô Trà Thị Thu – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh điểm trường thôn từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Ảnh: NVCC

UBND Quảng Nam có kế hoạch trình đề án để kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới xem xét nhằm ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với viên chức giáo viên công tác tại các huyện miền núi cao. Dự kiến, Quảng Nam sẽ hỗ trợ từ 50 – 100 triệu đồng và sinh hoạt phí hằng tháng từ 1,2 – 1,8 triệu đồng/người để thu hút giáo viên lên vùng cao dạy học.

Vùng khó… khó đủ thứ

Từ khi xã Trà Mai hoàn thành xây dựng nông thôn mới, không còn được hưởng phụ cấp áp dụng cho các xã đặc biệt khó khăn, gần như năm nào Trường THCS Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam) cũng có trường hợp giáo viên xin chuyển về các trường học vùng khó.

Thầy Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng Trường THCS Trà Mai phân tích: “Với những giáo viên mới trúng tuyển viên chức, khi dạy học tại Trà Mai, sẽ không còn nhận được 30% phụ cấp thu hút, cũng không có khoản 10 tháng trợ cấp ban đầu mà chỉ có 35% phụ cấp đứng lớp như những thầy, cô giáo dạy học ở đồng bằng”.

Như trường hợp cô C.T.N. – giáo viên Ngữ văn có nguyện vọng xin chuyển từ Trường THCS Trà Mai vào dạy học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trà Tập. Mức lương hằng tháng của cô N. khi sang dạy học ở xã Trà Tập tăng lên từ 5 – 6 triệu đồng so với khi đang dạy ở xã Trà Mai.

Ngoài “dòng chảy ngược” từ các trường học ở xã Trà Mai về xã vùng khó khác của Nam Trà My, huyện vùng núi cao này còn có một dòng chảy khác, giáo viên dự thi biên chế ở các huyện sau một thời gian xin chuyển công tác về vùng thuận lợi. Nhiều giáo viên sau 5 năm dạy học ở các trường vùng cao, khi đã hết thời gian hỗ trợ phụ cấp khu vực, đều tìm cách chuyển về đồng bằng.

Các địa phương vùng đồng bằng của Quảng Nam vẫn thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. Vì vậy, chỉ cần trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức, số giáo viên này sẽ được miễn thời gian tập sự. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi đang công tác ở ngành Giáo dục được tính vào tăng lương nên gần như giáo viên đều đảm bảo quyền lợi khi đỗ viên chức ở một địa phương khác, chứ không phải “bắt tay làm lại từ đầu”.

Từ năm 2019 đến nay, có khoảng 530 giáo viên chuyển công tác ra khỏi các huyện miền núi cao của Quảng Nam. Ngoài ra, có gần 100 giáo viên biên chế đang dạy học tại các trường thuộc địa bàn vùng núi cao xin thôi việc.

Ông Nguyễn Văn Nhị – Phó Trưởng phòng GD&ĐT Nam Trà My cho biết, có nhiều giáo viên, dù đã vào biên chế, thâm niên công tác cả chục năm nhưng vẫn bỏ nghề. “Phần lớn giáo viên công tác tại vùng núi cao không phải là người địa phương nên thường một cảnh hai, ba quê.

Thầy cô không thể dạy hoặc làm thêm nghề phụ để có thu nhập. Vì vậy, dù hệ số đứng lớp cao nhưng khi hết thời gian 5 năm hưởng phụ cấp thu hút, nhà giáo dạy học ở vùng núi phải khéo thu vén lắm mới đủ trang trải cuộc sống. Trong khi cơ hội việc làm ở khu vực đồng bằng của họ không thiếu, thu nhập lại cao, điều kiện sống cũng tốt hơn”, ông Nhị phân tích.

Đề xuất chính sách thu hút giáo viên vùng khó: Để “nước chảy về chỗ trũng”- Ảnh 2.

Lớp học phụ đạo miễn phí vào ban đêm của thầy Nguyễn Văn Nhân – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn (Nam Trà My, Quảng Nam) tại điểm trường thôn. Ảnh: NVCC

Tìm cách “giữ chân” giáo viên

Theo dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với viên chức giáo viên công tác tại các huyện miền núi cao giai đoạn 2025 – 2026 của Quảng Nam, sẽ hỗ trợ lần đầu cho giáo viên đến dạy học ở các xã khu vực III hoặc thôn đặc biệt khó khăn là 100 triệu đồng/người. Đối với các xã khu vực II là 75 triệu đồng/người. Các xã khu vực I là 50 triệu đồng/người. Các huyện miền núi cao thực hiện chính sách theo dự thảo nghị quyết gồm có Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang và Phước Sơn.

Ngoài hỗ trợ một lần, dự kiến các giáo viên theo diện thu hút trong giai đoạn năm 2025 – 2026 được hỗ trợ sinh hoạt với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức công tác tại các xã khu vực III hoặc thôn đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức công tác tại các xã khu vực II và 1,2 triệu đồng với các xã khu vực I.

Thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Trà Nam cho biết, những đề xuất trong dự thảo nghị quyết cho thấy sự ưu tiên đối với giáo viên công tác tại địa bàn vùng khó.

Tuy nhiên, theo thầy Chín, đây chưa phải là điểm mấu chốt trong giải quyết bài toán thiếu giáo viên ở các trường học nơi đây. “Ngoài ưu đãi lương bổng và phúc lợi như tăng lương, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, nhà ở, và phụ cấp vùng sâu, xa cho giáo viên, về lâu dài, cần có chính sách tuyển dụng phù hợp. Trong đó, ưu tiên đào tạo và tuyển dụng con em người địa phương làm giáo viên, vì họ hiểu rõ văn hóa, phong tục và gắn bó với quê hương.

Cần tạo nguồn giáo viên tại chỗ bằng cách tạo điều kiện cho học sinh miền núi học ngành sư phạm thông qua chính sách đặt hàng, đào tạo có địa chỉ với những hỗ trợ kèm theo như miễn học phí, cấp học bổng.

Sau khi tốt nghiệp, họ quay về phục vụ địa phương”, thầy Chín đề xuất và cho hay: Hiện, một số địa phương vùng núi cao của Quảng Nam, trong đó có Nam Trà My còn lượng lớn sinh viên tốt nghiệp các ngành học khác chưa có việc làm. Đây là những học sinh người đồng bào ngay tại địa phương.

Các em được học nội trú từ nhỏ và đào tạo căn bản. Nếu gửi đi đào tạo thêm về chuyên ngành sư phạm tiểu học và mầm non thì cơ hội trúng tuyển viên chức của họ rất cao và cũng là giải pháp căn cơ nhất để góp phần giữ ổn định đội ngũ giáo viên cho địa phương.

Theo bà Trần Thị Bích Thu – Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND Quảng Nam, bên cạnh tiếp tục tổ chức tuyển dụng bổ sung nguồn giáo viên, các ngành chức năng cần khảo sát số lượng, ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu và dự báo thiếu hụt giáo viên.

Từ đó lựa chọn những học sinh có học lực khá, giỏi tại các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện các chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định số 116/2020 của Chính phủ. Chỉ khi xây dựng được đội ngũ giáo viên tại chỗ mới giải quyết căn cơ và lâu dài câu chuyện giáo viên cho miền núi.





Nguồn: https://danviet.vn/de-xuat-chinh-sach-thu-hut-giao-vien-vung-kho-de-nuoc-chay-ve-cho-trung-20241127070609676.htm

Cùng chủ đề

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

Giáo viên được phép dạy thêm trong trường hợp nào?

Theo quy định về dạy thêm và học thêm đang được thực hiện theo Thông tư 17/2012 do Bộ GD&ĐT ban hành, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Những trường hợp giáo viên được phép dạy thêmĐể...

Giải pháp nâng chuẩn cho hơn 8.500 giáo viên của TP.HCM

Theo quy định, đến năm 2030, TP.HCM phải hoàn tất lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên các bậc học. Sở GD-ĐT thống kê, TP hiện còn hơn 8.500 giáo viên chưa đạt chuẩn quy định. ...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Kiên Giang: Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho giáo viên, học sinh tại thành phố Phú Quốc

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12), ngày 15/12, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Phú...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt Nam. ...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau buổi lễ, các tình nguyện viên sẽ cùng giảng dạy với các giáo viên tiếng Anh Việt Nam tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

(ĐCSVN) - Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Mới nhất

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. ...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Mới nhất