Trang chủNewsNhân quyềnĐể những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Năm 2024, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã đi được nửa chặng đường, tiếp đà cho những bước nhảy có tính đột phá trong những tháng cuối năm. Trong đó, những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Cả nước đang đặt niềm tin vào các quyết sách và quyết tâm của cả hệ thống chính trị sớm đưa chính sách vào cuộc sống, giúp giải quyết các điểm nghẽn và tạo động lực với phát triển kinh tế – xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.

Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống
Các đại biểu Quốc hội họp tại hội trường ngày 24/6 thảo luận về cải cách tiền lương. (Nguồn: TTXVN)

1. Một trong những quyết sách được mong đợi là chính sách cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, tác động đến toàn bộ người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và doanh nghiệp.

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở chính thức tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6%); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Tuy nhiên, bài học từ những lần điều chỉnh lương cho thấy, tăng lương luôn đồng hành cùng tăng giá. Các chuyên gia nhận định, Chính phủ cần kiểm soát tốt giá cả thị trường, kiểm soát bằng được các mặt hàng thiết yếu như: điện, nước, xăng dầu, lương thực thực phẩm, chống độc quyền, chống nâng giá không hợp lý thì mới có thể cải thiện chất lượng sống cho mọi người dân. Để chính sách này thật sự mang lại tác động tích cực cho người lao động, rất cần các giải pháp kiểm soát tăng giá bất thường và chống lạm phát.

Có thế thấy trong 20 năm qua, chúng ta đã có 14 lần điều chỉnh mức lương cơ sở. Năm 2008, khi tăng lương cơ sở 20%, lạm phát tăng từ 6,3 lên 23%; năm 2011, khi tăng lương cơ sở lên 13,7%, lạm phát tăng từ 9,2 lên 18,6%. Từ thực tế này, nhiều đại biểu quốc hội cũng đã kiến nghị cơ quan chức năng cần quan tâm chính sách tiền tệ, cũng như giãn khoảng cách tăng giá các dịch vụ khác.

Nếu tiền lương tăng theo cách để chống lạm phát hoặc chỉ đặt mục tiêu để bảo đảm đời sống thì không khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức. Đây là vấn đề hết sức thời sự khi nhìn vào các con số của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân đã tăng 4% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,51% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 9,45%; chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,58% do trong năm học 2023-2024 một số địa phương đã tăng mức học phí; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,07%…

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận trách nhiệm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia chậm
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình vấn đề đại biểu quan tâm về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 7/6/2023. (Nguồn: Quochoi.vn)

2. Khơi thông Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Từng là một chủ trương, chính sách nhân văn, được kì vọng làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, nhưng thực tế, quá trình triển khai đã gặp nhiều điểm nghẽn, vướng mắc, chậm tiến độ.

Điều này đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thẳng thắn nhận khuyết điểm trong phiên chất vấn Quốc hội về lĩnh vực dân tộc một năm trước (ngày 7/6/2023), khi các Chương trình mục tiêu quốc gia bị liệt vào danh sách chậm tiến độ, chưa có lối thoát do tích hợp nhiều chương trình, dẫn đến chồng chéo, xung đột, manh mún, dàn trải.

Việc Quốc hội đồng ý điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương đầu tư để góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, không làm phát sinh vốn, không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương, tạo cơ sở phá thế bế tắc của Chương trình. Mục tiêu cuối cùng của quyết sách không gì khác là đẩy nhanh tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện chương trình để người dân sớm được thụ hưởng chính sách ý nghĩa, nhân văn của Đảng và Nhà nước…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142,805 tỷ đồng.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng… (Nguồn: Quochoi.vn)

3. Tạo thuận lợi cho Luật sớm đi vào cuộc sống là một sáng được ghi nhận tại kỳ họp lần này. Với việc thông qua 11 luật liên quan tới lợi ích sát sườn của các cá nhân trong xã hội, tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế, được Nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi như: Luật Bảo hiểm xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Các tổ chức tín dụng…, cùng với đó đã được xây dựng sẵn dự thảo các Nghị định, Quyết định, Thông tư để đẩy nhanh việc đưa Luật vào cuộc sống. Dự án sửa đổi về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng được đẩy sớm thời gian có hiệu lực ngay từ ngày 1/8/2024 thay vì 1/1/2025.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội xem xét về việc Chính phủ trình đẩy sớm thời hiệu của dự án luật. Trong 11 Luật được Quốc hội bấm nút thông qua, hầu hết đều thể hiện được việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương.

Kết thúc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã tiếp tục nhấn mạnh đến yêu cầu “pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”.

Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được Kỳ họp thứ 7 thông qua, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn và toàn thể Nhân dân; đáp ứng với sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.

Theo đó, sẽ giúp giải quyết các điểm nghẽn và đáp ứng được thực tế phát sinh trong các lĩnh vực, đặc biệt tạo ra động lực lớn với phát triển kinh tế – xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.

Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, yếu tố con người cũng luôn là hạt nhân. Với tinh thần đổi mới, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đang được lan toả; cùng với đó là quyết tâm chính trị của Đảng trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới sẽ tạo nên những động lực và khí thế cho công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn phát triển mới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/de-nhung-quyet-sach-som-di-vao-cuoc-song-281635.html

Cùng chủ đề

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ...

9X bỏ phố thị về Sa Pa, biến đồ cũ thành những bức vẽ chân dung độc đáo

(Dân trí) - Bị thu hút bởi ánh mắt, nụ cười của những cụ già vùng cao, Thùy Giang thu gom những món đồ cũ, rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) sinh ra và lớn lên ở Sa Pa (Lào Cai), mang trong mình lý tưởng lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người ở quê hương. Sau khi tốt nghiệp ngành Mỹ thuật tại trường Cao đẳng Sư...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 1.400 tỷ đồng

Thành phố Hà Nội đã tiến hành chi trả kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên 1.400 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024. Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn TP hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các cơ sở trợ giúp xã hội của TP Hà Nội thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.080 đối tượng bảo trợ xã...

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại...

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong...

Đà tăng có còn tiếp diễn hay không?

Dự báo giá tiêu ngày 9/11: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 9/11. Theo dự báo, giá tiêu ngày 9/11 có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Mới nhất