Trang chủChính trịChủ quyềnĐể những mạch nguồn chảy mãi

Để những mạch nguồn chảy mãi


Nghịch lý trên sông

Nước ta hiện có 108 lưu vực sông với tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3. Thế nhưng, hệ lụy của phát triển “nâu” đang khiến chất lượng nước mặt của các sông, ngòi, kênh, rạch, đặc biệt là ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp suy thoái tới mức “báo động đỏ”, tác động nguy hiểm đối với đời sống con người cũng như sinh vật thủy sinh.

d1-1-1536x960.jpg

Bằng chứng là, hiện nay, chất lượng nước mặt của các sông, ngòi, kênh, rạch, đặc biệt là ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp bị suy thoái tới mức gần như biến chất, phù sa màu mỡ đang dần phải nhường chỗ cho muôn nẻo nguồn thải. Nhu cầu phát triển thủy điện cũng đang tạo sức ép nặng nề lên các dòng sông. Hầu như mỗi dòng sông đều mang trên mình ít nhất một con đập. Người ta xây đập sản xuất điện bất chấp mọi quy luật vận hành của tự nhiên, các hệ sinh thái, thậm chí cả quy luật kinh tế. Chỉ hơn 20 năm qua, gần 1.000 công trình thủy điện lớn nhỏ được xây dựng, cùng với những lợi ích do các công trình trên đem lại, những tác động của nó đến con người, môi trường, sinh thái cũng vô cùng lớn, không dễ khắc phục.

Nghịch lý nguồn nước ở Việt Nam là “quá nhiều, quá ít và quá bẩn”. Trong đó, tuy Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng tài nguyên nước Việt Nam phụ thuộc vào các con sông quốc tế với hơn 60% tổng dòng chảy nước mặt trung bình hàng năm chảy vào từ các quốc gia thượng nguồn nên Việt Nam có ít sự chủ động trong quản lý đối với những con sông này. Cùng với đó là biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa nhiều và tập trung vào những tháng mùa mưa dẫn đến lũ lụt trong khi hạn hán, thiếu nước trở nên thường xuyên, ngày càng trầm trọng vào những tháng mùa khô khiến cho việc quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù Việt Nam đã có nhiều quyết sách lớn để bảo vệ các dòng sông, song việc phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông vẫn còn thiếu sự thống nhất, dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.

Điển hình là, mặc dù các tổ chức lưu vực sông hoạt động nhiều năm nhưng chưa thể hiện được vai trò trong việc tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước trong lưu vực sông, nhất là các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng… Trên cùng 1 dòng sông, hiện đang có tới 4 bộ, ngành giữ vai trò quản lý. Dù hệ thống văn bản chính sách đã quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành trong việc quản lý, tuy nhiên, vấn đề là Việt Nam đang thiếu một tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm thực sự để điều tiết các vấn đề trên lưu vực sông.

Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống của Trái đất”

Để củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý của công tác bảo vệ môi trường nói chung và lưu vực sông nói riêng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định nhiều nội dung mới về công tác bảo vệ môi trường nước lưu vực sông, đặc biệt là việc đánh giá sức chịu tải của sông, hạn ngạch xả nước thải vào lưu vực sông, công bố các đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải… để nỗ lực bảo vệ và hồi sinh các dòng sông, vì tương lai xanh của đất nước.

Cuối năm 2022, Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia được Chính phủ phê duyệt lần đầu tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm, giúp hồi sinh các dòng sông chết. Một mục tiêu quan trọng của Quy hoạch là phấn đấu đến năm 2030 thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng nước thải tại đô thị loại II trở lên và 10% từ đô thị từ loại V trở lên. Qua đó giúp nhiều dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được phục hồi.

0249_image007.jpg

Cùng với việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, trong tháng 2 và tháng 3/2023, Chính phủ cũng ban hành Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Hồng – Thái Bình và Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay, Bộ TN&MT cũng đang tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đối với các sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2023 và dự kiến đến hết năm 2025 sẽ hoàn thành toàn bộ quy hoạch tổng hợp trên 13 lưu vực sông liên tỉnh, sông lớn. Việc hoàn thiện các Quy hoạch đều nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đang được Bộ TN&MT hoàn thiện với các điều, khoản xuyên suốt đưa vào khuôn khổ trong Luật quy định cụ thể các nội dung về xác định các vùng, tiểu lưu vực, nguồn nước phải lập kế hoạch chi tiết sử dụng nước trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh… nhằm tăng cường đảm bảo an ninh nguồn nước trên lưu vực sông. Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung chính sách xã hội hóa ngành nước nhằm giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước đối với các hoạt động phục hồi các dòng sông, hồ, ao bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; xây dựng công trình, biện pháp cải tạo, bảo vệ, tạo cảnh quan ven sông, hồ; công trình, biện pháp bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;…

Mới đây nhất, tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã đưa ra giải pháp quan trọng để xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, ngập úng và thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng Đông Nam Bộ. Người đứng đầu ngành TN&MT nhấn mạnh tới việc kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu vực sông thông qua các hoạt động quan trắc môi trường, điều tra, thống kê nguồn thải; xác định các điểm nóng về môi trường để tiến hành phân vùng môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường; triển khai nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao công nghệ một số mô hình xử lý nước thải sinh hoạt chi phí thấp cho cụm dân cư đô thị thuộc các lưu vực sông.

Việt Nam có 13 sông là dòng chính các lưu vực sông lớn cần được xem xét, phân tính, đánh giá và xây dựng các giải pháp trong các bản quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Đến nay, đã có 5/13 lưu vực sông lớn, sông liên tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch gồm: lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, lưu vực sông Sê San, lưu vực sông Sêrêpôk, lưu vực sông Hồng – Thái Bình và lưu vực sông Cửu Long.

Song song với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu vực sông, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp nghiên cứu, thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình giúp duy trì và tăng cường “không gian cho sông” và gìn giữ, phát triển “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa; khuyến khích gìn giữ, phát triển các không gian trữ nước mưa trong quá trình phát triển đô thị và phải đảm bảo nguyên tắc không mang rủi ro từ nơi này sang nơi khác; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô. Các địa phương trong vùng khẩn trương lập danh mục các hồ, ao, nguồn nước cần bảo vệ; lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; nghiêm cấm lấp sông và hạn chế tối đa việc lấn sông, làm giảm không gian thoát lũ.

Hy vọng với những quyết sách quan trọng để bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sắp được ban hành cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các giải pháp với quyết tâm cao được Bộ TN&MT đưa ra, “mạch sống của Trái đất” sẽ tiếp tục được bảo vệ, những mạch nguồn sẽ tiếp tục được hồi sinh và chảy mãi.



Nguồn

Cùng chủ đề

HLV Kim Sang Sik: “Tuyển Việt Nam sợ Thái Lan chỉ còn là quá khứ”

HLV Kim Sang Sik tự tin tuyển Việt Nam có thể đánh bại Thái Lan trong 2 trận chung kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) để nâng cao chiếc cúp vô địch. “Chúc mừng năm mới, cảm ơn các bạn đã tới đây ủng hộ cho tuyển Việt Nam. Thái Lan là ngọn núi lớn, nhưng không có ngọn núi nào mà chúng ta không thể vượt qua. Hi vọng tôi giúp tuyển Việt Nam lên đỉnh núi trong 2...

Đời con cái về sau có tiền tài dư dả hay không phụ thuộc RẤT LỚN vào nhân vật này

Tuy nhiên, thật đáng tiếc, trong nhiều gia đình hiện đại, vai trò của người này đang bị "thất thế". ...

Quà Tết thảo thơm, vượt sóng lớn đến với chiến sĩ nơi biển đảo xa

Không khí xuân đang lan tỏa khắp tàu Trường Sa 02 và Trường Sa 21. Nhiều phần quà Tết Ất Tỵ gửi trao chân tình của đất liền đã được chuyển lên tàu để khởi hành ngay ngày đầu tiên của năm mới 2025. ...

Chặng đường thăng tiến đáng nể của ông Gabor Fluit

Từ hôm nay, ông Gabor Fluit chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của Tập đoàn Hoàng gia De Heus - một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới. Với vai trò này, ông Gabor sẽ chịu trách nhiệm toàn cầu về...

HLV Kim Sang Sik: “Không có ngọn núi nào là không thể vượt qua”

(Dân trí) - Phát biểu trong buổi họp báo trước trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024, HLV Kim Sang Sik ví tuyển Thái Lan như một ngọn núi, nhưng ông cũng khẳng định "không có ngọn núi nào là không thể vượt qua". Trong buổi họp báo trước trận đấu, HLV Kim Sang Sik đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc đối đầu sắp tới với đội tuyển Thái Lan. Ông mở đầu bằng lời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nomura

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1709/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (giai đoạn 2), thành phố Hải Phòng. Theo đó, Phó Thủ tướng chấp...

Huy động mọi nguồn lực tài chính cho phát triển đất nước, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng

Chiều 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Cơ bản đồng tình với các nhiệm vụ, giải pháp của ngành tài chính đã đề ra, Thủ tướng...

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. ...

Ngành TN&MT Bến Tre tổng kết công tác năm 2024

(TN&MT) - Ngày 31/12, Sở TN&MT Bến Tre đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý Nhà nước của ngành TN&MT tỉnh năm 2024 và triển khai kế hoạch thực hiện năm 2025. Ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đến dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà tín đồ Công giáo Huế

(NLĐO) – Chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” nhằm đồng hành, chia sẻ với các gia đình Công giáo ở TP Huế. ...

Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất phải thống nhất, chính xác, sát tình hình thực tiễn

Vì lợi ích quốc gia, ưu tiên công trình, dự án trọng điểmGhi nhận các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc xây dựng phương phân bổ và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đai thời gian qua...

Lữ đoàn 147: Thông tin về tình hình biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực tại Tuyên Quang

Quang cảnh hội nghị tại Thành ủy thành phố Tuyên Quang Thượng tá Nguyễn Văn Đằng, Phó Chính ủy Lữ đoàn 147 đã thông tin tới 250 đại biểu là cán bộ, đảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên khối cơ quan của Thành ủy thành phố Tuyên Quang về tình hình Biển Đông thời gian gần đây...

Kỷ niệm một năm ngày thành lập Câu lạc bộ Trường Sa tại Hungary

Các thành viên Câu lạc bộ cùng nhau ôn lại những phút giây tràn đầy hạnh phúc và tự hào về biển đảo quê hương, đất nước, những kỷ niệm, cảm xúc thiêng liêng, sâu lắng về Trường Sa.

Hiệu quả trong công tác giao đất giao rừng

Hiện nay, huyện Mường Ảng có diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã đo đạc ngoài thực địa là hơn 5.100 ha/ 3.332,64 ha. Đất lâm nghiệm chưa có rừng trên địa bàn các xã, thị trấn đã thực hiện đo đạc là 7.518ha/10.024ha, đạt...

Cùng chuyên mục

Góp sức vì vùng biển hòa bình, hữu nghị

Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước khu vực biển Đông sẽ cùng xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

(ĐCSVN) - Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền biển, đảo được 48 buổi cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân và báo cáo viên các cấp. ...

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

(ĐCSVN) - Trong chương trình thăm, giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang đã tổ chức nói chuyện chuyên đề về phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của phụ nữ Việt Nam; khích lệ, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực học tập, công tác, phấn đấu, rèn...

Đổi thay ở Sin Suối Hồ

Từng là điểm nóng về thuốc phiện, nhưng nay bản Sin Suối Hồ đã trở thành điểm đến du lịch, người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ thôn bản, biên giới ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao “Nhà đồng đội” tại Cà Mau

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại ấp 1, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hoàng Quốc Hoàn, Phó Chính uỷ Vùng chủ trì lễ bàn...

Mới nhất

Đề xuất không xử lý kỷ luật đảng viên, công chức sinh con thứ 3

Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế, ông Lê Thanh Dũng vừa thông tin về một đề xuất quan trọng liên quan đến chính sách dân số, đặc biệt là về việc không xử lý kỷ luật đối với các công chức, đảng viên sinh con thứ 3. Đề xuất không xử lý kỷ luật đảng viên, công chức...

Hà Nội: Nắng vàng rực rỡ trong buổi sáng đầu năm 2025

(Dân trí) - Bình minh tràn nắng chiếu rọi xuống Thủ đô mở đầu ngày mới đầu tiên của năm 2025. Dưới sắc cờ hoa, giá lạnh bị xua tan, phố phường yên ả trong buổi sáng đẹp trời. Các khẩu hiệu chào mừng năm mới hiện xuất hiện nhiều tại các phố trung tâm Thủ đô Hà Nội, dòng...

Những chính sách, quy định giáo dục có hiệu lực từ 1/1/2025

Năm 2025 là năm đặc biệt với ngành Giáo dục với nhiều điểm mới sẽ thay đổi. Dưới đây là chính sách, quy định giáo dục có hiệu lực từ 1/1/2025. ...

TP HCM tuyên dương 14 công dân trẻ tiêu biểu năm 2024

(NLĐO) - Đây là những công dân trẻ tiêu biểu nhất trong tổng số hơn 2,9 triệu thanh niên và hơn 1,4 triệu thiếu nhi TP HCM ...

Thuế du lịch mới có hiệu lực trên khắp nước Nga, đến xứ bạch dương, du khách cần lưu ý điều này

Từ ngày 1/1, một loại thuế du lịch mới đã có hiệu lực trên khắp nước Nga, thay thế cho phí nghỉ dưỡng trước đây.

Mới nhất