Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường.
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường.
Theo các bác sỹ, bệnh cúm mùa ở trẻ dễ nhầm lần với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ. Chẳng hạn, gần đây, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị một số trường hợp trẻ nhỏ có triệu chứng đau đầu, ho sốt tương tự như cảm cúm tuy nhiên sau khi thực hiện các xét nghiệm kết quả trẻ bị mắc viêm cơ tim.
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường. |
Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh lý thông thường khác như mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, ho… Do triệu chứng khởi phát bệnh khá giống sốt, cảm cúm thông thường nên nhiều phụ huynh chủ quan, đến khi trẻ nhập viện thì đã trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
TS.Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong một số trường hợp nhập viện có bé P. (8 tuổi, Nghệ An) có các triệu chứng khởi phát của bệnh là khó thở, tức ngực.
Người nhà bệnh nhi cho biết bé vốn khỏe mạnh, hiếu động, không có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch trước đó. Sau cơn tức ngực khiến bé khó thở, gia đình vô cùng lo lắng vội đưa bé vào bệnh viện tỉnh và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Rất may bé chỉ mắc viêm cơ tim thể nhẹ và được cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên, một số trường hợp viêm cơ tim nguy kịch ở trẻ, gia đình nhầm tưởng là bệnh lý thông thường nên đến khi được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám, trẻ đã rơi vào tình trạng mệt mỏi, môi tái, bác sỹ chỉ định lắp monitor theo dõi và siêu âm tim thì nhận thấy chức năng tim bất thường. Bệnh nhi phải điều trị ECMO, kết hợp các thuốc chống loạn nhịp, thuốc vận mạch, thuốc trợ tim…
Các triệu chứng viêm cơ tim ở trẻ em đa dạng, không đặc hiệu nên rất dễ xảy ra tình trạng chẩn đoán nhầm.
Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Trẻ nhỏ rất dễ mắc căn bệnh này do ảnh hưởng thời tiết. Khi mắc cảm cúm, người bệnh có một số triệu chứng cơ bản như nhức đầu, ho sốt, ngạt mũi, rát họng…
Trẻ em khi có dấu hiệu ho khan, rát họng thường quấy khóc, bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi… Với những triệu chứng thông thường, cơ thể sẽ mệt mỏi khoảng 3 – 4 ngày và tự hết trong vòng 7 – 10 ngày. Cũng bởi thế, nhiều phụ huynh thường chủ quan cho rằng đây là bệnh không nguy hiểm, trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Thực tế, cảm cúm ở trẻ em có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm hơn ở người lớn. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ từ dưới 12 tuần tuổi khi xuất hiện những biểu hiện bất thường sau thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời: Thân nhiệt vượt quá 38 độ C, sốt kéo dài không giảm, sốt liên tục; trẻ thở khò khè, khó thở, đau tai.
Trường hợp bệnh cảm cúm kéo dài mãi không khỏi, triệu chứng cúm dần nghiêm trọng, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định.
Nói về cúm mùa ở trẻ, PGS-TS.Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hiện là giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết, virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí qua đường hô hấp nên rất dễ lây nhiễm cho nhau. Đặc biệt là trong những không gian như công sở, trường học hay gia đình…
Ai cũng có thể bị cúm A nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, những người có các bệnh mãn tính, người có sức đề kháng yếu, người làm việc ở môi trường đông người, phụ nữ có thai… có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Theo PGS.Hoài An, cúm A thường không tiến triển nặng nhưng vẫn có những trường hợp bệnh có các biến chứng nguy hiểm nên không thể chủ quan. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim hay đái tháo đường…
Cũng theo PGS. Hoài An, cúm A có thể gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu… và một số triệu chứng cao như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái.
Cúm A thường được điều trị ở nhà theo chỉ định của bác sỹ nhưng những trường hợp tiến triển nặng, người bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Có nhiều biện pháp phòng ngừa cúm A cho người lớn và trẻ em nhưng quan trọng và được đánh giá cao nhất là tiêm vắc-xin cúm đầy đủ, đúng lịch sẽ giảm nguy cơ mắc cúm và hạn chế các biến chứng nguy hiểm nếu có mắc phải.
Bên cạnh đó, cần giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh cũng như có chế độ dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh các tác nhân gây hại cho trẻ để giảm nguy cơ bị bệnh.
Ngoài ra, PGS.Hoài An cho biết thêm khi trẻ bị cúm A phụ huynh cần điều trị sớm cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ, chăm sóc trẻ thật tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Không chủ quan trong việc điều trị cúm A cho trẻ vì có thể để lại những hậu quả nguy hiểm.
Bác sỹ Nguyễn Thị An, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, bệnh cúm mùa thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim, thậm chí có thể gây tử vong.
Theo chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin cúm nên có nguy cơ nhiễm cúm rất cao.
Đối với những em bé sinh non (dưới 32 tuần tuổi) kèm theo những nguy cơ về sức khỏe có khả năng mắc cúm cao hơn và diễn biến nặng nề hơn.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm mùa.
Với những trẻ mắc bệnh lý nền như suyễn, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan, thận… thì nguy cơ mắc cúm và biến chứng đặc biệt cao, do đó trẻ em luôn là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Theo các bác sỹ, cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và nó lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ lâu thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác đinh vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…).
Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa Đông Xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa Đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).
Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).
Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.
Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian nhưng vì chúng ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, chúng ta nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa Đông năm nay tới hết mùa Xuân năm sau.
Nguồn: https://baodautu.vn/de-nham-lan-cum-mua-voi-benh-ly-viem-co-tim-o-tre-d228651.html