Trang chủNewsThời sựĐể lễ giao nhận quân thực sự là Ngày hội tòng quân...

Để lễ giao nhận quân thực sự là Ngày hội tòng quân trong cả nước


Từ ngày 25/2 đến hết ngày 27/2/2024, lễ giao nhận quân sẽ diễn ra đồng loạt trên toàn quốc. Để chuẩn bị cho tốt công tác tuyển quân, đến thời điểm này các địa phương giao quân và đơn vị nhận quân đã thường xuyên trao đổi phối hợp, hiệp đồng và tổ chức thực hiện chặt chẽ các khâu, các bước trong quy trình tuyển quân đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng và an toàn tuyệt đối.

Cơ quan quân sự địa phương, nhất là cấp huyện phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, cơ quan chủ trì phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; tăng cường các biện pháp, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng công dân trong diện sẵn sàng nhập ngũ năm 2024.

Nhân dịp này, phóng viên VOV phỏng vấn Đại tá Hoàng Quang Vinh, Phó Trưởng phòng Quân số – Chính sách, Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu.

 

PV: Bắt đầu từ ngày 25/2, các địa phương trên cả nước sẽ tiến hành lễ giao quân. So với mọi năm thì năm nay, lễ giao nhận quân ở các địa phương có gì khác không, thưa ông?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Lễ giao nhận quân là một trong những nghi lễ được tổ chức trang trọng theo quy định của Bộ Quốc phòng, triển khai thực hiện ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp huyện).

Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 giai đoạn 2019 – 2021, lễ giao nhận quân được tiến hành gọn nhẹ, nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Hiện nay, đất nước đã trở lại bình thường nên lễ giao nhận quân năm 2024 thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 2185 của Tổng Tham mưu trưởng.

Thành phần dự lễ, có sự tham dự của đại biểu chính quyền, đoàn thể địa phương giao quân; chỉ huy và cơ quan quân sự địa phương giao quân và đơn vị nhận quân; công dân nhập ngũ và đại biểu gia đình có công dân nhập ngũ. Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị cũng thường xuyên quan tâm tới dự, chỉ đạo, kiểm tra và động viên thanh niên lên đường nhập ngũ ở các địa phương trong cả nước.

Trong những năm qua, việc tổ chức lễ giao nhận quân trang nghiêm, chu đáo đã thành nền nếp ở tất cả các địa phương trong cả nước, tạo khí thế phấn khởi, háo hức lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc đối với mỗi công dân, thực sự trở thành ngày hội tòng quân, tạo ấn tượng tốt và có tính tuyên truyền, giáo dục cao.

PV: Đến thời điểm này, các địa phương trong cả nước đã hoàn tất công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, chuẩn bị cho lễ giao quân năm 2024. Vậy công dân nhập ngũ cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào, thưa ông?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Hiện nay, các quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024 chưa có gì thay đổi so với năm 2023. Về tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 quy định: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được gọi nhập ngũ khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sau đây: Lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.

Tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Điều 4 Thông tư số 148 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Theo đó, về tuổi đời: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Về tiêu chuẩn chính trị: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50 năm 2016 của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Về tiêu chuẩn sức khỏe: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 năm 2016 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV/AIDS.

Về tiêu chuẩn văn hóa: Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

PV: Đối với công dân nữ nhập ngũ thì tiêu chuẩn có gì khác so với công dân nam hay không?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Tại khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.

Năm 2024, ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như đối với tuyển chọn và gọi công dân nam nhập ngũ, đối với công dân nữ phải có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội, được đại diện gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận và đáp ứng một số điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể sau.

Về tuổi đời: Tuyển chọn công dân nữ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; nếu đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi đến hết 27 tuổi; chưa lập gia đình, chưa có con.

Về sức khỏe thì phải đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 năm 2016 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng; riêng chiều cao lấy từ 1m60 trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, thực hiện tuyển nữ công dân đã tốt nghiệp đào tạo trung cấp trở lên; ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quân đội. Trường hợp có năng khiếu thực hiện theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng.

PV: Công dân có đủ tiêu chuẩn nhập ngũ như ông vừa nêu, sau khi về đơn vị tiếp nhận chiến sĩ mới thì có tiến hành phúc tra lại các tiêu chuẩn đó không?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Để bảo đảm chất lượng hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ ngay từ cơ sở.

Sau khi tiếp nhận công dân nhập ngũ, các đơn vị nhận quân sẽ tiếp tục tiến hành phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn theo quy định, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương giao quân tiến hành bù đổi trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận quân.

Trường hợp phải chờ kết quả xác minh về chính trị, đạo đức hoặc giám định về sức khỏe thì đơn vị nhận quân thông báo, hiệp đồng với địa phương cấp huyện để chủ động quân số bù đổi. Thời gian bù đổi không quá 15 ngày tính từ ngày giao nhận quân.

PV: Hiện nay, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, thời hạn phục vụ tại ngũ được kéo dài thêm 6 tháng. Nội dung này được quy định như thế nào, thưa ông?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể: “Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng”.

Việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại khoản 2 Điều 21, cụ thể là: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thêm không quá 6 tháng chỉ áp dụng trong một số trường hợp như trên và do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cụ thể.

PV: Trong thời gian tại ngũ, công dân được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Câu hỏi vừa nêu cũng là nội dung được tất cả hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và gia đình có công dân tại ngũ, xuất ngũ quan tâm. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân được quy định tại Điều 50 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, theo đó:

Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

PV: Xin cảm ơn ông.                                                  





Nguồn

Cùng chủ đề

Bưởi Soi Hà giá 2.000 đồng/quả bán la liệt chợ, rẻ hơn cả hàng Trung Quốc

Những quả bưởi Soi Hà đặc sản với vỏ vàng bóng, tép căng mọng đang được bán la liệt chợ với giá chỉ 2.000 đồng/quả, thậm chí nếu mua cả bao giá còn rẻ hơn. Mức giá này của bưởi Soi Hà còn rẻ hơn cả bưởi Trung Quốc bán tại chợ Việt. “Bưởi Soi Hà là giống bưởi nổi tiếng của vùng đất Tuyên Quang, đặc biệt là ở xã Soi Hà, huyện Yên Sơn của tỉnh này. Bưởi...

Bộ trưởng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp Tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Phát biểu trong cuộc thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang làm rõ những băn khoăn về đề xuất nâng hạn tuổi nghỉ hưu với sĩ quan theo dự thảo luật.  Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, việc nâng hạn tuổi phục vụ sẽ cho phép sĩ quan là cấp trung tá trở xuống khi nghỉ hưu, có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa...

Trình Quốc hội sửa quy định cấp bậc quân hàm với chức vụ của sĩ quan quân đội

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung gồm: Chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương của sĩ quan; Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan.  Ngoài ra còn quy định một số nội dung liên quan đến thẩm quyền và quy định rõ hơn một số chế độ, chính sách đối với sĩ quan, như...

Quốc hội thảo luận tăng tuổi nghỉ hưu cấp úy đến cấp tướng trong quân đội

(Dân trí) - Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam. Sáng 28/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, các đại biểu sẽ thảo luận ở hội trường về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc...

Nhiều cách làm sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Thời gian qua, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương triển khai thực hiện Đề án này. Các đơn vị phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao tin cậy chính trị giữa Việt Nam với khu vực tiểu vùng sông Mê Công

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình nhận định, chuyến công tác tới Trung Quốc lần này của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ nâng cao tin cậy chính trị giữa Việt Nam với khu vực tiểu vùng sông Mê Công, cũng như nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 hứa hẹn gay cấn đến phút chót

VOV.VN - Được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên. Thống kê từ các cuộc thăm dò cử tri cho thấy, hai ứng cử viên là bà Kamala Harris và ông Donald Trump vẫn đang bám sát nhau đầy gay cấn.   Chỉ còn vài tiếng nữa là ở Mỹ sẽ bước sang ngày 5/11, một ngày trọng đại đối với...

Đưa sầu riêng, bưởi da xanh miền núi lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại nông sản như sầu riêng, bưởi da xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ chưa bền vững. Nâng cao chất lượng, mẫu mã nông sản, liên kết tiêu thụ, bán hàng qua sàn thương mại điện tử là những giải pháp đang được các ngành, doanh nghiệp thực hiện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho bà con. Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh...

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra từ ngày 15/11

VOV.VN - Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15/11 - 24/11/2024 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).   Diễn ra từ ngày 15/11 - 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn...

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại Hàn Quốc

VOV.VN - Trải qua 9 ngày hành trình liên tục trong điều kiện thời tiết phức tạp với quãng đường 2.400 hải lý, sáng 4/11, tàu CSB 8004 do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 chỉ huy chở đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng thành phố Yeosu, tỉnh Nam Jeolla để bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.   Lễ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Côn Minh, bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc

(Dân trí) - Côn Minh là điểm dừng chân đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn Việt Nam trong chuyến công tác Trung Quốc lần này. Ông sẽ tham dự các hội nghị và làm việc tại Trung Quốc trong 4 ngày. 10h ngày 5/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Trường Thủy ở Côn Minh (Trung Quốc). Trong 4 ngày làm việc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bên cạnh các vấn đề truyền thống như kinh tế, thương mại, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận những vấn đề mới, trong đó nổi bật là đổi mới sáng tạo...   Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV

(ĐCSVN) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV, cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời tiếp tục củng cố, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt...

Ban Bí thư điều động ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giữ chức Phó Bí thư...

Ông Nguyễn Đình Việt, sinh ngày 9/7/1977; kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/5/2007. Trình độ lý luận Chính trị cao cấp; trình độ chuyên môn Thạc sĩ Thương mại, Quản trị kinh doanh. Sáng nay 5/11, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban Bí thư về...

Bao nhiêu người Mỹ đi bỏ phiếu sớm năm 2024?

Người dân Mỹ bỏ phiếu bầu cử sớm.Bốn năm trước, hơn 110 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm trực tiếp hoặc qua thư, chiếm khoảng 70% tổng số người bỏ phiếu. Ở cuộc bỏ phiếu lần này, chưa thể biết chính xác tổng số cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu, phải đến khi tất cả kết quả được kiểm đếm đầy đủ mới có số liệu chính xác.Tuy nhiên, hoạt động bỏ phiếu trước bầu cử dự...

Mới nhất

(Trực tiếp) Ông Trump và bà Harris dốc sức chặng cuối ở Pennsylvania

(Dân trí) - Chiến dịch tranh cử giữa Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump được coi là một trong những cuộc đua sít sao nhất trong lịch sử Mỹ. - Hàng chục triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 5/11. - Các điểm bỏ phiếu sẽ mở cửa từ khoảng 5h30 và...

Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris chạy đua đến phút chót

Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã đến chặng đua cuối cùng, khi hàng trăm triệu cử tri Mỹ xuống đường bỏ lá phiếu quyết định ông Trump hay bà Harris sẽ là tổng thống nước này trong bốn năm tới. Ông Trump và bà Harris bước vào ngày trọng đại nhất trong sự nghiệp chính trị của cả hai...

Donald Trump – người tìm đường quay lại Nhà Trắng

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục khẩu hiệu 'Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại' trên hành trình tìm đường trở lại Nhà Trắng sau 4 năm. Thanhnien.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/ong-trump-va-ba-harris-doc-suc-chang-cuoi-o-pennsylvania-20241104221053225.htm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV

(ĐCSVN) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV, cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời tiếp tục củng cố, thúc đẩy quan hệ...

Mới nhất