Trang chủNewsDu lịchĐể du lịch đứng vững trong cạnh tranh, hội nhập và phát...

Để du lịch đứng vững trong cạnh tranh, hội nhập và phát triển

(Tổ Quốc) – Hội thảo quốc gia “Vai trò của các bên liên quan trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch” vừa được Bộ VHTTDL tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý nhằm đề ra các kiến nghị, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Để du lịch đứng vững trong cạnh tranh, hội nhập và phát triển: Đòi hỏi nguồn nhân lực gia tăng cả về số lượng và chất lượng  - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đòi hỏi nguồn nhân lực gia tăng cả về số lượng và chất lượng

Theo TS. Ngô Xuân Hào, Trường Đại học Văn Hiến, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia. Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 đến nay, Du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực.

Hiện nay, du lịch Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu du lịch đang hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên nền tảng giá trị văn hóa truyền thống (văn hóa bản địa), giá trị tự nhiên (nguyên sinh), giá trị sáng tạo trên nền tảng công nghệ cao (hiện đại, thích ứng); sự cạnh tranh trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt…Vì vậy, ngành du lịch phải nắm bắt thời cơ, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cùng cách tiếp cận, cách làm phù hợp qui luật phát triển mới.

TS. Ngô Xuân Hào cho rằng, trong xu hướng phát triển mới du lịch Việt Nam đang từng bước chuyển dịch sang phát triển về chất trên nền tảng đầu tư khai thác các giá trị con người, yếu tố có vai trò quyết định trong mọi nhiệm vụ của quá trình phát triển.

Chính vì vậy, hệ thống đào tạo nhân lực du lịch cần có kế hoạch chiến lược đầu tư phát triển toàn diện cơ sở đào tạo (chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; phát triển đội ngũ chất lượng, trình độ cao, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo…); các hình thức và không gian liên kết đào tạo.

Đặc biệt là việc xác định rõ trách nhiệm, nâng cao vai trò của các bên liên quan như các cấp quản lý ngành, quản lý hành chính (chính quyền) từ Trung Ương tới địa phương; đơn vị sử dụng nhân lực du lịch (doanh nghiệp du lịch); các ngành kinh tế; cộng đồng dân cư cùng các tổ chức hiệp hội du lịch… thì mới thực hiện được chiến lược này, tạo được nguồn nhân lực mới đáp ứng nhu cầu của xã hội thời kỳ hội nhập.

Phát triển nguồn nhân lực trong cơ sở lưu trú du lịch nên có trọng tâm cho từng nhóm đối tượng

ThS. Nguyễn Thanh Bình – Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý lưu trú du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, từ tháng 3/2022 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng, nguồn nhân lực phục vụ đòi hỏi gia tăng cả về số lượng và chất lượng để có thể đứng vững trong cạnh tranh, hội nhập và phát triển, đặt ra yêu cầu phát triển nhân lực tay nghề cao trong du lịch để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.

Cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch tại Việt Nam, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đa dạng về loại hình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung cho sản phẩm du lịch, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách với các mức chi tiêu khác nhau, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Giai đoạn tới từ năm 2024 đến năm 2030, việc phát triển nguồn nhân lực trong cơ sở lưu trú du lịch nên có trọng tâm cho từng nhóm đối tượng để đạt mục đích hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú nội địa và quốc tế ở các cấp độ khác nhau.

PGS. TS. Nguyễn Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, du lịch là một trong 2 lĩnh vực đặc thù, có sự khác biệt so với các lĩnh vực khác, nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo như trường đại học, trường cao đẳng, trường nghề vẫn còn một số hạn chế.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút người học, các cơ sở đào tạo du lịch cần có thêm các cơ chế, chính sách thuận lợi, cởi mở hơn; tổ chức thực hiện quy chuẩn chung trong Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 – 2025; đồng thời bám sát chính sách về tổ chức và đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên; liên kết, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch, đặc biệt trong khâu thực hành nghiệp vụ…

Theo ông Đỗ Văn Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc gắn kết doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm. Làm sao để phối hợp hài hòa, nhịp nhàng, linh động giữa nhà trường và doanh nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ kiến thức nền, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, kỹ năng thực hành trong thực tiễn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chương trình đào tạo của mỗi trường linh hoạt theo từng vùng, miền.

Yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ngày càng cao

TS. Trần Thị Tùng Lâm – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng, thời gian qua, công tác phát triển, đào tạo nguồn nhân lực du lịch mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tiễn còn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Theo đó, yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cũng ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ và cơ cấu hợp lý. Các nước có ngành Du lịch phát triển đều quan tâm vấn đề này và đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

Trước thực tế này, các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch nhất là các trường đại học đào tạo du lịch có vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp du lịch), phát triển bền vững và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Du lịch Việt Nam, TS. Trần Thị Tùng Lâm cho rằng, cần phải chuẩn hóa đầu ra nguồn nhân lực du lịch Việt Nam Nam (xây dựng chương trình, nội dung đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS- bộ tiêu chuẩn kỹ năng cần thiết về nghề Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn); Ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo du lịch; Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm, gắn với thực tiễn cho sinh viên ngành du lịch.

Cùng với đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên du lịch; Đổi mới chương trình đào tạo ngành Du lịch và phương pháp dạy, học; Tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; Sử dụng hợp lý đào tạo trực tuyến kết hợp đào tạo truyền thống.

“Việc phát triển nhân lực ngành Du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đóng góp tích cực và hiệu quả hơn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức của đất nước là một việc làm cần thiết, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn” – TS. Trần Thị Tùng Lâm cho hay./.



Nguồn: https://toquoc.vn/nguon-nhan-luc-du-lich-phai-gia-tang-ca-ve-so-luong-chat-luong-20241115112842513.htm

Cùng chủ đề

Đây là lý do khách Việt nườm nượp đi du lịch Hàn Quốc

(NLĐO) – Khoảng 3,7 triệu du khách Hàn Quốc đến Việt Nam, ở chiều ngược lại, Việt Nam là thị trường nguồn hàng đầu trong khu vực đưa khách tới xứ sở kim chi. ...

Khai mạc Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024

(NLĐO)- Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024 là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình kích cầu du lịch lớn nhất trong năm của tỉnh Lào Cai ...

Đưa Sa Pa trở thành “điểm nóng” du lịch bậc nhất miền Bắc cuối năm 2024

(Tổ Quốc) - Chuỗi lễ hội và trải nghiệm hấp dẫn trong Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 của Lào Cai hứa hẹn đưa "thành phố sương mù" thành "điểm nóng" bậc nhất miền Bắc trong dịp cuối năm nay. ...

Lễ hội hoa sen đá khởi đầu cho hàng loạt sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất năm của Lào Cai

(Tổ Quốc) - Diễn ra từ nay cho đến hết ngày 30/12 tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend với nhiều hoạt động hấp dẫn, Lễ hội hoa sen đá Fansipan 2024 là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình kích cầu du lịch lớn nhất trong năm của tỉnh Lào Cai mang tên "Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây". ...

“Giải mã” các vấn đề liên quan tới đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

(Tổ Quốc) - Ngày 14/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc gia "Vai trò của các bên liên quan trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch" dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong chủ trì buổi Hội thảo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng TP Huế trở thành hình mẫu đô thị giảm nhựa

(Tổ Quốc) - Thông qua Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam, 570 tấn rác thải nhựa được thu gom và quản lý, các mô hình du lịch giảm nhựa tại TP Huế cũng được hình thành, phát triển… ...

Ngắm Toa tàu điện làm từ 15.000 mảnh gốm ở ở tuyến metro Nhổn

(Tổ Quốc) - Toa tàu hóa thạch đặt tại ga S8 - Cầu Giấy (thuộc tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội) cao hơn 2,8 m, được tạo nên từ hàng chục nghìn mảnh gốm trong trạng thái tan chảy. Toa tàu lấy cảm hứng từ thiết kế tàu điện "Leng keng" ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. ...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 15/11/2024

(Tổ Quốc) - Hội thảo khoa học quốc gia "Vai trò của các bên liên qua trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch"; Khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực - Làng nghề Bắc Ninh năm 2024; Hà Nội thắng lớn tại Giải điền kinh VĐQG là...

Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên “nóc nhà Đông Dương”

(Tổ Quốc) - Tháng 10 và 11 là thời điểm lý tưởng nhất trong năm để trải nghiệm "săn mây" ở Sa Pa. Đặc biệt, đỉnh Fansipan – "nóc nhà Đông Dương" với độ cao 3.143m – là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai đam mê khám phá và thưởng ngoạn vẻ đẹp của ngàn mây. ...

Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng khai giảng năm học 2024-2025

(Tổ Quốc) - Sáng 15/11, Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng (Bộ VHTTDL) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và chào đón tân học sinh, sinh viên. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Du lịch âm nhạc ‘hút khách’ dịp cuối năm

Du lịch âm nhạc đã và đang trở thành một trong những sản phẩm du lịch có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đến Quảng Ninh. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 10...

Tây Ninh – vùng đất của các di sản văn hoá độc lạ

Có đến 21 dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất phải kể đến là dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, Tà Mun…, Tây Ninh là một mảnh đất có sự pha trộn, giao thoa của rất nhiều sắc màu văn hóa.Du khách háo hức trải nghiệm "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây"Những bãi biển, điểm đến tuyệt đẹp và đầy hấp dẫn ở phía nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang)Phú Quốc – điểm đến rất được ưa...

Ninh Thuận kêu gọi doanh nghiệp TP. HCM đầu tư vào du lịch chất lượng cao

(Tổ Quốc) - Ninh Thuận lên kế hoạch tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh tới doanh nghiệp TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Tìm cách đánh thức tiềm năng du lịch Quốc Oai

Kinhtedothi - Để Quốc Oai trở thành điểm đến hút khách đòi hỏi chính quyền địa phương nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch với doanh nghiệp lữ hành. Đó là “hiến kế” của các doanh nghiệp với UBND huyện Quốc Oai tại cuộc khảo sát điểm đến du lịch Quốc Oai (15/11). Vùng đất giầu tiềm năng Huyện Quốc Oai với lợi thế địa hình bán sơn địa, đồng bằng xen lẫn đồi...

Ninh Thuận ưu đãi cao nhất cho các dự án du lịch, năng lượng tái tạo

(NLĐO) – Mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định được tỉnh Ninh Thuận áp dụng để mời gọi đầu tư vào loạt dự án thương mại, du lịch, năng lượng tái tạo... ...

Khám phá nét đẹp Đông Dương tại 'Thánh đường tri thức' trăm năm tuổi

Triển lãm “Cảm thức Đông Dương” tại ngoài việc đưa khách tham quan gia đắm mình trong không gian nghệ thuật cổ kính mà còn giúp hiểu rõ hơn về cột mốc quan trọng của nền giáo dục Việt Nam. Những ngày này, Toà nhà trung tâm Đại học Tổng hợp Hà Nội gần trăm năm tuổi trở thành một điểm đến nổi bật trong lòng người dân Thủ đô, đặc biệt với sự kiện triển lãm...

Xây dựng TP Huế trở thành hình mẫu đô thị giảm nhựa

(Tổ Quốc) - Thông qua Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam, 570 tấn rác thải nhựa được thu gom và quản lý, các mô hình du lịch giảm nhựa tại TP Huế cũng được hình thành, phát triển… ...

Ngắm Toa tàu điện làm từ 15.000 mảnh gốm ở ở tuyến metro Nhổn

(Tổ Quốc) - Toa tàu hóa thạch đặt tại ga S8 - Cầu Giấy (thuộc tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội) cao hơn 2,8 m, được tạo nên từ hàng chục nghìn mảnh gốm trong trạng thái tan chảy. Toa tàu lấy cảm hứng từ thiết kế tàu điện "Leng keng" ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. ...

Mới nhất

Mới nhất