Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự “an cư”.Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường Đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.Ngày 18/11, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt – Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu – Phó Tư lệnh BĐBP, cùng thủ trưởng các cục, phòng, ban chuyên môn theo kế hoạch công tác.Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự “an cư”.Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.Đang nổi lên là một địa điểm du lịch thu hút du khách, Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên với những điều kiện về khí hậu, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt, đang là bài toán để Măng Đen tham khảo, “rút kinh nghiệm”, nhằm giữ vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có.Triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Trong đó có 2.009,9 triệu đồng vốn Trung ương và 203 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương.Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2024 do mắc bệnh sởi. Bệnh nhi từ vong là bé H.T.H., 8 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa có triệu chứng sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.Với hành vi điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, chế tạo và cầm theo hung khí nguy hiểm “biểu diễn” trên đường gây mất an ninh trật tự, 3 ba thanh thiếu niên ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã bị khởi tố và bắt tạm giam.
Sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2020, tỉnh Quảng Trị có chủ trương di dời nhiều cụm dân cư và nhiều hộ gia đình đơn lẻ ra khỏi những địa điểm có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, chia cắt. Từ nguồn vốn dự phòng Trung ương cấp, nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (Giảm nghèo bền vững, Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Nông thôn mới) đã tạo động lực mạnh mẽ để Quảng Trị tiến hành các dự án ổn định khu dân cư.
Song song với việc dựng bản, lập làng mới, HĐND tỉnh Quảng Trị cũng ban hành Nghị quyết số 34/2023/NQ-HĐND, ngày 28/3/2023 quy định chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân thuộc chương trình bố trí, ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2025.
Tại Điểm a, Mục 6, Điều I, Nghị quyết số 34/2023/NQ-HĐND tỉnh Quảng Trị có nêu rõ về “nội dung và định mức hỗ trợ”. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân di dân theo hình thức tập trung và xen ghép thuộc đối tượng của Chương trình, bao gồm: Di chuyển người và tài sản, nhà ở, lương thực, nước sinh hoạt ở vùng miền núi: 70 triệu đồng/hộ, đối với vùng đồng bằng: 60 triệu đồng/hộ. Tại Điểm b và c của Mục 6, Điều I cũng có quy định về mức hỗ trơ đối với hộ gia đình tại chỗ để nâng cấp và sửa nhà là 20 triệu, Ngoài ra, chính quyền cấp huyện, thị xã có thể huy động các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ thêm….
Nghị quyết số 34/2023/NQ-HĐND tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ người dân ở những khu di dân khẩn cấp những gì cần thiết trước mắt. Tuy nhiên, để người dân an cư với nơi ở mới vẫn còn thiếu những hỗ trợ mang tính dài hơi, đặc biệt là vấn đề sinh kế ở những bản làng mới lập.
Theo ông Hoàng Minh Trí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, để thực hiện chính sách này cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Không phải vùng bố trí dân cư nào cũng may mắn xây dựng được một bản làng mới gắn liền sinh kế cho người dân một cách bài bản, quy mô.
Để người dân, đồng bào các DTTS ở những bản làng mới lập thật sự an cư, thì vẫn đề sinh kế lâu dài cần phải đảm bảo. Muốn làm được như vậy, khi khảo sát chọn địa điểm lập làng, bản mới cần phải đưa ra các tiêu chí về diện tích. Trong đó tiêu chí đất sản xuất cần được đưa lên hàng đầu trong quá trình chọn đất lập bản, làng mới.
Quỹ đất để tạo sinh kế phải là đất sạch, đất được cải tạo phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất. Cùng với đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát, phân loại đối tượng ngay từ khi xây dựng phương án di dân. Để từ đó, có các phương án hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề phù hợp giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài.
Ở Quảng Trị, có thể tham khảo mô hình “Thôn nghĩa tình Sơn Hải” ở xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa để thực hiện đồng loạt các dự án di dân khẩn cấp khác. Dự án này do Tập đoàn Sơn Hải tài trợ để hỗ trợ ổn định cuộc sống cho 56 hộ đồng bào DTTS ở các thôn Cuôi, Tri, Cha Lỳ, xã Hướng Lập (bị mất và hư hỏng nhà do sạt lở đất trong đợt mưa lũ năm 2020).
Ngoài xây dựng một bản làng mới với những ngôi nhà kiên cố kèm hệ thống đồng bộ về hạ tầng như: giếng khoan, đường giao thông, đường dây điện, trường học, Tập đoàn Sơn Hải còn hỗ trợ gạo ăn cho dân bản trong vòng 3 năm. Đặc biệt, Tập đoàn hỗ trợ kinh phí cải tạo mặt bằng để hình thành 7,59ha ruộng lúa bậc thang ngay tại nơi ở mới để bà con sản xuất, làm chủ lương thực. Ngoài ra, còn tặng mỗi hộ 1 con bò, giúp người dân có sinh kế.
Để biến vùng đất đồi thành những thửa ruộng bậc thang, Tập đoàn Sơn Hải đã cho đơn vị thi công san gạt mặt bằng. Trong quá trình làm, đơn vị thi công đã múc phần đất tầng mặt để riêng, cải tạo xong đồng ruộng thì phủ lại phần đất mặt để tạo độ mùn, dinh dưỡng cho đồng ruộng.
Hiện nay, đơn vị đang xây dựng hệ thống dẫn nước từ khe suối về tưới cho toàn bộ diện tích đất sản xuất lúa nước này. Dự kiến đến năm 2026, dân bản có thể trồng lúa nước trên diện tích ruộng bậc thang ngay tại gần bản mới lập.
Những dự án di dân khẩn cấp phần lớn được thực hiện ở vùng biên giới, miền núi và vùng đồng bào DTTS. Đây là nhưng nơi có địa hình có nhiều bất lợi, quỹ đất bằng đặc biệt là đất sản xuất thiếu. Tuy nhiên, nếu rà soát và tiến hành khảo sát kỹ các quỹ đất, các địa phương vẫn có thể chọn ra được vị trí phù hợp để lập làng, bản mới. Đặc biệt, các địa phương cũng cần nhân rộng những mô hình điểm, như mô hình “Thôn nghĩa tình Sơn Hải” ở xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa của Tập đoàn Sơn Hải. Với cách làm của Tập đoàn, đồng bào các DTTS ở các thôn bản mới lập mới thực sự “an cư”.
Nguồn: https://baodantoc.vn/de-dong-bao-dtts-thuc-su-an-cu-nhin-tu-quang-tri-dinh-huong-ho-tro-sinh-ke-phu-hop-voi-noi-o-moi-bai-2-1731052088462.htm