Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐể di sản trở thành nguồn lực phát triển

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) – Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư, tạo nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tại Hội nghị- Hội thảo “65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá” do Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) tổ chức, các thế hệ cán bộ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, các Viện nghiên cứu, lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố đồng quan điểm cho rằng, trong bối cảnh mới, cần nhiều chính sách đồng bộ để di sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội.

Thành tựu đi cùng thách thức

Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 ra đời là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh được ban hành vào thời điểm đất nước còn muôn vàn khó khăn với giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm, điều đó càng thể hiện rõ tầm nhìn xa, trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa.

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển - Ảnh 1.

Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư, tạo nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

65 năm qua, kể từ khi Sắc lệnh số 65/SL được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, cùng với tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta quan tâm, coi trọng, để lại nhiều dấu ấn và thành quả.

Hiện nay, trên cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, trong đó có: 34 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh (gồm 08 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 10 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh); 138 di tích quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng, 3.653 di tích quốc gia, 11.232 di tích cấp tỉnh, 589 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Có 294 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, trong đó có 161 hiện vật, nhóm hiện vật được bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị tại các bảo tàng.

Toàn quốc có 203 bảo tàng gồm 127 bảo tàng công lập và 76 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ và trưng bày trên 4 triệu tài liệu hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập, hiện vật đặc biệt quý hiếm. Qua 3 đợt xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân theo Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, đã có 131 Nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 1.619 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã khẳng định là một trong những nước thành viên tích cực tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO (phê chuẩn 4 trong số 6 Công ước của UNESCO), đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại.

Di sản văn hóa đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vào sự phát triển chung của đất nước.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền cho rằng, bên cạnh những thành tựu nổi bật, trên con đường phát triển, chúng ta cần phải nhận diện được một số khó khăn, thách thức để cùng vượt qua. Cơ chế chính sách cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cần hoàn thiện; nhận thức xã hội về di sản văn hóa cần được nâng cao hơn nữa để thật sự đồng đều, sâu sắc và toàn diện, nhất là trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; nguồn kinh phí đầu tư cho cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cần được tăng cường để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho rằng, sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo nguồn lực cho việc tu bổ di tích nhưng cũng gây nên nhiều ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của di tích do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa… đang diễn ra nhanh chóng.

Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển đang nghiêng nhiều về phát triển nhằm đáp ứng những lợi ích trước mắt hơn là bảo tồn di sản cho những mục đích phát triển lâu dài, bền vững. Ở một số nơi, phát triển thiếu sự kiểm soát, không quan tâm đến bảo vệ di tích dẫn đến việc xâm phạm; một số nơi không khảo sát di tích trước khi triển khai dự án xây dựng và giám sát trong quá trình thi công công trình để đề xuất những giải pháp thích hợp khi phát hiện di tích nên đã hủy hoại không ít di tích, chỉ có số ít di tích được phát hiện, cứu vãn theo lối “chữa cháy” nhằm mục đích phục vụ xây dựng, phát triển…

Ở một số địa phương khi có kinh phí đã đầu tư tu bổ hàng loạt di tích trong tình trạng thiếu đội ngũ những người làm dự án có đủ chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích, thợ thi công có tay nghề, kinh nghiệm tu bổ di tích nên một số dự án tu bổ di tích không đáp ứng yêu cầu dẫn đến di tích bị làm mới, to đẹp nhưng không giữ được yếu tố gốc của di tích.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng chỉ ra những bất cập như bộ máy quản lý, nhất là tại địa phương, mỗi nơi có những mô hình quản lý di tích khác nhau, đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu tại các đơn vị quản lý di tích ở các địa phương vẫn còn mỏng và không được sử dụng đúng các vị trí cần chuyên môn cao. Việc đào tạo, tuyển dụng đội ngũ kế cận còn chưa được liên tục dẫn đến hiện tượng hụt hẫng về đội ngũ cán bộ, nhân viên kế cận.

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo giữa các bộ, ngành, khiến việc thực hiện công tác quản lý di tích văn hóa, triển khai các quy hoạch, dự án tu bổ di tích còn phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục, khiến việc triển khai các quy hoạch, dự án tu bổ di tích diễn ra rất chậm, hoặc chưa đúng với quy định của Luật di sản văn hóa.

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển - Ảnh 2.

Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di sản…

Để di sản trở thành nguồn lực

Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư, tạo nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, cần nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di sản; Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý di tích từ trung ương đến cơ sở, từng di tích phù hợp với quy mô, loại hình, đặc thù của mỗi di tích ở từng địa phương. Phát huy sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích; Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động quản lý di tích đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0…

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển - Ảnh 3.

Quang cảnh Hội nghị- Hội thảo “65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

GS.TS. Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, cần quan tầm vấn đề chính sách và con người. “Nếu không có những định hướng, chính sách đúng đắn, kịp thời thì đất nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng về xã hội và văn hóa. Nếu như không có chính sách thực tế và kế hoạch hành động mau chóng, đúng đắn thì nền văn hóa của dân tộc sẽ bị mai một, mất bản sắc, con người Việt Nam sẽ bị tha hóa, kéo theo những hậu quả khó lường về an ninh của toàn xã hội. Cốt lõi của hệ giá trị văn hóa Việt Nam là con người và cốt lõi của giá trị con người Việt Nam là nhân cách văn hóa. Vì thế, cần có chiến lược xây dựng con người, xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Đó phải được coi là mối quan tâm hàng đầu, mục tiêu quan trọng”- GS.TS. Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh./.



Nguồn: https://toquoc.vn/de-di-san-tro-thanh-nguon-luc-phat-trien-20241216210220551.htm

Cùng chủ đề

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nghề “làm một ngày ăn cả năm” ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa

(Dân trí) - Nghề làm muối ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 14/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nghề làm muối Sa Huỳnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại...

Di Sản Làng Sen Tại Nghệ An: Quy Hoạch Gắn Kết Bảo Tồn Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch

Vào sáng ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện quan trọng đã diễn ra khi Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Quy hoạch này đánh dấu bước tiến lớn trong việc...

Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận là tài sản quý giá, nền tảng vững chắc để Quảng Bình tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần khai thác, phát triển văn hoá du lịch.   Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Sở VHTT Quảng Bình thăm, tặng quà CLB Tuồng bội Khương Hà, Hưng Trạch (tháng 11 năm 2022) Ngày 12.12, thông tin từ Sở VHTT tỉnh Quảng Bình cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng, khách du lịch thích thú check-in

(Tổ Quốc) - Cây thông ánh sáng cao 20m là một trong ba mô hình check-in ấn tượng tại Lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025, bên cạnh hộp quà khổng lồ độc đáo và bộ chữ Đà Nẵng chào năm mới 2025 rực rỡ. ...

Đà Nẵng – điểm đến du lịch cưới hấp dẫn

(Tổ Quốc) - Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2025, các khách sạn lớn trong thành phố và các công ty tổ chức sự kiện cưới tiếp tục ghi nhận nhiều đơn đặt hàng cho các đám cưới quốc tế, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của loại hình...

Mình không ngờ bản thân học hỏi được nhiều đến thế…

Nhiều phụ huynh đến tham dự hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 với tâm thế muốn tìm hiểu bản thân đã dạy con và thấu hiểu con đúng cách chưa. ...

Phim kinh điển Việt Nam vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng khán giả

(Tổ Quốc)- Chuỗi hoạt động chiếu phim do Viện phim Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), các bộ phim kinh điển của điện ảnh...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ngày hội quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia gồm: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi,...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Nhà sáng lập OpenAI: AI sẽ tìm ra cách tự đào tạo chính nó

Ilya Sutskever, đồng sáng lập và cựu trưởng nhóm nghiên cứu của OpenAI, dự báo việc huấn luyện mô hình AI mà con người từng biết sẽ không còn tồn tại. Chuyên gia AI này đã rời OpenAI - công ty mà ông là một trong những nhà sáng lập, vào đầu năm nay để thành lập phòng thí nghiệm AI riêng có tên Safe Superintelligence Inc.  "Việc huấn luyện trước (pre-training) như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại",...

Amazon, Meta, OpenAI tìm cách cải thiện quan hệ với ông Trump

Amazon, Meta và CEO OpenAI Sam Altman đều thông báo sẽ quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. CEO Mark Zuckerberg và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có quan hệ không mấy êm đềm với Tổng thống đắc cử Donald Trump. CEO OpenAI Sam Altman đang trong một cuộc chiến pháp lý nảy lửa với Elon Musk, một trong những người ủng hộ lớn nhất của ông Trump. Tất cả những...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Nữ vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân đại diện thanh niên báo công tại đại hội

Nữ vận động viên vừa giành 2 HCV Giải vô địch quyền taekwondo thế giới Châu Tuyết Vân đại diện 980 đại biểu báo công, tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. ...

Thay đổi điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong năm 2025

(Dân trí) - Khi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực, điều kiện hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục cũng có sự điều chỉnh. Trước ngày 1/7/2025Trong năm 2025, các quy định về BHYT sẽ được áp dụng trong 2 giai đoạn khác nhau.Giai đoạn trước ngày 1/7/2025 sẽ áp dụng theo Luật BHYT hiện hành, tức là Luật BHXH năm 2008, được sửa đổi vào...

Mới nhất

Sản phẩm “xanh” chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu. Chỉ còn 1 tuần nữa sẽ đến Lễ Giáng sinh năm 2024, theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương,...

Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộng

Tổ máy số 2 của công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vừa chính thức được đóng điện hòa lưới thành công vào tối ngày 13/12/2024, hoàn thành vượt tiến độ 18 ngày. Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộngTổ máy số 2 của công trình Nhà máy...

Thanh lý tài sản thế chấp để đòi nợ đầu tư trái phiếu: Trái chủ bó tay

Quá trình pháp lý để thanh lý tài sản và trả nợ cho các chủ nợ thường kéo dài, nên nhiều trái chủ cắn răng chấp nhận giãn, hoãn nợ trái phiếu thay vì chọn thanh lý tài sản đảm bảo. Thanh lý tài sản thế chấp để đòi nợ đầu tư trái phiếu: Trái chủ bó tayQuá trình pháp...

Nhiều dự án được xúc tiến thành công trong năm 2024

Ngày 12/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã có báo cáo tổng hợp gửi UBND tỉnh về kết quả nổi bật trong lĩnh vực xúc tiến, hỗ trợ đầu tư trong năm 2024. Thừa Thiên Huế xúc tiến đầu tư thành công nhiều dự án trong...

Tập đoàn Haohua khánh thành nhà máy sản xuất lốp ô tô 500 triệu USD tại Bình Phước

Ngày 14/12, tại Khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico, tỉnh Bình Phước, Tập đoàn Haohua (Trung Quốc) khánh thành giai đoạn 1, nhà máy sản xuất lốp ô tô với số vốn đầu tư 500 triệu USD. Tập đoàn Haohua khánh thành nhà máy sản xuất lốp ô tô 500 triệu USD tại Bình PhướcNgày 14/12, tại Khu...

Mới nhất