Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐể di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp...

Để di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần phát triển du lịch

Để di sản góp phần phát triển du lịch

(Tổ Quốc) – Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội mang đậm văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Việt trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với cộng đồng người Khmer, Hoa, Chăm.

Để di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần phát triển du lịch - Ảnh 1.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang đậm văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Việt trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với cộng đồng người Khmer, Hoa, Chăm

Mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ

Trong tín ngưỡng của người dân Châu Đốc nói riêng, vùng Nam Bộ nói chung, Bà Chúa Xứ núi Sam nằm trong hệ thống Thánh Mẫu, được tôn thờ trong điện thần và tổ chức các thực hành liên quan như lễ hội, tế lễ và hình thức diễn xướng dân gian khác.

Theo truyền thuyết, từ xa xưa, khi vùng núi Sam còn hoang vu, dân làng lên núi phát hiện pho tượng cổ ngồi trên bệ đá sa thạch. Thời gian đó, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta. Có lần, chúng lên đỉnh núi Sam, gặp pho tượng cổ này. Dù nhiều lần ra sức khiêng tượng xuống núi nhưng cố gắng thế nào cũng không thể di chuyển được tượng.

Dân làng thấy vậy, có ý muốn “thỉnh” tượng xuống núi để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, nhưng không sao nhấc pho tượng lên được. Khi các bô lão trong làng cầu khấn, thì được mách “Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh để đưa Bà xuống núi”. Lạ thay, 9 cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, không nhấc lên nổi. Dân làng hiểu rằng, Bà muốn ngự nơi đây nên đã lập miếu thờ.

Lễ hội diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/4 âm lịch hằng năm tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam. Lễ hội tôn vinh Bà Chúa Xứ cũng là dịp người dân thể hiện lòng tin yêu, tri ân, tôn kính đối với những người có công với dân với nước. Tục lễ Bà, tham gia lễ hội cũng để thỏa mãn niềm tin và sự mong cầu về sức khỏe, bình an và tài lộc của cộng đồng Khmer, Chăm, Hoa, Việt ở Châu Đốc, An Giang cũng như cư dân vùng Tây Nam Bộ.

Hằng năm, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút đông đảo du khách hành hương, dâng lễ và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất An Giang.

Để di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần phát triển du lịch - Ảnh 2.

Tục lễ Bà, tham gia lễ hội cũng để thỏa mãn niềm tin và sự mong cầu về sức khỏe, bình an và tài lộc của cộng đồng Khmer, Chăm, Hoa, Việt ở Châu Đốc, An Giang cũng như cư dân vùng Tây Nam Bộ

Năm 2014, Lễ hội được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” thể hiện sự trân trọng đối với loại hình lễ hội dân gian đặc sắc này. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại TP. Châu Đốc, mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm.

Chính lễ diễn ra với các nghi thức, gồm: Lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống lăng miếu; lễ tắm Bà; lễ túc yết và xây chầu; lễ chánh tế; lễ hồi sắc… Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc, như: Biểu diễn lân – sư – rồng, đua thuyền; văn nghệ; biểu diễn nhạc ngũ âm Khmer, hát bội truyền thống… phục vụ người dân địa phương và khách hành hương.

Đáp ứng 5 tiêu chí nổi bật toàn cầu

Ngày 4/12/2024, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Trung tâm hội nghị Conmebol, thủ đô Asunción, Cộng hòa Paraguay, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thời gian tới, An Giang sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị di sản nhằm quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa, con người An Giang đến với Nhân dân trong và ngoài nước để các giá trị di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mãi được giữ gìn, trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau, mãi trường tồn và phát triển cùng dân tộc.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đáp ứng ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với 5 tiêu chí nổi bật toàn cầu: (1) Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm và Hoa tại thành phố Châu Đốc tổ chức. Di sản này bao gồm việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo và nghệ thuật diễn xướng dân gian để bày tỏ lòng biết ơn đối với Nữ thần Xứ sở. Các nghi lễ, phong tục và kỹ năng thực hành nghi lễ liên quan đến di sản này được trao truyền trong gia đình và cộng đồng thông qua truyền miệng, thực hành trực tiếp và tham gia vào lễ hội. Lễ hội thúc đẩy giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng và hòa hợp dân tộc, đồng thời là phương tiện để khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội và những đóng góp của cha ông trong việc xây dựng đất nước.

Để di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần phát triển du lịch - Ảnh 4.

Gõ búa thông qua hồ sơ Lễ Vía Bà Chúa Xử núi Sam của Việt Nam ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(2) Di sản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, phát triển kinh tế toàn diện, cũng như thúc đẩy hành động bảo vệ bền vững môi trường và khí hậu, bảo vệ hòa bình và gắn kết xã hội. Cụ thể, di sản góp phần vào sự gắn kết xã hội của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam và thúc đẩy sự tôn trọng văn hóa thông qua việc thể hiện nguyện vọng chung của các cộng đồng tham gia lễ hội về một cuộc sống an khang, thịnh vượng và hòa bình. Di sản cũng khuyến khích sự tham gia của mọi người thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, không phân biệt địa vị xã hội, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới.

(3) Nhà nước đã đề xuất các biện pháp bảo vệ, bao gồm các nỗ lực cùng với đại diện thành viên cộng đồng thực hành và trao truyền di sản, tận tâm truyền đạt kiến thức liên quan về lễ hội cho con cháu trong gia đình và các thành viên trong cộng đồng. Lễ hội đã được đưa vào tài liệu giảng dạy tại các trường trung học địa phương và những người phụ trách các Hội đoàn tích cực kết nối, vận động các thành viên cộng đồng cùng nghệ nhân tham gia tổ chức, thực hành lễ hội. Các ấn phẩm, phim ảnh và các dự án nghiên cứu và tư liệu hóa tiếp tục quảng bá di sản này một cách rộng rãi đến công chúng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã hỗ trợ các cộng đồng trong việc tu bổ và tôn tạo các không gian thực hành di sản.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút đông đảo du khách hành hương, dâng lễ và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất An Giang

(4) Hồ sơ đề cử đã thể hiện rõ vai trò của các cơ quan, các nghệ nhân và đại diện cộng đồng để xây dựng hồ sơ đề cử. Các cuộc họp đã được tổ chức với sự tham gia của đại diện từ các cộng đồng Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Các đại diện cộng đồng đã xây dựng kế hoạch bảo vệ, cung cấp dữ liệu về những đồ vật phục vụ nghi lễ, đề cử di sản và cung cấp các tài liệu bắt buộc khác bao gồm video, ảnh và thư đồng thuận. Hồ sơ đề cử đã cung cấp đầy đủ các thư đồng thuận và cam kết bảo vệ từ các cộng đồng liên quan khác nhau.

(5) Di sản được đưa vào Danh mục quốc gia Di sản văn hóa phi vật thể và Danh mục kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể của An Giang và của quốc gia trong Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể do Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Danh mục kiểm kê được cập nhật hàng năm với sự phối hợp của đại diện cộng đồng và nghệ nhân. Thông tin về quy trình kiểm kê dựa trên cộng đồng được đã đưa vào Báo cáo định kỳ quốc gia của Việt Nam.

Để di sản góp phần phát triển du lịch

Sau 10 năm được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tiếp tục được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm to lớn cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, thời gian tới, An Giang sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị di sản nhằm quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa, con người An Giang đến với Nhân dân trong và ngoài nước để các giá trị di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mãi được giữ gìn, trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau, mãi trường tồn và phát triển cùng dân tộc.

Để di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần phát triển du lịch - Ảnh 6.

Đồng thời, tăng cường công tác tu bổ, tôn tạo di tích miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và phát huy tinh thần giá trị to lớn của Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Đặc biệt, phải khẳng định, Lễ hội là tài sản tinh thần vô giá của các cộng đồng dân tộc tại địa phương, du khách trong và ngoài nước. Từ tầm quan trọng to lớn đó, vấn đề tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội là rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu các vấn đề pháp lý để bổ sung, ban hành các quy định trong quá trình thực hiện Lễ hội; cần giữ nguyên các giá trị văn hóa, tinh thần của Lễ hội, chú trọng đến văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động nghệ thuật trong quá trình diễn ra Lễ hội phải có nội dung phù hợp, thu hút mọi tầng lớp, đặc biệt là giới trí thức và tầng lớp trẻ… Không gây lãng phí, phải có tính giáo dục cao trong cộng đồng và xã hội… Thực hiện mạnh mẽ, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế công tác tuyên truyền để tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Nhất là, tập trung tuyên truyền các giá trị lịch sử, văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có liên quan bằng nhiều hình thức…

Bên cạnh đó, cần tổ chức rộng rãi các hoạt động du lịch, các hình thức du lịch, trong đó chú trọng vào du lịch tâm linh, gắn lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam với các di tích văn hóa, lịch sử lân cận. Kết nối với các tour, tuyến, điểm du lịch lớn của tỉnh An Giang để tăng cường hoạt động quảng bá cho lễ hội. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu về lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam để đánh giá đúng giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Trên cơ sở đó, ban hành các giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị phù hợp và đạt hiệu quả thiết thực, phục vụ công tác giáo dục truyền thống, quảng bá, phát triển du lịch cho TP. Châu Đốc và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Để di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần phát triển du lịch - Ảnh 7.

An Giang cam kết sẽ cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy tốt nhất giá trị của di sản văn hóa này, bảo đảm gắn kết với các mục tiêu phát triển bền vững

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chia sẻ, việc được UNESCO ghi danh sẽ tạo thêm nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa theo hướng bền vững, bao trùm ở địa phương, cộng đồng dân cư. Bí thư tỉnh ủy An Giang cũng khẳng định cam kết sẽ cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy tốt nhất giá trị của di sản văn hóa này, bảo đảm gắn kết với các mục tiêu phát triển bền vững./.





Nguồn: https://toquoc.vn/de-di-san-le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam-gop-phan-phat-trien-du-lich-20241205110052378.htm

Cùng chủ đề

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả...

TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy nguồn lực trong đồng bào các DTTS

Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần IV - năm 2024 sẽ diễn ra ngày 06/12. Trước thềm Đại hội, cùng nhìn lại những thành tựu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc...

Toàn cảnh dự án bất động sản trị giá 1.700 tỷ đồng thành nơi chăn dê ở Kon Tum

Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) ở TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) có vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng. Hàng loạt biệt thự, nhà phố trị giá hàng trăm tỷ tại dự án này đang bỏ hoang do...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhiều bạn đọc còn trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Nhiều ý kiến đề xuất, hiến kế cho dự án này. Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam. Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam bắt đầu tại TP.Hà...

Lan tỏa niềm tự hào hàng Việt Nam

Sau gần 15 năm triển khai, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã lan tỏa, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp và người dân. Qua đó, không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều ưu đãi cho du khách dịp Festival Hoa Đà Lạt năm 2024

(Tổ Quốc) - Trong thời gian diễn ra Festival Hoa Đà Lạt năm 2024, người dân và du khách sẽ được miễn phí đi xe điện, hưởng chương trình khuyến mãi tại khu, điểm du lịch trên địa bàn TP. Đà Lạt. ...

Tiếp tục tôn vinh các điển hình, các mô hình xuất sắc

(Tổ Quốc) - Ban Tuyên giáo Trung ương vừa phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. ...

NSND Lê Chức dẫn dắt chương trình Kỷ niệm 120 năm miền quê lụa Hà Đông

(Tổ Quốc)- Giọng đọc "vàng" của sân khấu – NSND Lê Chức, cùng những giọng ca nổi tiếng như ca sĩ Trọng Tấn, Sao Mai Thu Thủy, NSƯT Ngọc Bích… sẽ hội tụ trong chương trình nghệ thuật mang chủ đề Hà Đông, miền khoa bảng, đất địa linh, vươn mình...

Cơ hội khám phá phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Lai Châu

(Tổ Quốc) - Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề "Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ" sẽ diễn ra từ ngày 20 - 22/12/2024 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. ...

Gắn kết di sản và du lịch trong bối cảnh phát triển bền vững

(Tổ Quốc) - Hội thảo khoa học quốc tế: “Di sản và du lịch từ tiếp cận Nhân học và liên ngành” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD - Pháp)...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Phỏng vấn tuyển dụng tưởng trượt, lại được nhận ngay, vì sao?

Megan Rathmell từng nghĩ đã thất bại trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, nhưng lại bất ngờ được trao vị trí trợ lý pháp lý. Điều khiến cô gái 20 tuổi ấy nổi bật trong các ứng viên là khả năng giao tiếp bằng...

Con dâu cả tuần vứt rác 1 lần khiến nhà tôi bốc mùi nồng nặc nhưng cứ hễ nhắc nhở là bà thông gia...

Làm sao tôi có thể biến cái nhà mình thành bãi rác bằng đứa con dâu nói mãi không nổi này được? ...

‘Vườn địa đàng’ 1,5 triệu tuổi nơi 2 loài người cùng chung sống

Một mảnh đất khô cằn thời hiện đại từng là nơi rất trù phú, chiếc nôi tiến hóa của 2 loài người khác nhau, trong đó có 1 loài rất giống chúng ta. ...

Ca sĩ Thủy Tiên ‘lột xác’ thế nào từ khi bước chân vào showbiz?

Ngọc Thanh Nguồn: https://vtcnews.vn/ca-si-thuy-tien-lot-xac-the-nao-tu-khi-buoc-chan-vao-showbiz-ar911551.html

Mới nhất

Tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngày 5/12, HĐND các tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Đắk Lắk đã họp và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu. Ảnh: Văn Đức/TTXVN Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao so với bình quân cả nước Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 23 (kỳ họp...

Cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị

Ngày 5/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết những diễn biến vừa qua tại Hàn Quốc chưa tác động tới sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại địa bàn. Người dân tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/12/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngay sau khi nhận được thông tin...

Doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cùng với nỗ lực tái cơ cấu toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới. Vietnam Airlines đón nhận máy bay...

Chủ tịch hội đồng giải VinFuture 2024: Người chiến thắng năm nay sẽ khiến mọi người kinh ngạc

Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, giáo sư Richard Henry Friend, chia sẻ giải thưởng năm nay nhận được nhiều đề cử xuất sắc, trong đó có một đề cử từ Việt Nam. ...

Lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng quy mô 20.000 ha

TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định 1511 về việc thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với quy mô diện tích khoảng 20.000 ha, trong đó có 2.909 ha đất lấn biển, có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của kinh tế. ...

Mới nhất