Trang chủKinh tếNông nghiệpĐể cung - cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân,...

Để cung – cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân, doanh nghiệp, HTX cần minh bạch chuỗi sản xuất

Nông dân, doanh nghiệp và HTX phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức lại sản xuất nhằm minh bạch hóa toàn bộ quá trình tham gia chuỗi giá trị. Đặc biệt, các HTX và doanh nghiệp cần lưu ý minh bạch tài chính, cải thiện môi trường và quản trị. Các yếu tố này là “điểm cộng” trong hồ sơ xin vay vốn…

Để cung - cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân, doanh nghiệp, HTX cần minh bạch chuỗi sản xuất - Ảnh 1.

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cho biết như vậy khi trao đổi với PV Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt.

Xin ông cho biết nhu cầu về vốn tín dụng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay?

– Phải khẳng định nhu cầu vốn tín dụng xanh của nông dân, HTX và doanh nghiệp là rất lớn. Chỉ riêng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030, dự kiến cần nguồn vốn khoảng 2,7 tỷ USD. Cùng với đó, Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 cần tổng kinh phí khoảng 2.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng đang triển khai Quyết định 3444/QĐ-BNN-KH về kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và thực hiện Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025, cùng rất nhiều dự án, chương trình khác có liên quan… 

Để cung - cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân, doanh nghiệp, HTX cần minh bạch chuỗi sản xuất - Ảnh 2.

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) khẳng định nhu cầu vốn tín dụng xanh của nông dân, HTX, doanh nghiệp rất lớn. Ảnh: K. Nguyên

Thực tế, nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam mà còn là nguồn sống của đa số người dân, do đó nhu cầu vốn nói chung cho sản xuất rất lớn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau ngành công nghiệp (theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc và Ngân hàng Thế giới).

Do đó, các đề án nói trên đều nhằm chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, phát triển bền vững, với mục tiêu chính là giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng thu nhập cho nông dân.

Với nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp, HTX và nông dân được xem là tất yếu và sống còn. Trong bối cảnh này, tín dụng xanh là công cụ tài chính quan trọng, giúp các tác nhân tham gia chuỗi sản xuất tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào các dự án nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn…  

Để cung - cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân, doanh nghiệp, HTX cần minh bạch chuỗi sản xuất - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Đức Huy (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) bên vườn cà chua sử dụng công nghệ chăm sóc của mình sáng lập, điều khiển bằng điện thoại, máy tính. Ảnh: Văn Long

Thế nhưng, không phải người dân, doanh nghiệp hay bất cứ dự án nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh?

– Đúng vậy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh này vẫn còn rất khó khăn, nhiều vướng mắc. Ngân hàng nào cũng thế, Vietinbank hay Agribank đều cho vay khá nhiều cho các khách hàng là nông dân, HTX, nhưng có 2 nhóm vấn đề đến nay vẫn chưa khắc phục được, đó là liên kết chuỗi và tín dụng xanh để phục vụ chuyển đổi hệ thống sản xuất theo hướng xanh, bền vững.

Trước hết là về điều kiện vay. Thông thường khi vay liên kết sản xuất thì các tác nhân trong chuỗi (HTX, doanh nghiệp, nhóm hộ gia đình, trang trại) phải đáp ứng 2 điều kiện: Có tài sản thế chấp; có dự án vay vốn rõ ràng. Nhưng cả 2 điều kiện này, các chuỗi đều đang gặp khó khăn do năng lực, trình độ, điều kiện hạn chế.

Thứ hai, về điều kiện cho vay, cơ bản tất cả các hệ thống tín dụng đều cho vay bằng tài sản thế chấp. Nghị định 55 về tín dụng có quy định cho vay theo dòng tiền, cho vay theo tín chấp (ví dụ HTX được vay 1 tỷ đồng; hộ nông dân, trang trại được vay 500 triệu đồng mà không cần có tài sản đảm bảo), nhưng quy định là một chuyện nhưng khi triển khai lại là chuyện khác.

Tính đến cuối tháng 9/2024, tín dụng ngành lúa gạo vùng ĐBSCL đạt khoảng 124.000 tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2023, chiếm khoảng 53% dư nợ tín dụng lúa gạo toàn quốc.

Nói là tín chấp, nhưng ngân hàng vẫn đòi hỏi phải có tài sản gửi cho ngân hàng quản lý, dù có thể đó không phải là tài sản đảm bảo. Nhưng tài sản đó nông dân đang ký gửi chỗ khác rồi thì làm sao có thể mang đi vay tín chấp được?

Thứ nữa, một số dự án trong chuỗi giá trị người dân vay nhưng không phải họ đầu tư cho sản xuất mà để quay vòng vốn, thu mua nguyên liệu, ứng trước cho nông dân xây dựng hợp đồng liên kết. Ở một số quốc gia, với những trường hợp vay trong diện này, họ sẽ không căn cứ vào tín chấp mà thông qua hợp đồng mua bán nông sản, tần suất giao dịch nông sản. 

Nhưng ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng không cho vay theo hướng này vì các chuỗi giá trị liên kết nông sản ở nước ta chưa đủ minh bạch và chưa đủ cơ sở dữ liệu để họ tin tưởng đó là giao dịch thật.

Để cung - cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân, doanh nghiệp, HTX cần minh bạch chuỗi sản xuất - Ảnh 4.

Chỉ riêng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030 tại các tỉnh ĐBSCL, dự kiến cần nguồn vốn khoảng 2,7 tỷ USD. Ảnh: T.L

Có thể thấy những điều ông vừa nói không phải là nguyên nhân mới mẻ, nhưng vì sao đến nay các vướng mắc này vẫn chưa tháo gỡ được, thưa ông?

– Điều này không phải lỗi do tổ chức tín dụng gây khó dễ, cũng không phải do nông dân hay doanh nghiệp năng lực quá yếu, mà do hiện nay chúng ta chưa có hành lang pháp lý, quy định rõ ràng, chưa có định mức kỹ thuật cho quy trình sản xuất xanh… Tóm lại là chưa có gì đảm bảo rủi ro cho các tổ chức cho vay, dẫn đến các ngân hàng khó đưa ra quyết định rót vốn. Bên cho vay và bên muốn vay không đến được với nhau.

Tôi không bênh ngân hàng, tín dụng nhưng các cơ quan chuyên môn của nhà nước, địa phương phải sớm công bố quy định, định mức kỹ thuật thế nào là sản xuất xanh, sản phẩm xanh, và phải sớm có xác nhận chứng nhận cho chuỗi sản xuất xanh đó.

Việc này lẽ ra có thể giải quyết được khi bên chuyên môn là tổ chức tín dụng và bên thực hiện là nông dân, doanh nghiệp, HTX phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giải quyết các vướng mắc. Theo đó, phía ngân hàng phải đề xuất cơ quan quản lý yêu cầu Sở KHCN, Sở Tài chính công bố định mức kỹ thuật cho những tiến bộ về sản xuất xanh, bản chất là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả, giảm ảnh hưởng tới môi trường. Ví dụ, 1ha sản xuất xanh chi phí như thế nào, nhu cầu bao nhiêu, hiệu quả ước tính ra sao… 

Còn phía nông dân, HTX, doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất để minh bạch hóa tất cả quá trình tham gia chuỗi giá trị. Nếu cứ làm ăn theo kiểu mua đi bán lại như hiện nay thì không bao giờ sản xuất bền vững được, nói gì tới chuyện được cấp tín dụng xanh không cần thế chấp.

Nhìn về dài hạn, phía ngân hàng cũng cần có hướng dẫn, đào tạo về tín dụng xanh cho các doanh nghiệp, HTX, truyền thông tập huấn để người dân hiểu được điều kiện vay theo chuỗi sản xuất xanh gồm những gì. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng cũng chưa thực sự quan tâm vấn đề này.

Để mối quan hệ cung – cầu vốn tín dụng xanh thuận lợi hơn, nhất là nông dân dễ tiếp cận nguồn vốn xanh hơn nữa, ông có đề xuất, khuyến nghị như thế nào? 

– Trước hết, về phía Hội Nông dân cần cùng với Bộ NNPTNT tham gia vào các tổ chức nông dân, xây dựng HTX, tổ hợp tác cho “ra vấn đề”, đó là yêu cầu quan trọng nhất.

Thứ hai, cần tham gia tuyên truyền, đào tạo tập huấn để nông dân nắm chắc và thực hành tốt quy trình kỹ thuật sản xuất xanh. 

Thứ ba, tăng cường năng lực cho nông dân, bao gồm năng lực về thực hiện quy trình kỹ thuật; năng lực tham gia vào các chuỗi liên kết và nâng cao năng lực tham gia giám sát, phản biện.

Các nhiệm vụ này, chúng tôi cũng như Bộ NNPTNT đều mong muốn Hội Nông dân Việt Nam tăng cường tham gia phối hợp thực hiện, với mục đích cuối cùng là thay đổi căn cơ quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng chất lượng nông sản, từ đó tăng thu nhập cho nông dân. 

Xin cảm ơn ông! 

Điều kiện bắt buộc là phải tham gia chuỗi liên kết

Ngày 7/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị triển khai chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông qua mức giảm lãi suất cho vay ưu đãi tối thiểu 1% so với lãi suất mà các chủ thể đang tiếp cận khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Ngoài ra, hạn mức cho vay sẽ được mở rộng theo tính chất liên kết, quy mô sản xuất. Thời gian vay vốn phù hợp với vòng quay và tiến độ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, trồng lúa cũng như thu mua chế biến, tạm trữ lúa gạo.

Đặc biệt, điều kiện bắt buộc để các chủ thể (gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân) được thụ hưởng các chính sách ưu đãi từ chương trình tín dụng ưu đãi là phải tham gia chuỗi liên kết.

Các ngân hàng có thể không đưa ra yêu cầu sử dụng tài sản đảm bảo như trước đây. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi và ưu đãi dành cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các chủ thể để xây dựng chuỗi liên kết bền vững.

Tại Hội nghị, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật ngành nông nghiệp để tổ chức triển khai chương trình. Nhất là xác định, công bố các vùng chuyên canh; chủ thể tham gia liên kết; định mức kinh tế kỹ thuật và chi phí thực tế thực hiện khâu sản xuất lúa gạo trong liên kết lúa gạo theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao để Agribank và các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét cho vay.

Để cung - cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau: Nông dân, doanh nghiệp, HTX cần minh bạch chuỗi sản xuất - Ảnh 5.





Nguồn: https://danviet.vn/de-cung-cau-von-tin-dung-xanh-gap-nhau-nong-dan-doanh-nghiep-htx-can-minh-bach-chuoi-san-xuat-20241113165259694.htm

Cùng chủ đề

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế 3 năm vừa qua, thị trường dệt may thế giới sụt giảm về tổng cầu do kinh tế, dịch bệnh....

Chuyển đổi xanh để hội nhập toàn cầu, phát triển bền vững

VOV.VN - Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, tiêu dùng xanh… đã và đang trở thành xu hướng phát triển trên toàn cầu. Việt Nam đang có nhiều nỗ lực chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn như một định hướng ưu tiên và giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 mà Đại hội đại biểu...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Ninh Thuận: Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch vùng đồng bào Chăm

Chiều 6/11, tại thôn Hữu Đức, UBND xã Phước Hữu tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) tổng hợp Nông nghiệp và Du lịch Bầu Zôn. Đây là mô hình kinh tế tập thể gắn dịch vụ nông nghiệp với du lịch đầu tiên được thành lập đi vào hoạt động ở vùng đồng bào Chăm trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đến dự có ông Lê Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Nông...

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác thương mại với Ả-rập Xê-út

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

Tối 14/11, tại TP.Châu Đốc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024)- phu nhân Danh thần...

KHẨN: Ngày mai, 15/11, biển Đông lại đón bão USAGI

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày mai, 15/11, cơn bão USAGI (hiện đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon -Philippines) sẽ đi vào biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16, trở thành cơn bão số 9. ...

Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (Vietnam STEM AI Robotics

Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR 2004) chính thức được khởi động, tạo sân chơi sáng tạo đỉnh cao cho học sinh yêu thích công nghệ. ...

Con ếch, con lươn đồng là 2 con ưa nước, nông dân Cần Thơ nuôi thành công trên cạn, bán trúng

Bà con ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) tấm tắc khen vợ chồng chị Đinh Thị Kỳ “thuận vợ thuận chồng”, chí thú làm ăn nên kinh tế gia đình ngày càng khởi sắc. Với mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi lươn đồng,...

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng mừng bởi xã này có thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu/năm

Tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Thành (xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vui mừng khi biết đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 khoảng 60 triệu đồng/người/năm....

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

“Hiến đất xây trường học, hành động rất đáng trân trọng” của ông Ma Dỉ Măng ở Hà Giang

Ông Ma Dỉ Măng (sinh năm 1972), xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần (Hà Giang), đã có nghĩa cử rất đáng trân trọng khi hiến đất để xây dựng trường học. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng mà còn góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. ...

Liên tiếp xảy ra mất trộm sâm Ngọc Linh, Kon Tum lắp đặt 2 trạm phát sóng giúp nông dân lắp camera bảo vệ

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị viễn thông đã hoàn thành lắp đặt 2 trạm phát sóng tại vùng sóng yếu, giúp người dân có thể thuận tiện liên lạc, bảo vệ vườn sâm. ...

Đứng lên từ “bão” Covid

Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. ...

Cùng chuyên mục

An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

Tối 14/11, tại TP.Châu Đốc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024)- phu nhân Danh thần...

KHẨN: Ngày mai, 15/11, biển Đông lại đón bão USAGI

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày mai, 15/11, cơn bão USAGI (hiện đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon -Philippines) sẽ đi vào biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16, trở thành cơn bão số 9. ...

Con ếch, con lươn đồng là 2 con ưa nước, nông dân Cần Thơ nuôi thành công trên cạn, bán trúng

Bà con ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) tấm tắc khen vợ chồng chị Đinh Thị Kỳ “thuận vợ thuận chồng”, chí thú làm ăn nên kinh tế gia đình ngày càng khởi sắc. Với mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi lươn đồng,...

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng mừng bởi xã này có thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu/năm

Tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Thành (xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vui mừng khi biết đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 khoảng 60 triệu đồng/người/năm....

Hơn 200 nghìn gốc lan sẵn sàng cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2025

Một lượng lớn hoa lan đang được các nhà vườn tại TP.Đà Nẵng dày công chăm sóc. Dự kiến hơn 200.000 gốc lan sẽ được cung cấp cho thị trường hoa Tết năm nay. ...

Mới nhất

Vừa lên sàn, tập đoàn chuyên bán nguyên liệu của ông Nguyễn Thiên Trúc ‘mất’ ngay nghìn tỉ

Vừa lên sàn hôm 11-11 với giá 63.000 đồng/cổ phiếu, sau vài phiên điều chỉnh, vốn hóa CTCP Nguyên liệu Á châu AIG 'bốc hơi' hơn nghìn tỉ đồng. ...

Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà đầu tư, nhà thầu huy động thêm máy móc, nhân lực, triển khai công việc với tốc độ nhanh hơn, tổ chức thi công với quyết tâm "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió"... Ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa, kiểm tra...

“Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế”

(ĐCSVN) - Đối thoại Biển là sáng kiến của Học viện Ngoại giao nhằm kết nối các nhà khoa học bàn thảo về khoa học biển, kết hợp thảo luận chính sách và khuôn khổ pháp lý hướng tới quản trị biển bền vững. ...

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của...

Mới nhất

làm sao để kiểm soát?