Trang chủNewsThời sựĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn...

ĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hoá


Nhiều di tích, di sản xuống cấp vì thiếu kinh phí

Chiều 23/10, thảo luận tại nghị trường, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Ủng hộ thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, đại biểu, thượng tọa Thích Đức Thiện – Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Điện Biên cho biết, theo thống kê, nước ta hiện có hơn 40.000 di tích, hơn 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, 15 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu…

ĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hoá- Ảnh 1.

Đại biểu, thượng tọa Thích Đức Thiện – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích ở nước ta còn rất thấp so với yêu cầu thực tế.

Nhiều di tích, di sản văn hóa đang bị xuống cấp, mai một do thiếu kinh phí duy trì. Ví dụ như di tích Đồng Dương ở Quảng Nam đang trong tình trạng khẩn cấp và cần nguồn lực để khôi phục…

“Việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội đất nước”, thượng tọa Thích Đức Thiện, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên góp ý.

ĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hoá- Ảnh 2.

Các đại biểu lắng nghe thảo luận tại nghị trường.

Để Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa hoạt động hiệu quả, đại biểu cho rằng, cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho quỹ, nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của quỹ.

Bên cạnh đó, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng quỹ cần đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Quỹ cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các chuyên gia trong việc thực hiện quy trình trùng tu, tôn tạo, bảo đảm tối đa các giá trị gốc của di tích.

Đồng thời, đại biểu cũng đề xuất mở rộng thẩm quyền thành lập Quỹ cho các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm tạo nguồn lực đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Quá nhiều quỹ không hiệu quả

Tranh luận với đại biểu Thích Đức Thiện về sự cần thiết thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, đại biểu Phạm Thúy Chinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng, việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa đặt ra từ yêu cầu thực tiễn.

Tuy nhiên điều này cũng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như: phân tán về nguồn lực của ngân sách Nhà nước (NSNN); không đảm bảo nguyên tắc là một tài liệu duy nhất về NSNN; khó khăn khi triển khai tổ chức thực hiện.

ĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hoá- Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang.

“Tôi cho rằng, khi nguồn lực của chúng ta không được thể hiện một cách rõ ràng thì sẽ rất khó để tổ chức được thực hiện, đặc biệt là đối với các địa phương, việc thành lập, duy trì và quản lý vận hành các quỹ này sẽ vô cùng khó khăn”, đại biểu Chinh nêu quan điểm.

Do đó, bà Chinh đề nghị nội dung này cần được xem xét thấu đáo và cân nhắc việc thành lập quỹ.

Còn theo đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp, nên cân nhắc việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp chỉ ra: “Hiện nay, chúng ta đã thành lập rất nhiều quỹ. Vừa qua, các ủy ban của Quốc hội đã giám sát một loạt các quỹ ngoài ngân sách và nhận thấy nhiều quỹ hoạt động không hiệu quả. Do đó, có ý kiến cần phải giảm bớt các quỹ”.

Nhưng theo ông Hoà, từ Quốc hội khóa XIV và XV đến nay, dù đã có những ý kiến như trên nhưng phần lớn các cơ quan trình dự thảo luật đều có nội dung thành lập quỹ và được Quốc hội chấp nhận.

ĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hoá- Ảnh 4.

Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp.

“Như vậy, chúng ta không những không giảm mà còn tăng quỹ ngoài NSNN. Đây là vấn đề quan trọng cần xem xét. Dù đây không phải NSNN, là huy động nguồn lực toàn dân nhưng đó cũng là nguồn lực xã hội. Tôi đề nghị nên xem xét cần thiết thành lập thêm quỹ hay không”, ông Hoà nêu ý kiến.

Góp ý tại nghị trường, đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, ông đề nghị cân nhắc kỹ quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương vì việc hình thành quỹ ở địa phương, không phải tỉnh nào cũng có thể thành lập, nên quy định thành lập quỹ ở trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập và quản lý quỹ.

Giải trình làm rõ, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục ghi nhận vấn đề quỹ còn có ý kiến khác nhau.

Theo ông Vinh, qua lắng nghe ý kiến của đại biểu thì đa số các ĐBQH thống nhất phương án có quỹ vì quỹ này không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, thực ra đây là tiếp nhận các nguồn tài trợ, các nguồn hiến tặng.

ĐBQH tranh luận việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hoá- Ảnh 5.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh giải trình làm rõ.

Tới đây, Quốc hội bàn bạc để thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với một lượng kinh phí rất lớn nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu về phát triển văn hóa.

Vì vậy, sự tham gia của xã hội là hết sức quan trọng và quỹ này chính là cơ chế để chúng ta tiếp nhận sự hỗ trợ, đóng góp của xã hội.

Giải thích tại sao phải có quỹ này, ông Vinh cho biết: “Di sản văn hóa là vấn đề rất đặc biệt, phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước, mọi việc tổ chức và bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa phải thực hiện rất chặt chẽ do các cơ quan nhà nước tiến hành giám sát, tổ chức thực hiện.

Do đó, chúng tôi nghĩ rằng cơ chế quỹ này sẽ giúp cho chúng ta huy động thêm các nguồn lực. Còn trong luật đã quy định là không nhất thiết là địa phương nào cũng phải thành lập quỹ, tùy điều kiện, các địa phương thấy có điều kiện thì thành lập, còn các địa phương thấy không cần thì cũng không nhất thiết”.

Theo dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), quỹ bảo tồn di sản văn hóa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc đầu tư chưa đủ.

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập.

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội trên địa bàn, khả năng huy động các nguồn lực xã hội và tính hiệu quả của quỹ để quyết định việc thành lập.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dbqh-tranh-luan-viec-thanh-lap-quy-bao-ton-di-san-van-hoa-19224102317484363.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất bổ sung hơn 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank

23/10/2024 17:35 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình tại phiên họp. (PLVN) - Chiều 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB). Trình bày tờ trình, Phó Thủ tướng,...

bảo đảm thống nhất với Luật Đất đai, Luật Xây dựng

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa    Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ...

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết.

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank

Chiều 23/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). ...

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia: Nhiều chỉ tiêu không còn phù hợp

DNVN - Trình bày tờ trình của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nêu rõ, qua 3 năm tổ chức thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đến nay nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ga Thủ Thiêm của đường sắt tốc độ cao Bắc

Theo quy hoạch, ga Thủ Thiêm có diện tích khoảng 17ha, tọa lạc ở...

Phát động giải thưởng hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến

Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với...

Tổng thống Putin coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Maksim Maksim...

Từng có giá 6 tỷ đô la, vì sao công ty sinh học 23andMe trên bờ vực phá sản?

Được thành lập vào năm 2006, công ty công nghệ sinh học và di...

Quảng Ngãi thi đua cao điểm “500 ngày hoàn thành 3.000km cao tốc” như thế nào?

Ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã ban hành kế hoạch triển...

Bài đọc nhiều

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu đi "vòng” qua Nam Định, kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải phía Bắc. Phù hợp quy hoạch địa phương, có tiềm năng phát triển mới Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT),...

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng số tiên tiến, bảo đảm độ tin cậy an toàn dữ liệu, góp phần tạo lập nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ số. Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng...

Lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Dự lễ có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương. Vnews

Bão Trami tiến sát Biển Đông, cường độ mạnh thêm

  Chiều nay, bão Trami trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines, dự báo vào Biển Đông ngày 25/10, cường độ tiếp tục mạnh thêm. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, sáng sớm 22/10, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Trami. Lúc 13h cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 126,5 độ Kinh Đông, trên vùng...

Cùng chuyên mục

Tin bão Trà Mi mới nhất ngày 24/10, cảnh báo mưa giông trên Biển Đông

Tâm bão Trà Mi đang ở trên đất liền Philippines, sẽ di chuyển vào Biển Đông với tốc độ 15-20km/h. Hiện nay, ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, có lúc cấp 8. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 24/10, cơn bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 122,4 độ Kinh Đông, trên...

“Tình hữu nghị Việt – Nga giúp hai nước vượt qua những thời khắc khó khăn”

(Dân trí) - Nhắc lại những thăng trầm trong lịch sử, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính tình hữu nghị Việt - Nga đã giúp hai nước vượt qua mọi khó khăn, thiết lập quan hệ hợp tác bao trùm, toàn diện. Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nga trong cuộc gặp chiều 23/10 (theo giờ địa phương), tại thành phố Kazan, Nga. Thủ tướng...

Chính phủ đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước vào VCB

(ĐCSVN) - Nguồn đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ...

Cần quy định cụ thể thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

(ĐCSVN) - Góp ý vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét quy định cụ thể về thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời đề xuất, dự thảo Luật nên quy định theo hướng chỉ cần cập nhật khi có di sản mới được phát hiện hoặc công nhận, thay vì phải kiểm kê lại toàn bộ di...

Người Việt tại Nga góp phần vun đắp quan hệ Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau khi đến thành phố Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng, chiều 23/10 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp gỡ đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.   ...

Mới nhất

Chất độc của kiến ba khoang nguy hiểm ra sao?

Nhiều người bị dính chất độc pederin kiến ba khoang ở vùng nhạy cảm như mắt, nách, vùng kín khiến da tổn thương diện rộng, lâu lành. Anh N.G.N. (29 tuổi, Bình Dương) khi ngủ có cảm giác kiến bò ở vùng kín, dùng tay...

Đừng chủ quan với các triệu chứng hô hấp kéo dài

Trong mùa mưa bão, độ ẩm cao và không khí lạnh khiến các bệnh hô hấp dễ bùng phát. Các triệu chứng hô...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin tại Học viện Quốc phòng

(Bqp.vn) - Sáng 23/10, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và chuyển đổi số Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuyển đổi số và ứng...

dấu hiệu ung thư não giai đoạn đầu

Các dấu hiệu ung thư não giai đoạn đầu thường ít khi được phát hiện do có nét tương đồng với các vấn đề khác của sức khỏe. Để tránh gặp phải tình trạng...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và...

Mới nhất