Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐBQH đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng...

ĐBQH đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách


Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): ĐBQH đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách trong  - Ảnh 1.

Các nghệ nhân dân gian chính là những người “giữ lửa”, “truyền lửa”, quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng. Hình minh họa

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo luật. Theo đại biểu, nghệ nhân được ví như là báu vật nhân văn sống, sợi dây lưu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản.

Tuy nhiên, Luật Di sản văn hóa năm 2001 chưa quy định chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân và đến năm 2009 luật sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó khoản c Điều 26 có quy định “trợ cấp sinh hoạt hằng tháng và ưu đãi đối với nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn”.

Đến năm 2015, Chính phủ đã ban hành được Nghị định 109, trong đó quy định về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú nhưng phải thuộc đối tượng là thu nhập thấp hay có hoàn cảnh khó khăn. Theo báo cáo tổng kết thi hành luật, từ khi ban hành đến nay thì chỉ có 20/1.881 nghệ nhân được phong tặng được hưởng chế độ này và không có nghệ nhân dân gian nào trong số 747 nghệ nhân dân gian được hỗ trợ, vì họ không thuộc đối tượng trong Nghị định 109.

Nêu câu chuyện tại địa phương mình, đại biểu Trần Thị Vân cho biết, Bắc Ninh là tỉnh có số lượng lớn các di tích. Ngoài 1.589 di tích, 651 di tích được xếp hạng, 14 hiện vật là bảo vật quốc gia thì Bắc Ninh còn có 49 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 8 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 4 di sản được UNESCO ghi danh, như dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu, v.v..

Theo đại biểu, một trong các giải pháp để bảo tồn và phát huy các di sản quý báu này của tỉnh Bắc Ninh đó là tiên phong trong việc thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân. Bắc Ninh hiện nay có 203 nghệ nhân được tôn vinh, trong đó có 10 nghệ nhân nhân dân, 42 nghệ nhân ưu tú được Nhà nước tôn vinh và 151 nghệ nhân được tỉnh phong tặng.

Từ năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 2013 quy định về các chính sách để nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, theo đó, đối với nghệ nhân nhân dân được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 2 lần mức lương cơ sở, nghệ nhân ưu tú là 1,5 lần và nghệ nhân do tỉnh phong tặng được hưởng 1 lần mức lương cơ sở một tháng, ngoài ra, mỗi nghệ nhân còn được hỗ trợ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở như đối với cán bộ, công chức.

“Có thể nói, sau gần 10 năm thực hiện chính sách này, Bắc Ninh đã và đang phát huy được tài năng của các nghệ nhân, khuyến khích họ trao truyền, cống hiến, lan tỏa, giữ gìn và bảo tồn di sản” – đại biểu nhấn mạnh.

Cũng theo nữ đại biểu, tại dự thảo luật lần này đã tiếp thu và bổ sung các chính sách phù hợp, mạnh mẽ hơn để tôn vinh và có các chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân. Do đó, đại biểu hoàn toàn đồng tình với việc bổ sung quy định về chính sách đãi ngộ đối với tất cả các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 dự thảo luật mà không bị hạn chế bởi quy định với nghệ nhân có thu nhập thấp hoặc hoàn cảnh khó khăn như luật hiện hành.

Ngoài ra, đại biểu Trần Thị Vân cũng đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách cùng với nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, bởi nếu chỉ quy định như trên thì chỉ mới có nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú được hỗ trợ mà chưa đề cập đến chính sách đối với nghệ nhân dân gian.

Trong khi nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, được Hội xét duyệt rất kỹ lưỡng và trao cho những người có thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở nhiều các lĩnh vực khác nhau, từ năm 2003 đến nay, sau hơn 20 năm, Hội mới xét tặng và phong tặng cho 747 nghệ nhân.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị nên cân nhắc khi quy định số tiền cụ thể mức hỗ trợ các nghệ nhân tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 trong dự thảo nghị định trình kèm với hồ sơ dự án luật thay vì mức hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân là 2 triệu đồng, nghệ nhân ưu tú là 1,5 triệu đồng/tháng và chế độ mai táng phí là 10 triệu đồng/người thì nên quy định mức hỗ trợ tối thiểu đối với nghệ nhân dân là 1,5 lần mức lương cơ sở, nghệ nhân ưu tú là 1 lần và nghệ nhân dân gian là 0,7 lần và chế độ mai táng phí là 5 lần mức lương cơ sở để vừa đảm bảo tính ổn định lâu dài.

“Như vậy, vừa đảm bảo mức hỗ trợ phù hợp, xứng đáng đối với các nghệ nhân, khích lệ họ thêm yêu nghề, truyền nghề, khích lệ lớp nghệ nhân kế cận là những người trẻ tích cực hơn tham gia trong việc bảo toàn và phát huy giá trị của di sản” – đại biểu nêu quan điểm.

Thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là hết sức cần thiết

Cùng góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Trần Văn Thức – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ sự tán thành với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Theo đại biểu, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách đầu tư cho văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng còn có nhiều khó khăn, hạn hẹp thì việc thành lập quỹ này là hết sức cần thiết.

Thực tiễn vừa qua khi thực hiện giám sát tại các địa phương đối với chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 cũng cho thấy ngay trong cơ chế, chính sách bảo đảm cho các đơn vị thuộc ngành văn hóa là hết sức khó khăn.

“Dự thảo luật quy định việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa chính là một trong những giải pháp theo chúng tôi là hữu hiệu để huy động nguồn lực đầu tư cho di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra” – đại biểu bày tỏ.



Nguồn: https://toquoc.vn/luat-di-san-van-hoa-sua-doi-de-nghi-bo-sung-nghe-nhan-dan-gian-vao-doi-tuong-duoc-huong-chinh-sach-2024070316091905.htm

Cùng chủ đề

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Đề nghị bổ sung quy định cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất di tích hỗn hợp

(Tổ Quốc) - Đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần bổ sung quy định về cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. ...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc Thủ đô trong dòng chảy đương đại

(Tổ Quốc)- Sáng 13/11, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”. ...

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản mở ra những cách tiếp cận mới

(Tổ Quốc) - Công nghệ AI là "cánh tay nối dài" để hỗ trợ cho tiến trình bảo tồn di sản văn hóa hay phục dựng các tác phẩm nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn, mở rộng hơn và lan tỏa nhanh hơn đến với công chúng. Tuy nhiên, công...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút lượng du khách “khủng” nhất từ trước đến nay

(Tổ Quốc) - Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội. ...

Pavillion “Rồng rắn lên mây” trong lòng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

(Tổ Quốc) - Một trong những không gian được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, đó là Pavillion “Rồng rắn lên mây” đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm). ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Cùng chuyên mục

Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có nhân sự làm việc cho TikTok tại Mỹ

Thống kê cho thấy trong năm 2023, khoảng 20% số nhân viên của TikTok Mỹ được ByteDance tuyển dụng theo diện thị thực lao động (H-1B) là người Việt Nam. ByteDance đã tuyển dụng tổng cộng 1.089 nhân viên người nước ngoài và xin cấp thị thực lao động (visa H-1B) cho những nhân viên này vào Mỹ làm việc cho TikTok, tính đến hết tháng 9/2023. Trong số này, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có lao động...

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà tăng của nó là do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc thi Miss Universe 2024

Tối 13/11, trang chủ Miss Universe Vietnam công bố "Ngọc Điệp Kỳ Nam" là bộ trang phục dân tộc chính thức của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024. Thiết kế là tác phẩm của NTK Đặng Trần Trí, với sự cố vấn từ NTK Nguyễn Minh Công.Kỳ Duyên cũng vừa cán mốc 1,8 triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram. Sau vài ngày chinh chiến tại cuộc thi, cô đã tăng hơn 100 nghìn người theo dõi. Con số...

Mới nhất

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu...

Ba tiêm kích thế hệ năm đồng loạt xuất hiện ở Trung Quốc

TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt...

Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ

Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam. Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh nên suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’. Ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh...

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Tổng thống đắc cử Trump gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp nhau tại Nhà Trắng theo lời mời của ông Biden. Ông Trump lần đầu tới Nhà Trắng sau khi đắc cử tổng thống Mỹ Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump có cuộc gặp tại Nhà Trắng...

Mới nhất