Trang chủNewsThời sựDạy thêm, học thêm cần bám sát Chương trình Giáo dục phổ...

Dạy thêm, học thêm cần bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018


Chia sẻ về vấn đề này, ông Đặng Tự Ân (Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT) cho rằng, việc sửa đổi Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về DTHT cần bám sát hoạt động thực tế hiện nay cũng như những quy định mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018).

Ông Đặng Tự Ân (Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD&ĐT).
Ông Đặng Tự Ân (Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT).

Tránh đưa ra những nguyên tắc khó thực hiện

Thưa ông, Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến quanh dự thảo quy định về quản lý DTHT. Ông thấy, tại dự thảo lần này có những điểm mới nào cần lưu ý?

– Dự thảo thông tư mới, nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT (Thông tư 17) nhằm mục đích chấm dứt DTHT tiêu cực, làm trong sạch môi trường văn hóa nhà trường; bảo đảm nhà trường luôn có đời sống tinh thần tích cực, thầy trò luôn thương yêu nhau, thấu cảm với nhau hơn.

Trước hết, dự thảo thông tư có ghi nội dung DTHT là “góp phần củng cố, nâng cao kiến thức”. Cụm từ trên được giữ nguyên, giống Thông tư 17 nhưng theo tôi, dự thảo nên bỏ cụm từ này bởi CT GDPT 2018 đã thay đổi rất nhiều về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá trong giáo dục. Hoạt động DTHT là “cái bóng của dạy chính khóa” theo cách nói của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO); có nghĩa là DTHT không bao giờ tự mất đi và luôn song hành, như hình với bóng với dạy học chính khóa. Dạy học chính khóa, chính là CT GDPT 2018 đã thay đổi thì quan điểm của DTHT cần thay đổi theo.

Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “phải chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực người học”. Có nghĩa là nâng cao kiến thức cho người học không còn là mục tiêu bao trùm mà cần tập trung cho phát triển năng lực người học. Dạy học bây giờ là dạy phát triển năng lực học sinh (dạy người), chứ không phải bồi đắp thật nhiều kiến thức sách vở cho học sinh như quan niệm cũ (dạy chữ).

Ngay lý luận dạy học cũng nhấn mạnh, “cần đảm bảo kiến thức cơ bản vừa đủ”, dành ưu tiên phát triển năng lực học sinh thông qua đổi mới phương pháp và hoạt động giáo dục. Nguyên tắc trong thông tư DTHT rất quan trọng, không những định hướng các giải pháp và tổ chức, quản lý DTHT mà còn ảnh hưởng lớn tới sự thành công của mục tiêu chương trình giáo dục chính khóa, tức CT GDPT 2018.

Ngoài ra, các nguyên tắc đề cập tới tự nguyện, không ép buộc, thời lượng, thời gian, địa điểm, không quá tải hay không cắt giảm nội dung và dạy trước nội dung chính khóa… là rất thực tiễn và cấp bách. Tuy nhiên cần có giải pháp DTHT khả thi đi kèm, tránh đưa ra nguyên tắc nhưng khó thực hiện hoặc có hiệu quả thấp khi triển khai.

Tại dự thảo có quy định rõ về DTHT trong nhà trường. Quan điểm của ông như thế nào?

– Điểm mới của dự thảo là tổ chức DTHT thông thoáng hơn, không bó buộc như Thông tư 17, thậm chí còn bỏ hẳn một điều cấm DTHT; việc tổ chức quản lý DTHT có bài bản hơn, quy củ hơn. Giáo viên và học sinh yên tâm được DTHT ở ngay trường mình và chính thầy cô/học sinh mình đang dạy/học chính khóa.

Tuy nhiên, chính những điểm mới này làm tôi thấy băn khoăn, lo ngại bởi vô hình trung sẽ biến nhà trường có hai chương trình dạy học: chính khóa và dạy thêm cùng tồn tại và cùng được tổ chức tại cùng một cơ sở giáo dục. Một chương trình chính khóa, người dạy hưởng lương của Nhà nước và một chương trình dạy thêm, có phí dạy thêm do cha mẹ các em đóng góp. Như vậy, DTHT đã được hợp lý hóa chính thức trong các cơ sở giáo dục. Điều này, khiến mong ước về “Trường học hạnh phúc” chắc chắn sẽ còn rất xa.

Trong Thông tư 17, tôi rất đồng tình khi việc dạy thêm được coi là “hoạt động dạy học phụ thêm” nhưng rất tiếc, tại dự thảo lần này lại bỏ đi. Theo tôi, đặt vai trò và nhiệm vụ của DTHT như cũ là đúng mức và xác định nó là cái “bóng” của dạy học chính khóa theo quan niệm của UNESCO.

DTHT chỉ đi đúng hướng khi nhà trường có trách nhiệm giúp một bộ phận học sinh có trình độ kiến thức dưới chuẩn, nâng lên đạt chuẩn về yêu cầu cơ bản. Mức phí có thể không thu hoặc thu một phần bồi dưỡng cho thầy cô dạy. Và như vậy, không thể tổ chức DTHT đồng loạt đại trà như tổ chức dạy học chính khóa.

Ngành giáo dục phải được duyệt và ban hành nội dung dạy thêm

Theo ông, DTHT trong nhà trường cần tổ chức những nội dung gì và thực hiện như thế nào?

– Hoạt động DTHT trong trường, cần hỗ trợ cho dạy chính khóa, vì nó là cái “bóng” mà. DTHT có thể là việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động sáng tạo cho học sinh. Trong trường học không dạy thêm kiến thức chuyên sâu cho từng môn học riêng lẻ.

Hiện tại ở nhiều trường đã thực hiện rất tốt khi tổ chức dạy thêm các môn tích hợp, liên môn như STEM, STEAM, STEAME hoặc giáo dục cảm xúc, đạo đức và nhân văn cho học sinh. Cùng với đó, dạy thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng phi nhận thức cho học sinh thông qua các lớp học rèn luyện kỹ năng sống, phát triển các câu lạc bộ khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hay dạy học sinh cách làm bài kiểm tra, bài thi trong đề ngữ văn dưới dạng mở, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân…

Trong Luật Giáo dục hiện hành và trong các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT gần đây đã rất nhấn mạnh và coi trọng dạy kỹ năng tự chủ, tự học cho học sinh. Trong các nhà trường hiện nay, việc đánh giá học sinh phẩm chất chủ yếu là “sống tự chủ” và năng lực chung là “tự học”. Với cách DTHT kiến thức ồ ạt trong nhà trường, e rằng học sinh sẽ lười tư duy, hạn chế sáng tạo và bỏ qua mục tiêu đánh giá. Điều này tác động không tốt tới sự phát triển năng lực học sinh.

Hoạt động DTHT trong trường là vậy, còn DTHT ngoài nhà trường thì sao, thưa ông?

– Tôi hoan nghênh và đánh giá cao việc HĐND các tỉnh, TP quy định mức thu phí DTHT; đặc biệt không cấm cán bộ quản lý và giáo viên được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Quy định này là đúng luật, đúng đạo lý. Giáo viên có quyền làm thêm, dạy thêm và học sinh có quyền được học thêm theo quy định của chính quyền các cấp và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Với đời sống giáo viên còn thiếu thốn, thu nhập còn kém trong cơ chế thị trường, thì việc mở cửa rộng rãi cho giáo viên được dạy thêm bằng chính tài năng, sức lực của mình và học sinh có nhu cầu chính đáng được học thêm để nâng cao giá trị bản thân là cách nhìn nhân văn, thực tế và thông minh. Việc DTHT theo cách cũ được chuyển ra ngoài nhà trường. Trong trường chỉ dạy học theo chương trình chính khóa và DTHT theo định hướng hỗ trợ phát triển năng lực học sinh.

Theo ông, cần làm gì để tránh tình trạng quá tải trong DTHT?

– Theo tôi, phải quy định ngành giáo dục được duyệt và ban hành nội dung dạy thêm. Ở các nước phát triển, nội dung quy định bắt buộc này mang tính tiên quyết. Cần có chế tài cụ thể để tránh giáo viên và học sinh quá tải trong việc DTHT, làm ảnh hưởng tới thực hiện chương trình giáo dục chính khóa; không để “chân ngoài dài hơn chân trong”.

Quản lý và tổ chức DTHT là việc làm vô cùng khó ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Đối với giáo dục Việt Nam, cần phải có giải pháp đồng bộ từ cấp vĩ mô và sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp quản lý mới có thể thay đổi để DTHT thực sự hỗ trợ tích cực cho nâng cao chất lượng dạy học chính khóa.

Trước mắt, chúng ta cần có chủ trương, cách làm mang tính đột phá, như về thay đổi phương thức thi cử hay chuyển đổi mô hình trường chuyên lớp chọn. Tôi hy vọng, với những đổi mới này sẽ làm cho hoạt động DTHT không còn tiêu cực và đem lại môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng và hạnh phúc.

– Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/day-them-hoc-them-can-bam-sat-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018.html

Cùng chủ đề

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong dạy thêm, học thêm

Trong xã hội hiện nay, những đối tượng có nhu cầu học thêm phổ biến là học sinh học yếu, kém, mất cơ bản phải phụ đạo để được bổ sung, củng cố kiến thức. Ngược lại, có một bộ phận học sinh học tốt, muốn học nâng cao cũng tìm đến các thầy cô giỏi để học thêm. Cùng với đó, đông đảo học sinh cuối cấp cũng đăng ký học thêm để phục vụ mục đích ôn...

Không được ép buộc học thêm

Tại dự thảo Thông tư nói trên có 4 chương, 16 điều, trong đó đưa ra quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm, tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, mức thu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Những chatbot AI miễn phí thông minh nhất hiện nay

(Dân trí) - Với những chatbot AI miễn phí được giới thiệu dưới đây, bạn sẽ có thêm những trợ thủ đắc lực để hỗ trợ cho công việc, học tập cũng như dễ dàng tìm câu trả lời cho những thắc mắc cần giải đáp.   "Sự trỗi dậy" của các chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Cuối tháng 1/2023, ChatGPT - chatbot (phần mềm chat tự động) tích hợp trí tuệ nhân tạo - đã vụt sáng trở...

Chủ nhân Nobel hóa học 2024 từng đến Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture

Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel hóa học 2024 đã từng đến Việt Nam năm 2022 để nhận giải thưởng VinFuture. Từ Hà Nội, ông đã gửi lời nhắn tới sinh viên Việt Nam hãy dám mơ những điều lớn lao giống như chính ông thời trẻ. Nhà khoa học 8x dễ thương ở Hà Nội Mới đây, trên trang cá nhân của mình, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni đã chia sẻ bức ảnh...

Bộ GTVT nói gì về kiến nghị thay đổi phương án phân luồng cao tốc Cam Lộ

Theo cử tri Quảng Trị, hiện nay TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chưa...

Bản lĩnh, tiên phong, khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai đất nước

Nêu cao tinh thần nhân ái, chia sẻ Bước cùng đất nước đi qua những giai đoạn khó khăn, dù chính bản thân cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cũng đang vật lộn với biết bao khó khăn, thách thức trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, thiên tai bão lũ do các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một khác nghiệt song với tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm cộng đồng...

Cùng chuyên mục

Nam sinh Quốc học Huế vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(Dân trí) - Võ Quang Phú Đức đã giành vòng nguyệt quế Olympia năm thứ 24 và mang ngôi vị Quán quân lần thứ 3 về cho Trường THPT Chuyên Quốc học Huế. Võ Quang Phú Đức đã giành chiến thắng thuyết phục với số điểm 220, chính thức trở thành chủ nhân chiếc vòng nguyệt quế mạ vàng và phần thưởng trị giá 50.000 USD, tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng. Ngôi vị á quân thuộc về Nguyễn Nguyên Phú...

Israel ra lệnh sơ tán thêm nhiều thị trấn phía nam Lebanon

Các cuộc tấn công của Israel đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và 37 người bị thương, theo Bộ Y tế Lebanon. Trong đó, một khu vực mới bị tấn công là thị trấn Deir Billa. Quân đội Israel cho biết...

Doanh nhân Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người viết: “Hiện nay “Công-Thương cứu quốc đoàn” đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt...

BRICS mở rộng sẽ trở thành lực lượng thay đổi trật tự thế giới

“Sau khi mở rộng từ 5 lên 10 quốc gia thành viên, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã bắt tay vào con đường hợp tác theo định dạng BRICS+”, ông Wang Youming, nhà khoa học chính trị tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc viết trong bài báo đăng trên tờ Global Times. “Quy mô và sức hấp dẫn của BRICS+ khuếch đại...

10 doanh nhân Việt giàu nhất sàn chứng khoán đang sở hữu bao nhiêu tài sản?

Tính đến ngày 13-10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, top 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đang sở hữu khối tài sản hơn 260.000 tỉ đồng (hơn 10 tỉ USD). Ông Phạm Nhật Vượng - doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán - Ảnh: T.T. Những tập đoàn, doanh nghiệp mà các doanh nhân này điều hành cũng đều nằm top những đơn vị nộp thuế lớn nhất cả nước, đóng góp lớn vào sự phát...

Mới nhất

3 nữ doanh nhân Việt lọt top những người phụ nữ quyền lực

Tạp chí Fortune của Mỹ công bố danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024", trong đó có ba nữ doanh nhân Việt Nam lọt top. Ba nữ doanh nhân Việt Nam lọt top “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024". Đồ họa: Thạch Lam Bảng xếp hạng Fortune 100 Phụ nữ...

Bác sĩ FPT Long Châu cấp cứu kịp thời bé gái bị hóc dị vật

Ngày 11/10 vừa qua, khi trên đường tan học, bé N. đi cùng với gia đình và vô...

Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật

Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tậtTrong Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trên cương vị mới và là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc tới Việt Nam sau 11 năm. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ song phương, khi hai nước...

Nghiên cứu mới: Thiền hiệu quả, an toàn hơn thuốc chống trầm cảm

Một nghiên cứu đa trung tâm, dẫn đầu là Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia tại Bethesda, Maryland, Mỹ, cho thấy phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm escitalopram...

Mới nhất