Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐẩy nhanh giao 3,3 triệu ha đất rừng chưa có chủ thực...

Đẩy nhanh giao 3,3 triệu ha đất rừng chưa có chủ thực sự cho người dân


Đẩy nhanh giao 3,3 triệu ha đất rừng chưa có chủ thực sự cho người dân- Ảnh 1.

Ngành lâm nghiệp đã đạt được những kết quả như thế nào sau 3 năm triển khai chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thưa ông?

– Sau 3 năm triển khai chiến lược, với sự chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ ngành, sự phối hợp của các địa phương, ngành lâm nghiệp đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng trên tất cả các mặt: kinh tế, an sinh xã hội và môi trường.

Về kinh tế, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định 4,6%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt bình quân 15,8 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu cao. Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân 3.650 tỷ đồng/năm. 

Đặc biệt, năm 2023 đã thu được 4.130 tỷ đồng, trong đó có 997 tỷ đồng từ dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước, thực hiện chi trả kinh phí để bảo vệ khoảng 7,3 triệu ha rừng, trở thành một nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp.

Về an sinh xã hội, các hoạt động lâm nghiệp đã tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp. Chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với bình quân khoảng 6,2 triệu ha/năm, tạo nguồn thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi.

Đẩy nhanh giao 3,3 triệu ha đất rừng chưa có chủ thực sự cho người dân- Ảnh 2.

Người dân tỉnh Điện Biên chăm sóc rừng trồng. Ảnh: Tây Bắc

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng

Ông Nguyễn Bá Ngãi – Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam kiến nghị, để phát triển hơn nữa chiến lược lâm nghiệp thời gian tới, các cấp có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu bổ sung các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, trong đó thống nhất quy định về mã các loại đất lâm nghiệp và quy định cụ thể về đất sử dụng cho mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

Ngoài ra, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, công nghệ còn giúp giám sát rừng theo thời gian thực, phục vụ phòng chống cháy rừng, cũng như truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng tiếp tục duy trì đạt 42,02%; tăng cường quản lý chặt chẽ và dừng khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên; công tác bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh môi trường; góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, thực hiện các cam kết toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và các mục tiêu khác về phát triển bền vững.

Trước những quy định mới của Luật Đất đai 2024, theo ông ngành lâm nghiệp cần có sự thay đổi như thế nào?

– Trước biến động của tình hình thế giới, những quy định mới của thị trường nhằm truy xuất nguồn gốc gỗ, ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành lâm nghiệp cần tiếp tục tháo gỡ các rảo cản để thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng, tiếp tục sửa đổi những quy định về pháp luật để đồng bộ hóa với những quy định mới của Luật Đất đai 2024, trong đó có Điều 248 về sửa đổi một số điều của Luật Lâm nghiệp. Cần có sự phân cấp, phân quyền việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả, phát triển rừng bền vững, ngành nông nghiệp sẽ tham mưu với Chính phủ ban hành nghị định để thi hành điều luật này, đồng thời ban hành chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân đảm bảo quản lý rừng bền vững như phát triển du lịch sinh thái, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

Hiện nay, việc theo dõi thống kê đất đai có sự chênh lệch giữa ngành lâm nghiệp và tài nguyên môi trường. Do vậy, chúng tôi đang tham mưu cho Chính phủ ban hành quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, trong đó xác định chỉ tiêu rõ ràng về các loại rừng: đâu là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, trên cơ sở đó các địa phương rà soát, kiểm kê, đóng mốc ranh giới đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu đất đai, từ đó quản lý ổn định, giúp huy động các nguồn lực trong phát triển rừng.

Ngành lâm nghiệp cũng đang ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm kết nối với 1 triệu chủ rừng, quản lý đến từng lô, từng khoảnh rừng, cập nhật diễn biến hàng năm về sự phát triển của rừng.

Điểm mới của Luật Đất đai 2024 là mở rộng đối tượng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất rừng, với hạn mức nâng lên tới 15 lần. Quy định này có tác động như thế nào đến việc thực hiện chiến lược, thưa ông?

– Hiện nay, với việc giao đất giao rừng, đối tượng nhận đất, nhận rừng, Luật Lâm nghiệp được sửa đổi đồng bộ hóa với Luật Đất đai 2024. Ngành lâm nghiệp cũng đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi để đồng bộ đối tượng này, đơn giản hóa thủ tục hành chính để người dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất được giao

Trong năm 2024, ngành lâm nghiệp sẽ phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương thực hiện tổng điều tra, kiểm kê rừng, từ đó xác định chất lượng rừng, các lô rừng gắn với các chủ rừng, rà soát ranh giới rừng chưa có chủ để thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng.

Trong 14,7 triệu ha đất rừng và đất có rừng, có khoảng 3,3 triệu ha chưa có chủ thực sự, tạm giao cho UBND các xã quản lý. Trên cơ sở Luật Đất đai 2024 đã được ban hành, nghị định hướng dẫn đồng bộ, trên cơ sở kết quả điều tra rừng, chỉ đạo của Chính phủ, những diện tích rừng này sẽ tiếp tục rà soát, giao cho các đối tượng, ưu tiên giao cho người dân để bà con có tư liệu sản xuất, đảm bảo sinh kế, ổn định cuộc sống.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Bao giờ Việt Nam hình thành thị trường tín chỉ carbon, đánh thức “kho báu” dưới những tán rừng?

Theo ông Trần Quang Bảo (ảnh) - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), từ nay đến giai đoạn thị trường carbon Việt Nam chính thức hình thành (dự kiến năm 2028), các hoạt động mua bán, trao đổi lượng giảm phát thải carbon rừng đều phải thực hiện dưới hình...

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững. Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy,...

Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh triển khai nghị định về thanh lý rừng trồng, lưu ý rừng bị thiệt hại do bão YAGI

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị vừa ký công văn số 8153/BNN-LN ngày 30/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng....

Loại rừng nào được phép thanh lý, quy trình thanh lý rừng trồng như thế nào?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng nặng… nhưng đều chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 68 hồ chứa hư hỏng nặng, nâng số bị hư hỏng nặng của cả nước lên 408 hồ (62 hồ lớn, 113 hồ vừa, 233 hồ nhỏ), tất cả đều chưa được...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chí cho...

Rắn hổ mang, con động vật hoang dã to dài, cả làng Vĩnh Phúc nuôi thành công, đẻ trứng cản chả kịp

Xã Vĩnh Sơn (thường gọi là làng rắn Vĩnh Sơn), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam (trong đó có nuôi rắn hổ mang) với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4...

Toàn cảnh điểm bay Đồi Bù, nơi người nhảy dù lượn mắc trên đường dây điện 110kV

Mới đây, người đàn ông nhảy dù từ độ cao 800 m xuống cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ đã bị mắc trên đường dây cao thế 110kV. ...

Phương tiện nối nhau hàng cây số chờ qua nút giao đang thi công hạ tầng cao tốc Hoà Liên – Túy Loan

Chiều ngày 13/11, các phương tiện tham gia giao thông nối đuôi nhau hàng cây số để di chuyển qua khu vực nút giao đang thi công hạ tầng cao tốc Hoà Liên - Túy Loan. ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Cùng chuyên mục

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà tăng của nó là do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc thi Miss Universe 2024

Tối 13/11, trang chủ Miss Universe Vietnam công bố "Ngọc Điệp Kỳ Nam" là bộ trang phục dân tộc chính thức của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024. Thiết kế là tác phẩm của NTK Đặng Trần Trí, với sự cố vấn từ NTK Nguyễn Minh Công.Kỳ Duyên cũng vừa cán mốc 1,8 triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram. Sau vài ngày chinh chiến tại cuộc thi, cô đã tăng hơn 100 nghìn người theo dõi. Con số...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Mới nhất

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà...

‘Đầu tư’ trên mạng, một phụ nữ Nhật bị lừa số tiền kỷ lục hơn 5 triệu USD

Wen Zhuolin, 34 tuổi, tự xưng là giám đốc công ty ở Tokyo, lừa người phụ nữ Nhật Bản tham gia chương trình đầu tư trên ứng dụng nhắn tin Line. ...

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% Theo đánh giá của Sở...

Thuế VAT phân bón: Trăn trở của nông dân miền Tây

Trước đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với mặt hàng phân bón, nông dân trồng lúa, cây ăn trái ở miền Tây mong muốn cơ quan quản lý nhà nước làm sao giảm giá phân bón để giảm chi phí đầu vào. ...

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua...

Mới nhất