Trang chủNewsChính trịĐẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế,...

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam


NDO – Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Cục diện mới đa cực đang định hình

Theo ông Vũ Duy Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại (Bộ Ngoại giao), tình hình thế giới, khu vực có ảnh hưởng nhất định đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định.

Theo ông Thành, đặc trưng nổi bật của cục diện thế giới hiện nay khác so với các giai đoạn trước là “thế giới đang đứng trước thời điểm bước ngoặt, dịch chuyển nhanh hơn sang cục diện mới đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc”.

Cùng với đó là tính bất ổn, bất định và bất trắc gia tăng, như từ Trung Đông đến châu Âu, các điểm nóng khu vực xung đột nổi lên ngày càng nhiều. Trên thế giới hiện nay, mức độ bất ổn, bất định lớn hơn nhiều, thí dụ như ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine, Israel-Hamas, căng thẳng ở Biển Đỏ… có tác động đến mọi mặt đời sống quốc tế.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 1

Ông Vũ Duy Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Thêm vào đó, các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường, an ninh mạng… ngày càng gia tăng. Đơn cử như biến đổi khí hậu, theo ông Thành, nếu không được kiềm chế thì đến năm 2050, mức độ thiệt hại của biến đối khí hậu gây ra có thể lên tới 3.100 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới, trong đó Việt Nam cũng là nước đang gánh chịu nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu, hơn 60% lượng thủy hải sản của Việt Nam đang chịu tác động lớn do hạn mặn khi tần suất và cường độ năm nay mạnh hơn rất nhiều so với các năm trước. Ngoài ra, các dự án lớn của các nước trong vùng cũng có tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới hiện nay đối mặt nhiều khó khăn hơn giai đoạn trước, tăng trưởng kinh tế có khả năng chậm hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, với nhiều cơn gió ngược hơn bao giờ hết. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và từ các điểm nóng trên thế giới như như xung đột Israel-Hamas, căng thẳng ở Biển Đỏ, xung đột Nga-Ukraine…

Biếm họa: CHAMARA SUPUN
Bất ổn leo thang trên Biển Đỏ

“Riêng vấn đề Biển Đỏ, việc lực lượng Houthi tấn công tàu chở hàng trên Biển Đỏ đã đẩy chi phí bảo hiểm lên gấp khoảng gần 10 lần. Đối với Việt Nam, chi phí chở hàng đến địa bàn phải đi qua Biển Đỏ đội lên rất nhiều. Thí dụ, một container cuối năm 2023 có chi phí là 750 USD/container, đến quý I/2024 con số này đã lên mức 6.000-6.500 USD/container. Điều này đánh trực tiếp vào túi tiền của doanh nghiệp, địa phương và đằng sau là người dân,” ông Thành chia sẻ.

Theo nhận định của Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu trên thế giới, song cũng là địa bàn cạnh tranh, tập hợp lực lượng giữa các nước lớn và tiềm ẩn nhiều tranh chấp, bất ổn rất dễ bùng phát, có tác động trực tiếp đến an ninh và sự phát triển của Việt Nam.

Cụ thể, trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 4 nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều này cho thấy trọng tâm, sức nặng kinh tế thế giới của khu vực. Tuy nhiên, khu vực cũng nổi lên nhiều điểm nóng như vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên….

Đưa quan hệ Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu ổn định, bền vững

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023. (Ảnh: VGP)

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế mở ra nhiều cơ hội đi kèm thách thức kể trên, ông Thành nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã được nêu rất rõ trong Báo cáo chính trị Đại hội XIII, Nghị quyết 34-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như trong phát biểu kết luận quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc năm 2021 và Hội nghị Ngoại giao 32 năm 2023, được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực đối ngoại.

Theo đó, Đại hội XIII xác định rõ nguyên tắc đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa”. Đặc biệt, “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc”, trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực bên trong là quyết định, cơ bản, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 12/12/2023. Ảnh: DUY LINH
Nổi bật bản sắc cây tre Việt Nam

Dĩ bất biến, ứng vạn biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược; linh hoạt về sách lược. Thực hiện ngoại giao “cây tre Việt Nam” với gốc vững là “kiên định độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì lợi ích quốc gia-dân tộc”, đồng thời uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cơ động trong sách lược để thích ứng với tình hình mới.

Việc khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại trong văn kiện Đại hội XIII là bước phát triển về tư duy đối ngoại của Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc, đúc kết thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đều đánh giá kết quả của công tác đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay là “những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, là điểm sáng nổi bật”.

Nói một cách khái quát, đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Đáng chú ý, dư luận quốc tế cũng đánh giá rất cao chính sách và việc triển khai đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là chính sách đối ngoại năng động, cân bằng, linh hoạt và khôn khéo, giúp Việt Nam duy trì tốt quan hệ với tất cả các nước lớn trong bối cảnh các nước này cạnh tranh gay gắt.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 5

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 10-11/9/2023 (Ảnh: VGP)

5 chủ trương, định hướng lớn trong triển khai công tác đối ngoại

Triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam thời gian tới, ông Thành nêu rõ 5 chủ trương, định hướng lớn tới đây, bao gồm đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đặc biệt với các nước láng giềng, nước lớn, các nước có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến an ninh, vị thế của Việt Nam.

Lần đầu tiên kể từ khi lập nước, Việt Nam có cục diện đối ngoại rộng mở, toàn diện và mang tính chiến lược như hiện nay. Chúng ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 193 nước, khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, bao gồm toàn bộ các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, toàn bộ các nước G7, 17/20 nước G20, toàn bộ các nước ASEAN.

Mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện chiếm 59% dân số, 61% GDP, 68% thương mại toàn cầu, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển của ta. Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách; đóng góp 74% FDI tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đơn cử như nhìn vào mạng lưới FTA đã tham gia, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia Đông Nam Á tham gia nhiều FTA nhất trong khu vực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP. Ông Vũ Duy Thành nhấn mạnh, điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn.

Ngoài ra, hội nhập về quốc phòng-an ninh, chính trị và ngoại giao đạt bước tiến lớn. Trong 5 năm qua, ta đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc 2020-2021.

Đặc biệt vừa qua, ta đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, đang thực hiện vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế với số phiếu cao, thể hiện uy tín ngày càng cao của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia sâu hơn vào các cơ chế hoạch định chính sách khác của Liên hợp quốc.

Phiên họp toàn thể Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris.
Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025

Đồng thời, từ năm 2014 đến nay, ta bắt đầu tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hiện ta đã triển khai gần 600 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại nhiều quốc gia như Trung Phi, Nam Sundan…

Từ tháng 10/2022, Tổ công tác sĩ quan công an của ta cũng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Từ 2023, ta bắt đầu tham gia vào công tác cứu hộ, cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các hoạt động này được Liên hợp quốc và các nước sở tại đánh giá cao.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 7

Tổ phụ nữ và Đoàn thanh niên Bệnh viện dã chiến cấp 2.4 của Việt Nam tổ chức các hoạt động dân vận (hoạt động CIMIC) tại một trường học ở Nam Sudan. (Ảnh do Bệnh viện dã chiến số 2.4 của Việt Nam cung cấp)

Nâng tầm đối ngoại đa phương, cùng các nước lớn và đối tác đóng góp, xây dựng, định hình các cơ chế đa phương, ta đã chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể.

Một nhiệm vụ lớn tiếp theo là đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ phát triển đất nước. Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam (khoảng gấp đôi mức trung bình của thế giới và cao hơn mức trung bình của ASEAN), kể cả khi các nền kinh tế lớn vẫn gặp khó khăn. Tuy tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhưng về tổng thể kinh tế Việt Nam tiếp tục được coi là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024

Ngoại giao phục vụ phát triển có bước chuyển biến mạnh mẽ với tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; nhạy bén hơn, tranh thủ được cơ hội, nhờ đó thu hút được nhiều nguồn lực phục vụ phát triển đất nước, tiêu biểu là sự thành công của chiến lược ngoại giao vaccine, ngoại giao y tế vừa qua.

Thời gian tới, cần tích cực thu hút các nguồn lực quốc tế để nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên cơ sở đó nâng cao sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, trọng tâm là các cam kết trong WTO, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, APEC, 16 FTA đã có hiệu lực, đặc biệt là CPTPP, RCEP, EVFTA…; tích cực cùng các nước thúc đẩy đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực hiện các hiệp định đa phương.

Tập trung ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và lao động Việt Nam, thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhất là FDI hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước.

Bên cạnh đó, ngoại giao phục vụ phát triển cần phát huy vai trò tư vấn chính sách, chú trọng học tập, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước các biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tình hình mới.

Cuối cùng, công tác đối ngoại phối hợp với công tác quốc phòng, an ninh làm tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trong đó nhấn mạnh chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982. Củng cố đường biên giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng.





Nguồn: https://nhandan.vn/day-manh-cong-tac-doi-ngoai-gop-phan-nang-cao-vi-the-uy-tin-viet-nam-post806896.html

Cùng chủ đề

Houthi tiếp tục nhắm vào tàu thuyền có liên kết với Israel

Nhóm Houthi ở Yemen thông báo rằng họ sẽ duy trì lệnh phong tỏa tàu thuyền liên quan Israel để phản ứng trước 'thông tin tình báo' về việc các công ty vận tải biển của Tel Aviv bán tài sản cho các...

Đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dìu dắt, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại Đảng, đã vươn lên tầm vóc mới, vinh dự mang danh hiệu “ngoại giao Thời đại Hồ Chí Minh”. Đối...

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp, hình ảnh Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển

Chiều 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa đã làm việc với Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa gặp mặt Trưởng Cơ quan đại...

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 31/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2024 - 2029. Các...

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của “Nhóm G77 và Trung Quốc”

Ngày 25/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập “Nhóm G77 và Trung Quốc”. Tham dự sự kiện có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philemon Yang cùng Đại sứ các nước thành viên G77 và Trung Quốc tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn...

Tự điều trị thuốc không rõ nguồn gốc, người bệnh nhiễm nấm lan tỏa toàn thân

NDO - Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh ban đầu có những tổn thương xuất hiện dát, mảng đỏ hình tròn nhưng tự điều trị tại nhà bằng cách bôi những thuốc bôi không rõ loại, lại thuốc mua trên mạng về dùng (không nhãn mác, không rõ thành phần) dẫn đến tổn thương lan rộng toàn thân. Bệnh nhân nam, 17 tuổi, quê...

Nhóm trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đã được xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Chiều 8/11, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, sau 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của 20...

Lắp camera AI để phòng, chống tội phạm ở Phú Quốc

41 camera an ninh được gắn tại nhiều vị trí trọng điểm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để thực hiện chức năng giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 8/11, tại thành phố Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan, địa phương khai trương vận hành thí điểm hệ thống camera AI giám sát an ninh trật tự trên “đảo ngọc” theo Đề...

[Ảnh] Nguy cơ lãng phí cầu gần 400 tỷ đồng hoàn thành không có đường kết nối

NDO - Hiện nay, Dự án xây dựng cầu Vàm Cát Sứt trên tuyến đường Hương lộ 2, bắc qua sông Buông, thuộc địa phận thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã gần hoàn thành. Tuy nhiên, công trình có trị giá gần 400 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước này lại đứng trước nguy cơ không có đường kết nối, khiến việc hoàn thành nhưng không thể đưa vào sử...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Ông Nguyễn Đình Việt làm Chủ tịch tỉnh Sơn La

Ngày 7/11, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La đã được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh với số phiếu tuyệt đối Kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 của HĐND tỉnh Sơn La. Kỳ...

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả, bền vững. ...

Cùng chuyên mục

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Khi dữ liệu cá nhân bị đánh cắp

Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ với sự cần thiết của việc ban hành Luật. Song cần quy định chặt chẽ để bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư, tránh tình trạng lộ, lọt thông tin. Bên cạnh đó, việc quy định rõ điều kiện, trường hợp được chuyển dữ liệu ra nước ngoài cũng nhận được nhiều ý kiến của các vị...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

Mới nhất

Đường 4.800 tỷ đồng thông xe thêm 700m, giảm ùn tắc cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà hơn 4.800 tỷ đồng vừa thông thêm đoạn 700m, giúp giảm kẹt xe cửa ngõ Tân Sơn Nhất tại khu vực đường Thăng Long, vòng xoay Lăng Cha Cả. Đoạn thông xe thuộc gói thầu số 10 - một trong những gói xây lắp quan trọng nhất của dự án...

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. ...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. ...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Mới nhất